{title}
{publish}
{head}
Ngày 1/8/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 79 về việc thành lập thị trấn Cam Lộ, trực thuộc huyện Cam Lộ, trên cơ sở tách ra từ xã Cam Thành, với diện tích tự nhiên 1.102,72 ha, dân số 4.419 người, phân bổ theo 6 thôn. Những ngày đầu mới thành lập, nền kinh tế thị trấn Cam Lộ xuất phát điểm thấp, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống còn nhiều thiếu thốn. Đến nay, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Cam Lộ đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng và lợi thế của vùng đất phồn thịnh từng được ví như “Tiểu Trường An” xưa để xây dựng đô thị năng động, hiện đại trên Hành lang kinh tế Đông - Tây.
Một góc thị trấn Cam Lộ hôm nay -Ảnh: N.T.H
Chủ tịch UBND thị trấn Cam Lộ Trần Viết Hưng cho biết: Nhìn lại những năm đầu mới thành lập, các hoạt động ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại trên địa bàn thị trấn chỉ có vài cơ sở buôn bán nhỏ lẻ ở chợ Phiên Cam Lộ và chợ tạm Ngô Đồng.
Đất sản xuất nông nghiệp chưa khai thác hết, diện tích gieo trồng chỉ mới đạt 150 ha, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu mang tính tự sản xuất, tự tiêu thụ, giá trị thấp. Nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hệ số sử dụng đất, nên diện tích gieo trồng hằng năm tăng cao, thời điểm năm 2019 đạt 410 ha, gấp gần 3 lần năm 1994.
Đến nay, do tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích gieo trồng trên địa bàn thu hẹp, giảm xuống 221 ha. Song năng suất các loại cây trồng và giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích tăng lên, năng suất lúa bình quân 57,6 tạ/ha; năng suất lạc 15 tạ/ha.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Các mô hình cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, kinh tế trang trại, gia trại kết hợp chăn nuôi với trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ có bước phát triển vượt bậc, tạo sự chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đến nay, trên địa bàn thị trấn Cam Lộ có 1.257 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và 33 doanh nghiệp đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 3.450 lao động và đáp ứng nhu cầu về lưu thông hàng hoá, kích cầu sản xuất cũng như phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm tăng cao.
Năm 2023, tổng thu nhập kinh tế toàn xã hội trên địa bàn thị trấn ước đạt 544 tỉ đồng; thu ngân sách trên 6,8 tỉ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 84 triệu đồng/ năm, tăng gấp 56 lần so với năm 1994. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đến nay tỉ trọng ngành kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp giảm xuống còn 12%; phi nông nghiệp tăng lên 88%.
Song song với việc phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Cam Lộ chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị ngày càng khang trang, đổi mới. Đặc biệt, thị trấn đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các cấp, các ngành có thẩm quyền xây dựng quy hoạch tổng thể thị trấn Cam Lộ đến năm 2025, có tính đến năm 2030. Đây là cơ sở pháp lý có tầm chiến lược để thị trấn huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương, quy hoạch chỉnh trang đô thị để cơ bản trở thành đô thị loại IV vào năm 2025.
Theo đó, thực hiện kế hoạch chung tay chỉnh trang đô thị, thị trấn Cam Lộ đã vận động các tầng lớp nhân dân hiến 13.400m2 đất, 2.220 cây và 9.019 ngày công tự giải phóng mặt bằng để mở rộng các tuyến đường, đóng góp trên 7,3 tỉ đồng xây dựng các công trình đạt chuẩn.
Các tuyến đường trên địa bàn thị trấn đến nay đã được nhựa hóa, bê tông hóa và điện chiếu sáng đảm bảo giao thông, mỹ quan đô thị. Các công trình phúc lợi công cộng, phục vụ dân sinh, các thiết chế văn hóa được quan tâm chú trọng đầu tư tương đối đồng bộ, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thụ hưởng văn hóa của các tầng lớp nhân dân.
Hoạt động văn hóa thông tin, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã đi vào chiều sâu, Đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân ngày càng được cải thiện. Các giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy trong sinh hoạt của cộng đồng dân cư, làm cho văn hóa thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đến nay, 9/9 khu phố đều đã xây dựng trung tâm văn hóa học tập cộng đồng khang trang, kiên cố, đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, hội họp và tổ chức các ngày lễ hội truyền thống của quê hương, đất nước ở các khu dân cư. Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đến nay có 13/13 đơn vị, khu phố duy trì đạt đơn vị văn hóa, trong đó có 3 khu phố và 2 đơn vị đạt văn hóa xuất sắc cấp tỉnh; tỉ lệ gia đình đạt gia đình văn hóa hằng năm trên 96%. Các chính sách xã hội được chăm lo; phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, giúp đỡ trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa, người nghèo, nạn nhân chất độc da cam... đã trở thành nét đẹp văn hóa và việc làm thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, được Nhân dân đồng tình hưởng ứng. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thực hiện có hiệu quả.
Thị trấn hiện chỉ còn 32 hộ nghèo, tỉ lệ 1,5%; hộ cận nghèo 71 hộ, tỉ lệ 3,44%; các hộ khá giả ngày càng nhiều. Quốc phòng, an ninh luôn được củng cố và tăng cường; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh được chú trọng. Với những thành tích đã đạt được, thị trấn Cam Lộ được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2014 và Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2019. Từ năm 2014 đến nay, thị trấn Cam Lộ được tặng 2 cờ thi đua của Chính phủ; 5 cờ thi đua của UBND tỉnh; 2 bằng công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; 5 bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích xuất sắc trong công tác.
Phát huy những thành quả đạt được, thời gian tới thị trấn Cam Lộ phấn đấu hướng đến xây dựng đô thị hiện đại, phát triển toàn diện, ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp - thương mại - dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, có cơ cấu ngành nghề hợp lý. Tập trung sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đã được cấp trên phê duyệt; tập trung xây dựng, nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị “văn minh, hiện đại, an toàn, thân thiện”, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.
"Để thực hiện mục tiêu đưa thị trấn Cam Lộ trở thành đô thị loại IV, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Cam Lộ sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực sáng tạo, cùng nhau đóng góp công sức, ý tưởng để xây dựng thị trấn ngày càng giàu đẹp, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của huyện Cam Lộ”, ông Trần Viết Hưng cho biết thêm.
Thanh Hải
QTO - Xác định vai trò quan trọng của các mô hình trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ) đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT)...
QTO - Giữa năm 1944, số phận của chủ nghĩa phát xít Đức - Ý- Nhật trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã được định đoạt. Nắm vững thời cơ, Đảng ta...
QTO - Tạo động lực để thị trấn Gio Linh phát triển vững mạnh
QTO - Cách đây 30 năm, ngày 1/8/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 79 về việc thành lập một số thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trong đó...
QTO - “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” không chỉ là yêu cầu đối với phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) ở thôn Vĩnh Đại, xã Cam Hiếu, huyện Cam...
QTO - Hưởng ứng phong trào thi đua do công đoàn các cấp phát động, thời gian qua, nhiều cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động (NLĐ) ở các cơ quan,...
QTO - Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 (1929 - 2024) là sự kiện chính trị quan trọng, là dịp để cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên...
QTO - Năm 2024, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 (1929 - 2024), năm đầu tiên triển khai nghị quyết đại hội công đoàn các cấp, Nghị...
QTO - Mang trên mình nhiều dấu ấn thăng trầm của lịch sử, vùng đất Ái Tử, nay là thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong luôn hoàn thành sứ mệnh của mình để đem...
QTO - Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về...
Tại cuộc gặp với Chủ tịch nước Tô Lâm, Ngoại trưởng Mỹ đã chuyển lá thư chia buồn của Tổng thống Joe Biden bày tỏ tiếc thương và trân trọng đóng góp của Tổng Bí thư trong củng...
VOV.VN - Trong niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều nhà lãnh đạo các nước đã gửi điện/thư chia buồn, tới viếng và ghi sổ tang với...