
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 53/NQ-ĐU của Đảng ủy thị trấn Cam Lộ về phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ- thương mại (TTCN, DV-TM) đến năm 2020, cơ cấu nền kinh tế của thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã có những chuyển biến tích cực, các ngành nghề TTCN, DV- TM phát triển mạnh, trở thành khu vực kinh tế chủ đạo, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của địa phương. Với 947 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lĩnh vực TTCN, DV-TM của thị trấn Cam Lộ đã và đang tập trung đầu tư để khai thác tiềm năng về sản xuất, gia công các mặt hàng cơ khí, gò hàn, nhôm kính, mộc gia dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông- lâm-thủy sản và kinh doanh dịch vụ, thương mại… góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đóng góp nguồn thu đáng kể vào ngân sách, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho nhân dân. Trên lĩnh vực TTCN, thị trấn Cam Lộ hiện có 177 cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong đó có 27 cơ sở sửa chữa cơ khí, ô tô, xe máy; 25 xưởng cưa xẻ gỗ, mộc dân dụng; 37 cơ sở sản xuất bánh, chế biến nông, lâm sản; 54 cơ sở xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; 24 cơ sở gò hàn, nhôm kính, thu hút gần 500 lao động tham gia. Bên cạnh việc chú trọng khuyến khích đầu tư phát triển TTCN, những năm gần đây, lĩnh vực TM-DV phát triển mạnh, đóng góp quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của thị trấn, tạo ra nhiều việc làm, doanh thu cao. Toàn huyện có 770 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, thu hút gần 1.000 lao động tham gia. Để thực hiện tốt Nghị quyết 53 của Đảng ủy thị trấn về phát triển TTCN, DV-TM, thị trấn đã đề xuất với UBND huyện Cam Lộ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng và xây dựng mới các lô quầy hàng, quy hoạch sắp xếp lại ngành hàng ở hai chợ trung tâm huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tiểu thương phát triển kinh doanh. Đồng thời, thị trấn cũng ưu tiên tạo điều kiện và vận động nhân dân khai thác lợi thế địa bàn trung tâm huyện, liên doanh, liên kết, tăng cường đầu tư mở rộng các mặt hàng ở chợ trung tâm (chợ Ngô Đồng) và chợ Phiên Cam Lộ; quy hoạch quỹ đất để xây dựng cơ sở vật chất, thu hút kêu gọi đầu tư các khu thương mại ở các tuyến đường trọng điểm như các dịch vụ về cơ khí, sửa chữa điện- điện tử, buôn bán hàng tiêu dùng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, may mặc, nhà hàng... Nhìn chung, các cơ sở TTCN, DV-TM của thị trấn Cam Lộ có quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ, nhưng đã góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp quan trọng nâng cao tổng thu nhập xã hội trên địa bàn. Sau 20 năm hình thành và phát triển, tăng trưởng kinh tế của thị trấn Cam Lộ phát triển khá cao, trên 20%, trong đó TTCN, DV-TM đạt 54,6 tỷ đồng, nông- lâm- nghiệp 22,9 tỷ đồng,. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 của thị trấn đạt 16 triệu đồng/người/năm. Tính riêng khu vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tỷ trọng ngành kinh tế TTCN, DV-TM trên địa bàn thị trấn chiếm 70%, nông- lâm-nghiệp chiếm 30%. Đánh giá về vai trò và triển vọng phát triển TTCN, DV-TM trên địa bàn thị trấn, chị Dương Thị Thương, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cam Lộ, cho biết: “Xác định đẩy mạnh phát triển kinh tế TTCN, DV-TM là thế mạnh của thị trấn, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết 53 của Đảng ủy về phát triển TTCN, DV-TM đến năm 2020 với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích, động viên nhân dân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực này, nền kinh tế của thị trấn Cam Lộ có bước tăng trưởng vượt bậc. Với mục tiêu tốc độ tăng trưởng từ TTCN, DV-TM giai đoạn 2014-2015 là 13 %/năm, giai đoạn 2015-2020 là 15%/năm; giá trị sản xuất TTCN, DV-TM đến năm 2015 là 94 tỷ đồng và đến năm 2020 là 216 tỷ đồng; chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông- lâm nghiệp sang TTCN, DV-TM từ 30-40 lao động/năm; hàng năm tạo việc làm mới cho 65-70 lao động, lĩnh vực TTCN, DV-TM của thị trấn Cam Lộ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, xây dựng thị trấn Cam Lộ trở thành đô thị trẻ năng động, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của huyện Cam Lộ”. KHÁNH NGỌC
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thị trấn Ái Tử (Triệu Phong) triển khai đồng bộ các giải pháp để khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý nằm giữa hai ...
Qua hơn 5 năm thực hiện Đề án phát triển thương mại - dịch vụ (TM-DV) huyện Gio Linh giai đoạn 2018 - 2023, lĩnh vực TM-DV trên địa bàn huyện phát triển khá ...
Xã Cam Chính, huyện Cam Lộ có lợi thế chợ Cùa là trung tâm thương mại, dịch vụ của vùng Cùa; có Đền thờ Vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, hệ thống giếng ...
Trong chặng đường 30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Đảng bộ và Nhân dân thị trấn Cam Lộ đã huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ ...
Ngày 1/8/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 79 về việc thành lập thị trấn Cam Lộ, trực thuộc huyện Cam Lộ, trên cơ sở tách ra từ xã Cam Thành, với diện tích ...
Xác định phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế ở địa phương, năm 2012, Huyện ủy Triệu Phong ...
Phát huy lợi thế địa bàn thị trấn trung tâm huyện, nằm trên cửa ngõ Hành lang kinh tế Đông - Tây về phía Việt Nam, thời gian qua, thị trấn Khe Sanh, huyện ...
Xác định công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là trọng tâm trong phát triển kinh tế, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, những năm ...
QTO - Ở xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, chị Hồ Thị Môn (sinh năm 1986) là một minh chứng sống động cho nghị lực vươn lên thoát nghèo nhờ chăm chỉ, nỗ lực và...
QTO - Trước những tác động tiêu cực đến môi trường từ sản xuất nông nghiệp vô cơ và sự gia tăng thực phẩm bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nông...
(QT) - Nằm ở vị trí trung tâm của huyện Hải Lăng (Quảng Trị) với nhiều tiềm năng và lợi thế, những năm qua thị trấn Hải Lăng luôn xác định thế mạnh của mình, triển khai đồng bộ...
(QT) - Nếu như trước đây (năm 2006-2008) công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở huyện nghèo, miền núi mang tính đơn lẻ, tự phát, thì sau khi triển khai Quyết định số...
(QT) - Đối với phong trào đoàn tại các đơn vị cơ sở, thiếu kinh phí hoạt động luôn là một trong những vấn đề nan giải. Nhưng không chờ nguồn kinh phí được cấp để tổ chức các...
(QT) - Đầu tư hơn 50 triệu đồng chi phí giống và vật tư ban đầu, sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn thanh long ruột đỏ của gia đình bà Lê Thị Nguyệt, ở khu phố 3,...
(QT) - Hiện nay nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị tương đối đa dạng về chủng loại nhưng có trữ lượng không lớn. Với khoảng 137 mỏ, khu mỏ và điểm quặng, đặc biệt...
(QT) - Không chỉ từng giữ các chức vụ chủ chốt của xã như Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, ông Hồ Xuân Hồng ở bản Ba Rầu, xã Mò Ó, huyện Đakrông (Quảng Trị) còn được biết đến...