Cập nhật:  GMT+7

Gương sáng ở vùng gò đồi Đồng Bến

Với quyết tâm lập nghiệp, anh Trần Hữu Dực (43 tuổi), ở thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong đã chinh phục thành công vùng gò đồi Đồng Bến vốn đầy cỏ dại, lau lách, gập ghềnh sỏi đá để lập nên một trang trại chăn nuôi bò quy mô cho thu nhập cao và ổn định mỗi năm.

Trong mắt của người dân xã Triệu Ái, vùng gò đồi Đồng Bến không phải là vùng đất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và phát triển trồng rừng bởi địa thế gập ghềnh, có nhiều mương nước nhỏ chảy qua nên dễ gây ngập úng cây trồng vào mùa mưa. Không những thế, đất nơi đây khá bạc màu, cằn cỗi, xen lẫn đá nên hầu như chẳng mấy ai trong xã chọn nơi này làm kinh tế lâu dài. Thế nhưng, trong mắt anh Dực thì đây là vùng đất tiềm năng, rất thích hợp cho việc phát triển trang trại chăn nuôi bò, nuôi các loại cá nước ngọt.

Gương sáng ở vùng gò đồi Đồng Bến

Anh Trần Hữu Dực chăm sóc đàn bò sinh sản - Ảnh: N.B

Đầu năm 2021, anh Dực mạnh dạn thuê đất, vay vốn đầu tư phát triển kinh tế tại vùng gò đồi Đồng Bến. Những ngày đầu bắt tay vào công việc anh gặp nhiều khó khăn, tốn kém sức lực, tiền của do phải tiến hành nhiều công đoạn cải tạo đất, xây dựng chuồng trại, ao nuôi trong thời gian dài.

Sau nhiều tháng kiên trì, anh Dực đã thi công hoàn thiện các khu vực riêng biệt như: chuồng trại nuôi nhốt bò sinh sản, bò thịt, khu vực chăn thả bò có hệ thống lưới thép chắn bảo vệ, khu trồng cỏ voi, ao nuôi cá.

“Khi tôi mới bắt tay vào làm trang trại, vùng gò đồi này khá hoang vu, cỏ dại nhiều lắm. Để có được trang trại tổng hợp rộng hơn 3 ha hoạt động ổn định như bây giờ là cả một quá trình dài cố gắng. Tôi rất vui khi mình vừa thực hiện được đam mê làm nông nghiệp, vừa cải thiện được kinh tế gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương”, anh Dực chia sẻ.

Khi đưa trang trại vào hoạt động, anh Dực không gặp mấy khó khăn bởi anh đã có khá nhiều kiến thức về kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt và sự tính toán kỹ lưỡng kế hoạch phát triển trang trại từ nhiều tháng trước. Bên cạnh đó, anh luôn hăng hái tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do Trung tâm Khuyến nông, hội nông dân các cấp tổ chức; tích cực tìm hiểu, học hỏi các mô hình chăn nuôi bò hiệu quả trong và ngoài tỉnh để tiếp tục nâng cao kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi. Đặc biệt là anh đã tự tin ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản.

Anh Dực đầu tư hơn 1 tỉ đồng để mua 25 con bò nái, 6 con bò đực giống về nuôi theo mô hình nuôi bò sinh sản kết hợp trồng cỏ voi làm thức ăn chăn nuôi; đào ao rộng khoảng 2.000 m2 để nuôi cá trắm cỏ, lóc, trê. “Chỉ sau hơn một năm đầu tư, mô hình trang trại của tôi đã bắt đầu phát triển khá thuận lợi, tiết kiệm được chi phí nhờ tận dụng tối đa nguồn phân từ chăn nuôi để bón cho vườn cỏ voi.

Ngoài ra, các loại cỏ mọc tự nhiên trên đồi cũng là nguồn thức ăn dồi dào cho đàn bò sinh trưởng. Đồng thời, có thể lấy nước từ ao cá, các mương nước nhỏ trong khu vực trang trại để tưới tiêu khi mùa khô hạn đến, cung cấp nước uống cho đàn bò khi cấp thiết. Mô hình này phát triển khá phù hợp với vùng gò đồi, đảm bảo vệ sinh môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế”, anh Dực chia sẻ.

Qua gần 5 năm chăm sóc, đàn bò 31 con ban đầu của anh đã phát triển lên hơn 100 con. “Chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt ở vùng này khá thuận lợi bởi khí hậu ôn hòa, nguồn nước và đặc biệt là nguồn thức ăn dồi dào nên bò ít khi bị bệnh, lớn nhanh, chất lượng thịt, con giống đảm bảo các yêu cầu khắt khe của thị trường”, anh Dực cho biết.

Hiện nay, trang trại tổng hợp của anh Dực đã phát huy hiệu quả kinh tế khá cao, ổn định, đàn bò có thể sinh lãi từ 180 - 200 triệu đồng/ năm, mô hình nuôi cá nước ngọt cũng cho lãi ròng hàng chục triệu đồng/năm.

Chia sẻ về dự định làm kinh tế trong thời gian tới, anh Dực cho hay: “Thời gian tới, tôi sẽ ưu tiên phát triển, nhân rộng đàn bò sinh sản, đầu tư nâng cấp khu chăn nuôi bò thịt nhốt chuồng nhằm tận dụng các lợi thế sẵn có ở vùng gò đồi này. Đồng thời sẽ tìm hiểu thêm các giống cá nước ngọt cho năng suất, giá trị kinh tế cao hơn để mở rộng thêm diện tích ao nuôi”.

Trải qua gần 5 năm, nhờ kiên trì, cần cù, chịu khó, anh Dực đã xây dựng được một trang trại tổng hợp quy mô, mở ra hướng làm kinh tế có hiệu quả và mang tính bền vững trên vùng gò đồi Đồng Bến. Sự mạnh dạn, tiên phong của anh Dực trong quá trình làm kinh tế ở vùng gò đồi đã giúp nhiều hộ gia đình trong thôn và trên địa bàn xã Triệu Ái có thêm niềm tin, động lực để đầu tư phát triển kinh tế vùng gò đồi, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững.

Phú Hải

Tin liên quan:
  • Gương sáng ở vùng gò đồi Đồng Bến
    Phát triển các mô hình kinh tế vùng gò đồi ở Bến Quan

    Với tiềm năng sẵn có về đất đai, thời gian qua, người dân thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế mới hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

  • Gương sáng ở vùng gò đồi Đồng Bến
    Triệu Phong phát triển cây có múi ở vùng gò đồi

    Với lợi thế đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào thuận lợi để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nên huyện Triệu Phong đã tập trung phát triển kinh tế vùng gò đồi, đặc biệt là thâm canh cây trồng có múi. Đây là một trong những cây trồng chủ lực góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.


Phú Hải

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nông dân vùng Cùa thu nhập khá từ cây riềng

Nông dân vùng Cùa thu nhập khá từ cây riềng
2025-05-24 05:35:00

QTO - Với chất đất phù hợp, cây sinh trưởng và kháng bệnh tốt, trong những năm gần đây, cây riềng được nông dân ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ đầu tư phát triển...

Khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu
2025-05-24 05:25:00

QTO - Điều chỉnh kế hoạch chi tiêu, cắt giảm những khoản chi không cần thiết là giải pháp được nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh thực hiện trong thời gian...

Những “hạt vàng” trên đồng cát Hà Tây

Những “hạt vàng” trên đồng cát Hà Tây
2025-05-23 06:25:00

QTO - Dù không đạt năng suất, sản lượng cao như ở vùng thuần nông nhưng hàng chục năm qua, cây lúa canh tác trên đồng cát ở một số vùng ven biển bãi ngang...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long