Cập nhật:  GMT+7

Đẩy mạnh triển khai công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp

Tỉnh Quảng Trị xác định chuyển đổi số trong nông nghiệp là quá trình tích hợp và ứng dụng công nghệ số vào toàn bộ hoạt động của ngành nông nghiệp và PTNT, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh.

Đẩy mạnh triển khai công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp

Người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Vĩnh Linh - Ảnh: H.T

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Phú Quốc, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thì chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp là “chìa khóa” cho phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Thông qua việc chú trọng chuyển đổi số trong nông nghiệp, đến nay, nhiều công nghệ tiên tiến đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, hình thành những mô hình ứng dụng công nghệ tự động hóa ở mức thông minh, ứng dụng được một số cơ sở dữ liệu cho lĩnh vực lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản.

Theo đó, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đã được trang bị tương đối hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu công việc. Công tác cải cách thủ tục hành chính gắn liền với chuyển đổi số cũng được quan tâm, chú trọng. Cụ thể, tỉ lệ số hóa hồ sơ khi tiếp nhận đạt 83,4% (7.520/9.017 hồ sơ); tỉ lệ số hóa hồ sơ khi trả kết quả đạt 62,74% (5.648/9.002 hồ sơ).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh bước đầu đã ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm chất lượng, sạch, để cung cấp cho thị trường như: hơn 30 nhà kính nhà lưới với diện tích 3 ha ứng dụng công nghệ cao; hơn 5.000 ha diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm và trên 20 mô hình ứng dụng quy trình công nghệ cao, internet vạn vật (IoT) vào sản xuất hoa lan đại hồ điệp, hoa lily, dâu tây, cà chua siêu ngọt, dưa lưới đã mang lại hiệu quả thiết thực. Mặt khác, có hơn 5.500 ha lúa, cao su, sắn... được chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh bằng các thiết bị bay không người lái.

Lĩnh vực chăn nuôi cũng có bước chuyển biến mạnh mẽ nhờ tích cực ứng dụng công nghệ số vào tất cả các khâu, các công đoạn. Nổi bật là việc áp dụng hệ thống thông tin địa lý - GIS trong việc giám sát và khống chế bệnh cúm gia cầm và quản lý dịch bệnh gia súc, gia cầm thông qua ứng dụng “Hệ thống thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam-VAHIS”.

Nhiều hộ chăn nuôi cũng đã “bắt nhịp” với chuyển đổi số thông qua việc sử dụng hệ thống giám sát trang trại chăn nuôi (camera) kết nối internet vạn vật (IOT) và điện thoại thông minh; ứng dụng phần mềm quản lý giết mổ, truy xuất nguồn gốc hay ứng dụng công nghệ chuồng trại khép kín với hệ thống điều hòa nhiệt độ chuồng nuôi, máng ăn và nước uống tự động, máy úm gia cầm tự động, xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường bằng chế phẩm vi sinh, công nghệ khí sinh học (biogas)...

Phát huy thế mạnh về nuôi trồng, khai thác thủy sản, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cũng đã từng bước ứng dụng thiết bị tự động thay thế con người trong nuôi tôm (máy cho tôm ăn tự động, thiết bị cảnh báo oxy, máy cảnh báo nguồn điện...); ứng dụng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường nước ao nuôi kết nối internet với điện thoại thông minh; ứng dụng các công nghệ VMS giám sát hành trình tàu cá để quản lý tàu cá, máy quét sonar dò ngang trong nghề lưới vây khai thác hải sản, máy thông tin liên lạc VX 1700 tích hợp định vị vệ tinh, hệ thống máy quét ra đa trong nghề lưới rê khai thác hải sản và hệ thống lái tự động trên tàu khai thác xa bờ.

Đặc biệt, đến nay, 100% giám đốc hợp tác xã đều sử dụng điện thoại thông minh có kết nối mạng 4G/5G để liên lạc, trao đổi công việc; trên 80% hợp tác xã có sử dụng phần mềm kế toán để ứng dụng vào công tác quản lý tài chính hợp tác xã.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp cũng đã nghiên cứu, triển khai lắp đặt và khai thác, vận hành hiệu quả hệ thống 35 trạm đo mưa nhân dân tự động và các trạm quan trắc, giám sát, cảnh báo thiên tai tự động, trực quan phục vụ hiệu quả trong công tác cảnh báo, dự báo, chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Nghiên cứu, xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ WebGIS, phần mềm Google Earth, Map info để lập bản đồ hiện trạng, xây dựng cơ sở thông tin, dữ liệu về hệ thống công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn, đê điều, sạt lở và phòng, chống thiên tai.

Đồng thời hỗ trợ tem OCOP gắn với truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm OCOP của tỉnh; phối hợp với Bưu điện tỉnh đưa 115 sản phẩm OCOP giới thiệu và bán trên sàn thương mại điện tử postmart.vn. Đến nay đã có trên 95% sản phẩm OCOP giao dịch trên các sàn thương mại điện tử.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập như: cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và chuyển đổi số chưa đồng bộ; khối lượng cơ sở dữ liệu yêu cầu số hóa lớn trong khi nguồn lực đầu tư còn ít; thiếu chuyên gia hỗ trợ và trình độ kỹ năng số của người nông dân còn thấp; Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn ít...

“Nguyên nhân của những hạn chế trên là do kinh phí dành cho đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, công tác chuyển đổi số chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế của các cơ quan, đơn vị. Trình độ công nghệ thông tin của cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị chỉ mới đáp ứng ở mức cơ bản; nhận thức của người dân và doanh nghiệp về dịch vụ công còn hạn chế; chậm thay đổi thói quen đến trực tiếp các cơ quan nhà nước để giải quyết thủ tục hành chính...”, ông Nguyễn Phú Quốc cho biết thêm.

Để kịp thời nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, đưa công tác chuyển đổi số trong nông nghiệp của tỉnh phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, tỉnh cần xác định người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là yếu tố tiên quyết trong chuyển đổi số.

Trong đó, cần tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp, lao động trẻ tham gia chuyển đổi số; đào tạo các chuyên gia chuyển đổi số trong nông nghiệp giỏi cả lý thuyết lẫn thực hành; đồng thời đẩy mạnh truyền thông, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng cho nông dân.

Tăng cường việc cung cấp thông tin về môi trường, đất đai, thời tiết để giúp nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.

Mặt khác, các cơ quan quản lý cũng cần hỗ trợ, chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số; thiết kế phần mềm quản trị dữ liệu và phân công cá nhân, tổ chức ở địa phương sử dụng phần mềm để thu thập, cập nhật, khai thác, quản lý và bảo quản cơ sở dữ liệu nhằm giúp nâng cao năng suất, lợi nhuận, tối ưu hóa sản xuất và đem lại nhiều cơ hội phát triển, kết nối nông dân với các cơ sở chế biến, thương mại và người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp của tỉnh phát triển bền vững.

Hà Trang

Tin liên quan:
  • Đẩy mạnh triển khai công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp
    Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp

    Ngày 5/2/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 324/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Đề án do Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN tỉnh triển khai thực hiện.

  • Đẩy mạnh triển khai công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp
    Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

    Xác định khoa học công nghệ (KHCN) là khâu đột phá góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả, thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) đã đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng, chuyển giao các tiến bộ KHCN trong sản xuất nông nghiệp, góp phần giúp tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện đời sống của người dân.


Hà Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Gỡ khó” nhờ livestream

“Gỡ khó” nhờ livestream
2024-01-20 05:50:00

QTO - Càng gần Tết cổ truyền, nhu cầu mua sắm của người dân ngày càng cao. Nắm bắt điều đó, nhiều hộ kinh doanh trong tỉnh đã tổ chức những buổi livestream...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long