Cập nhật:  GMT+7

Khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi thỏ

Thời gian qua, phong trào phụ nữ khởi nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ được nhiều hội viên hưởng ứng tích cực. Ngày càng có nhiều chị em hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp với khát vọng vươn lên làm giàu ngay trên quê hương mình. Trong số đó, chị Nguyễn Thị Thanh (30 tuổi), ở thôn Đâu Bình, xã Cam Tuyền thành công với mô hình nuôi thỏ New Zealand.

Khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi thỏ

Chị Nguyễn Thị Thanh (bên phải) đang chăm sóc đàn thỏ -Ảnh: ANH VŨ

Sinh ra và lớn lên ở huyện Triệu Phong, sau khi học xong THCS, chị Thanh không tiếp tục con đường học vấn mà chuyển hướng sang học nghề, rồi vào làm công nhân tại TP. Đà Nẵng. Năm 2016, chị Thanh lập gia đình với anh Trần Thanh Minh, ở thôn Đâu Bình, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ. Sau khi lập gia đình, vợ chồng chị làm việc trong một doanh nghiệp dệt may tại TP. Đà Nẵng thêm 2 năm. Với mong muốn đoàn tụ gia đình nên năm 2018, cả hai quyết định trở về quê chồng lập nghiệp.

Về quê, chị Thanh cùng chồng trải qua nhiều công việc khác nhau để mưu sinh như kinh doanh dịch vụ ăn uống, làm công nhân... nhưng cuộc sống vẫn gặp không ít khó khăn. Nhận thấy điều kiện ở địa phương có thể phát triển nuôi thỏ, chị đã đi nhiều nơi để tìm hiểu và quyết định đầu tư trang trại nuôi thỏ, giống New Zealand.

“Vợ chồng tôi đi tìm hiểu quy trình kỹ thuật, đầu ra sản phẩm, kinh nghiệm nuôi thỏ ở rất nhiều trang trại sau đó mới dám làm trang trại này. Ban đầu do nguồn vốn hạn hẹp, kinh nghiệm chưa có nên tôi chỉ nuôi số lượng ít, chủ yếu là đầu tư chuồng trại theo hướng hiện đại, khép kín để nuôi lâu dài, sau đó mới tăng đàn dần theo từng năm”, chị Thanh chia sẻ.

Để khởi nghiệp được với mô hình nuôi thỏ, chị Thanh đầu tư 300 triệu đồng xây dựng chuồng trại, mua sắm vật tư, thiết bị làm mát, máy bơm nước để vệ sinh chuồng trại, mua con giống... Ban đầu, chị chỉ nuôi 30 con thỏ mẹ sinh sản nhưng nhờ đầu tư chăm sóc bài bản, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi nên đàn thỏ tăng nhanh.

Đến thời điểm này, đàn thỏ của gia đình chị đã lên đến 500 con, trong đó có 50 con thỏ sinh sản, còn lại là thỏ thịt và thỏ con. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn thỏ, chị trồng 1,5 sào cỏ sả, ngoài ra còn tận dụng thêm rau khoai, chuối, bột cám, bột ngô để trộn làm thức ăn hằng ngày.

Chị Thanh cho biết, mô hình nuôi thỏ có ưu điểm là sinh sản nhanh, ít dịch bệnh, thức ăn chủ yếu là rau, cỏ có sẵn trong vườn nhà; quan trọng là thức ăn phải khô, chuồng trại dọn sạch sẽ hằng ngày, thông thoáng... Thỏ con nuôi đến tháng thứ 7 là bắt đầu sinh sản, đẻ từ 8-12 con/lứa, mỗi lứa cách nhau 2 tháng. Nếu nuôi thỏ thịt đến tháng thứ 4 là có thể xuất bán với trọng lượng khoảng 2,5 kg/con.

Hiện nay, trang trại của chị Thanh chuyên cung ứng thỏ thịt và thỏ giống; thỏ thịt có giá 100.000 đồng/kg, thỏ giống 140.000 đồng/kg. Nhờ thỏ được cho ăn chủ yếu là cỏ trộn với bột ngô, bột cám nên được khách hàng đánh giá là chất lượng thịt thơm và dai hơn nhiều so với thỏ nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Thị trường đầu ra khá ổn định, phần lớn là cung ứng cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Mô hình mang lại cho gia đình chị hơn 120 triệu đồng/năm.

“Sắp tới, chồng tôi sẽ đi xuất khẩu lao động nhưng tôi vẫn quyết tâm mở rộng mô hình với số lượng khoảng 100 thỏ mẹ sinh sản, đồng thời tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu để tìm kiếm thị trường tiêu thụ rộng hơn. Qua đó góp phần tăng thu nhập cho gia đình, tạo thêm việc làm cho lao động ở địa phương”, chị Thanh cho hay.

Theo Chủ tịch Hội LHPN xã Cam Tuyền Nguyễn Thị Thùy Thương, chị Thanh là hội viên trẻ mới kết nạp vào hội nhưng rất năng nổ, nhiệt tình; chịu khó tìm hiểu mô hình sản xuất phù hợp để phát triển kinh tế gia đình. Tới đây, hội sẽ đứng ra tín chấp tạo điều kiện để chị được vay vốn ưu đãi, đầu tư mở rộng trang trại. Đồng thời xem đây là một trong những mô hình điển hình để tuyên truyền, hướng dẫn hội viên trên địa bàn học tập, nhân rộng.

Anh Vũ

Tin liên quan:
  • Khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi thỏ
    Thành công từ nuôi thỏ thương phẩm

    Từng thất bại với mô hình nuôi thỏ thương phẩm do thiếu vốn, kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi nhưng không vì thế mà anh Trần Hoàng Sa (sinh năm 1992), hiện đang sống tại thôn Hà Lộc, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng bỏ cuộc. Sau nhiều năm chịu khó học hỏi, tìm tòi, hiện tại anh Sa sở hữu 2 trại thỏ với số lượng lên đến hơn 1.000 con.

  • Khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi thỏ
    Nhân rộng mô hình nuôi thỏ thương phẩm ở Hướng Hóa

    Hướng Hóa là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi. Khai thác lợi thế đó, ngoài xây dựng các mô hình nuôi lợn rừng, nuôi chồn hương, dê... thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở địa phương này còn phát triển mô hình nuôi thỏ thương phẩm. Đây là hướng đi mới giúp nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng cho người dân.

  • Khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi thỏ
    Khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi bò vỗ béo theo hướng hữu cơ

    Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, với niềm đam mê sản xuất nông nghiệp, anh Đỗ Quốc Hoài (sinh năm 1990), ở thôn Long Quy, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa đã đầu tư xây dựng và bước đầu thành công với mô hình chăn nuôi bò vỗ béo theo hướng hữu cơ. Đó chính là động lực để anh tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

  • Khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi thỏ
    Thành công với mô hình thử nghiệm nuôi cầy vòi hương

    Cơ sở nuôi động vật rừng nguy cấp, quý hiếm của anh Trần Đức Bình tại thôn Thượng Hòa, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh vừa xuất bán lứa cầy vòi hương giống đầu tiên ra tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Tuy đưa vào nuôi thử đối tượng khá mới, chưa có ở huyện Vĩnh Linh nhưng với sự đầu tư đảm bảo từ nguồn giống đến quy trình, kỹ thuật chăm sóc, anh Bình đã bước đầu gây nuôi, phát triển được đàn cầy vòi hương theo hướng trang trại.


Anh Vũ

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long