Cập nhật:  GMT+7

Chuyển biến tích cực trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Xác định công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là trọng tâm trong phát triển kinh tế, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, những năm qua, tỉnh Quảng Trị triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện nhiệm vụ này. Nhờ vậy, CN-TTCN trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến tích cực, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chuyển biến tích cực trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất ván gỗ tại Nhà máy sản xuất gỗ MDF, thuộc Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị -Ảnh: M.L

Trong thời kỳ đầu lập lại tỉnh, hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Quảng Trị phát triển nhỏ lẻ, phân tán, còn mang đậm tính bao cấp, chưa định hình được trước yêu cầu đổi mới nên phần lớn đều lâm vào tình trạng ách tắc trong sản xuất, kinh doanh, kém hiệu quả, người lao động không có việc làm.

Trước thực trạng đó, tỉnh đã tận dụng những tiềm năng, lợi thế sẵn có để đưa ra các chiến lược phát triển kinh tế bền vững và hiệu quả, góp phần thúc đẩy CN-TTCN phát triển. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Trị, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, ngành CN-TTCN ở địa phương đã dần ổn định và đã phát triển nhanh qua các thời kỳ, đạt được những kết quả quan trọng.

Đặc biệt từ giai đoạn 2001 đến nay, mạng lưới sản xuất công nghiệp được mở rộng, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh sẵn có của địa phương như: chế biến nông, lâm, thủy sản; đồ uống; khai khoáng, vật liệu xây dựng, linh kiện điện tử. Các ngành công nghiệp có lợi thế phát triển mạnh, trong đó có công nghiệp chế biến gỗ, dệt may, năng lượng...

Số cơ sở sản xuất và lao động công nghiệp đã tăng lên đáng kể. Nếu như năm 1989 toàn tỉnh chỉ có 1.653 cơ sở sản xuất công nghiệp với 9.969 lao động thì đến năm 2024 toàn tỉnh có 8.015 cơ sở với 25.443 lao động.

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp liên tục tăng lên, bình quân tăng 13,1%/năm. Sau 35 năm kể từ ngày lập lại tỉnh, số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng lên 4,8 lần, lao động tăng 2,6 lần, giá trị sản xuất tăng hơn 40 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 1989, khi tỉnh Quảng Trị mới được lập lại, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm, thủy sản, ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng hết sức nhỏ bé.

Dịch vụ kém phát triển, quy mô nhỏ; khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chỉ chiếm 37,7%. Sau 35 năm lập lại tỉnh, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó, khu vực công nghiệp -xây dựng và dịch vụ từ 37,7% năm 1989 tăng lên 81,98% vào năm 2024.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Nền kinh tế tỉnh từ “thuần nông” chuyển mạnh sang “công nghiệp -dịch vụ”. Giai đoạn 1989-2024, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân mỗi năm tăng 7,7%.

Trong đó, khu vực công nghiệp -xây dựng tăng bình quân 14,1%; khu vực dịch vụ tăng bình quân 8%. Nhiều dự án đã được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động có hiệu quả như: Nhà máy sản xuất ván gỗ MDF dây chuyền 1 và dây chuyền 2 (tổng công suất 180.000m3/năm), các Nhà máy bia Camel, bia Hà Nội - Quảng Trị, Nhà máy may xuất khẩu Hòa Thọ - Đông Hà, Nhà máy phân bón NPK Bình Điền, Trạm nghiền xi măng Bỉm Sơn Quảng Trị, các nhà máy như: thủy điện, điện gió, chế biến titan, sản xuất nước uống tăng lực Super Horse, sản xuất săm lốp xe máy Camel, chế biến gỗ xuất khẩu, chế biến mủ cao su, cà phê, tinh bột sắn, các dự án phát triển năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) được đầu tư xây dựng; chế biến vật liệu xây dựng thủy tinh từ nguồn cát trữ lượng lớn, hàm lượng silic cao... thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhiều sản phẩm công nghiệp sản xuất trong tỉnh đã xác lập được uy tín và thương hiệu đối với thị trường trong và ngoài nước. Các làng nghề được củng cố, một số địa phương đã hợp tác, liên kết trong dạy nghề, đào tạo và tiêu thụ sản phẩm, bước đầu đã khôi phục và phát triển một số nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, xăm lưới, thêu ren, làm nón, sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản và du nhập một số nghề mới như: mây tre, mộc mỹ nghệ, cơ khí, đúc.

Đến nay, toàn tỉnh có 15 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận, tập trung vào 2 nhóm: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy hải sản (10 làng nghề) và sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ (5 làng nghề). Doanh thu của các làng nghề đã được công nhận ước đạt 108 tỉ đồng, thu nhập bình quân ước đạt 3,4 triệu đồng/người/tháng. Tổng số lao động trong nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống 2.284 người, trong đó số lao động thường xuyên là 1.325 người.

Bên cạnh những kết quả đạt được, CN-TTCN ở Quảng Trị còn gặp không ít khó khăn, tồn tại. Để khắc phục và tạo đà cho CN-TTCN phát triển, thời gian tới tỉnh tiếp tục ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may..., nhất là các ngành chế biến gỗ thành phẩm có giá trị gia tăng cao; sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp silicát...

Đẩy mạnh thu hút các dự án sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến để tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp của tỉnh phát triển. Tiếp tục xây dựng các dự án năng lượng tái tạo đã được quy hoạch; phát triển công nghiệp điện khí, khai thác các tiềm năng khí ngoài khơi tỉnh Quảng Trị. Ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị làm hạt nhân phát triển công nghiệp.

Quy hoạch và phát triển công nghiệp phụ trợ dọc Quốc lộ 15D, Quốc lộ 49C để gắn liền Cửa khẩu quốc tế La Lay với Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và cảng biển Mỹ Thủy, hướng tới hình thành PARA EWEC. Tiếp tục thu hút các dự án phù hợp, đúng quy hoạch vào Khu công nghiệp Quán Ngang, Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá.

Từng bước hiện đại và ngầm hóa lưới điện; nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới hệ thống điện lưới, đáp ứng nhu cầu truyền tải điện, phục vụ các dự án phát triển năng lượng trên địa bàn; mở rộng mạng lưới điện những nơi chưa có điện. Triển khai các dự án xử lý rác thải từ nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước; hệ thống cấp nước sạch đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dịch vụ du lịch.

Minh Long

Tin liên quan:
  • Chuyển biến tích cực trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
    Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở thị xã Quảng Trị

    Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thời gian qua, thị xã Quảng Trị tích cực triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Nhờ vậy, cơ cấu kinh tế của thị xã ngày càng chuyển dịch đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.

  • Chuyển biến tích cực trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
    Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Hải Lăng

    Theo đánh giá của các chuyên gia, huyện Hải Lăng có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN). Nhận định này càng rõ hơn khi Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị được thành lập, huyện Hải Lăng được xác định là “vùng lõi” với nhiều dự án động lực. Với lợi thế đó, thời gian qua, huyện Hải Lăng đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tế, góp phần phát triển CN -TTCN trên địa bàn.


Minh Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lúa vụ đông xuân năng suất giảm, giá thấp

Lúa vụ đông xuân năng suất giảm, giá thấp
2025-05-12 06:21:00

QTO - Vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh gieo cấy được trên 26.200 ha lúa. Thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang tập trung thu hoạch lúa vụ đông xuân...

Phát triển giá trị thương hiệu

Phát triển giá trị thương hiệu
2025-05-12 05:25:00

QTO - Chỉ dẫn địa lý không chỉ là công cụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mà còn là minh chứng cho chất lượng, uy tín và danh tiếng của những sản phẩm gắn...

Mua bán nước biển ở... vùng biển

Mua bán nước biển ở... vùng biển
2025-05-10 05:26:00

QTO - Để các loài thủy hải sản tung tăng bơi lội trong làn nước biển trong xanh ở các bể kính loại lớn được trang bị máy sục khí, nhiều nhà hàng, quán nhậu...

Khởi sắc Tà Rụt

Khởi sắc Tà Rụt
2025-05-09 05:45:00

QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...

Chung tay xây dựng nông thôn mới bền vững

Chung tay xây dựng nông thôn mới bền vững
2025-05-09 05:35:00

QTO - Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn liền với gian bếp, thửa...

Vượt khó vươn lên từ đôi bàn tay trắng

Vượt khó vươn lên từ đôi bàn tay trắng
2025-05-08 05:10:00

QTO - Trong khi cái nghèo cái khó còn đeo bám nhiều hộ dân vùng núi cao xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, vẫn có những người không chấp nhận an phận. Họ chọn...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long