Cập nhật:  GMT+7

Chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Hướng phát triển bền vững

Trước những tác động tiêu cực đến môi trường từ sản xuất nông nghiệp vô cơ và sự gia tăng thực phẩm bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nông nghiệp hữu cơ với ưu điểm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và thân thiện với môi trường đang dần được khôi phục và phát triển tại tỉnh Quảng Trị. Đây là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng cần có sự đầu tư thích đáng về thời gian, vốn và đồng bộ trong sản xuất mới mang lại hiệu quả tích cực và phát triển thành phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Hướng phát triển bền vững

Nông dân huyện Triệu Phong chăm sóc lúa hè thu -Ảnh: V.T.H

Những bất lợi ngắn hạn

Nông nghiệp hữu cơ không phải là phương pháp canh tác mới mà đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, sau hàng thập kỷ bị mất cân bằng môi trường sản xuất do phương pháp canh tác vô cơ mang lại như: đất đai bị chai cứng, hệ sinh vật trong đất bị hủy diệt, sâu bệnh tràn lan... thì việc trở lại phương pháp canh tác hữu cơ phải cần có thời gian để thích nghi và phải ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới thúc đẩy được sự phát triển.

Trong thời gian đầu mới chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông dân sẽ gặp phải trở ngại về sự sụt giảm năng suất do những tác động của chất hóa học trong canh tác vô cơ của thời gian trước đó còn ảnh hưởng môi trường sản xuất, hệ sinh thái tự nhiên chưa được hồi phục. Việc ngưng bón phân hóa học và phun thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp, thay vào đó thực hiện bón phân hữu cơ và phun thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học thì môi trường sản xuất phải cần có thời gian mới phục hồi và phát triển trở lại được.

Năng suất cũng bị ảnh hưởng vì dịch bệnh trong thời gian đầu canh tác hữu cơ sẽ có nguy cơ bùng phát nhiều hơn do hệ vi sinh vật trên đồng ruộng chưa kịp phát triển cân bằng như: các đối tượng thiên địch, bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học... phải cần có thời gian.

Hơn nữa, việc chuyển đổi sang canh tác hữu cơ cũng cần thực hiện đồng loạt trong cả vùng đồng để tránh sự tác động của các diện tích bên cạnh vẫn canh tác vô cơ sử dụng hóa chất làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả.

Chị Bùi Thị Lợi ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa cho biết: Nếu vài hộ thực hiện canh tác hữu cơ, trong khi cả vùng vẫn còn phun thuốc trừ sâu hóa học thì vườn của các hộ canh tác hữu cơ vẫn bị ảnh hưởng. Không chỉ các loại sâu “di cư sang vườn an toàn hơn” làm cho các vườn canh tác hữu cơ bị sâu bệnh nhiều hơn mà sản phẩm cũng không được sạch vì vẫn bị ảnh hưởng bởi thuốc hóa học do hộ lân cận phun.

Trong giai đoạn đầu chuyển đổi, sản xuất nông nghiệp hữu cơ có chi phí cao, năng suất thấp nên sản phẩm có giá thành cao sẽ khó cạnh với sản phẩm cùng loại được canh tác vô cơ. Người tiêu dùng không phải ai cũng đủ kiến thức và tài chính để sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Hơn nữa, trong thời gian đầu, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chưa có được thương hiệu nhận diện nên chưa tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng.

Vì sự phát triển bền vững

Để vượt qua khó khăn và hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, cơ quan chuyên môn và bản thân người nông dân. Đồng thời, tập trung thực hiện tốt các giải pháp: Đó là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất.

Rà soát lại diện tích sản xuất của các hộ cùng vùng đồng để tiến hành chuyển đổi cùng lúc sang canh tác hữu cơ. Tuy nhiên, bản thân mỗi hộ sản xuất nhiều vùng đồng khác nhau thì nên chuyển sang canh tác hữu cơ dần dần để giảm áp lực khi phải đầu tư nhiều về tài chính và sụt giảm năng suất trong thời gian đầu. Đây cũng là cách để nông dân tích lũy kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi.

Tăng cường ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thực hiện bón phân hữu cơ hoàn toàn, phân hữu cơ phải được ủ hoai mục khi bón kết hợp với các chế phẩm sinh học giúp cải tạo đất, tăng cường hệ vi sinh vật có lợi và nâng cao khả năng kháng bệnh của cây trồng. Tiến hành luân canh cây trồng để phòng trừ sâu bệnh. Áp dụng tưới tiêu khoa học, tưới tiết kiệm nước để hạn chế cỏ dại phát triển.

Thực hiện liên kết “4 nhà” trong quá trình thực hiện chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Đồng thời, thành lập tổ chức sản xuất như: tổ hợp tác, hợp tác xã để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức sản xuất, tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và đặc biệt là kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm giúp đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia chuyển đổi phương phác canh tác từ vô cơ sang hữu cơ nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức cho nông dân để họ thấy được lợi ích lâu dài về canh tác hữu cơ mà tự giác chuyển đổi vì một tương lai xanh.

Đồng thời, tổ chức tập huấn kỹ thuật để nông dân thuần thục trong các biện pháp kỹ thuật và quản lý đồng ruộng. Với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp khoa học kỹ thuật, hợp tác chặt chẽ, bền bỉ trong triển khai các mô hình, phương pháp canh tác hữu cơ, nông dân chắc chắn vượt qua được những khó khăn ngắn hạn để đạt được mục tiêu dài hạn trong công cuộc phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Võ Thái Hòa

Tin liên quan:
  • Chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Hướng phát triển bền vững
    Hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững

    Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn, nhất là các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Tận dụng những lợi thế sẵn có, ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương đang tập trung phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên nhằm hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững.

  • Chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Hướng phát triển bền vững
    Canh tác hữu cơ - giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

    Phương pháp canh tác hữu cơ có từ lâu đời, có trước khi xuất hiện phương pháp canh tác vô cơ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất, sự xuất hiện phương pháp canh tác vô cơ đem lại nhiều lợi ích trước mắt như: tăng năng suất, giảm công chăm sóc cây trồng, vật nuôi... Nhưng về lâu dài, phương pháp canh tác vô cơ hủy hoại môi trường và hiệu quả sản xuất giảm sút do môi trường sản xuất bị ô nhiễm, sản phẩm nông nghiệp bị ô nhiễm tác động xấu đến sức khỏe con người... Do đó, phương pháp canh tác hữu cơ đã được quay trở lại cùng với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và cơ giới hóa trong sản xuất đã mang lại hiệu quả cao, cho sản phẩm an toàn. Đây là một giải pháp canh tác bền vững nhằm bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

  • Chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Hướng phát triển bền vững
    Hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững

    Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chỉ thị số 38-CT/TU (ngày 20/8/2024) về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển ngành nông nghiệp xanh, bền vững; là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền ở địa phương, ngành được giao nhiệm vụ.


Võ Thái Hòa

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Kỳ vọng về một đô thị mới Tà Rụt

Kỳ vọng về một đô thị mới Tà Rụt
2025-05-27 05:35:00

QTO - Từng là trung tâm cụm xã phía Nam huyện Đakrông, xã Tà Rụt sở hữu nhiều tiềm năng vượt trội để phát triển KT - XH toàn diện. Nằm trên trục đường Hồ...

Khẩn trương cứu lúa mới gieo

Khẩn trương cứu lúa mới gieo
2025-05-27 05:25:00

QTO - Do ảnh hưởng của mưa lớn tối 25/5 kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về đã khiến nhiều diện tích lúa mới gieo sạ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại...

Gương sáng ở vùng gò đồi Đồng Bến

Gương sáng ở vùng gò đồi Đồng Bến
2025-05-27 05:00:00

QTO - Với quyết tâm lập nghiệp, anh Trần Hữu Dực (43 tuổi), ở thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong đã chinh phục thành công vùng gò đồi Đồng Bến vốn...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long