Cập nhật:  GMT+7

Khó khăn trong xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Để xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 30/2018/NQ - HĐND ngày 8/12/2018 về việc thông qua “Đề án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Nghị quyết số 30). Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện nghị quyết này vẫn còn tồn tại một số khó khăn cần tháo gỡ...

Thực hiện Nghị quyết số 30 của HĐND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3955/KH - UBND ngày 28/8/2020, phối hợp với các địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát, đốc thúc tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện tại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai xử lý ô nhiễm môi trường, hoàn thiện hồ sơ xác nhận hoàn thành.

Khó khăn trong xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại điểm làng nghề sản xuất bún Thượng Trạch, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, được xử lý triệt để - Ảnh: H.A

Sở Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Nghị quyết số 30 trong năm 2020 và UBND tỉnh đã có văn bản đốc thúc các cơ sở, địa phương đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để ô nhiễm môi trường... Năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tham mưu UBND tỉnh có Tờ trình số 12/TTr - UBND ngày 24/2/2021 về việc hỗ trợ kinh phí cải tạo và phục hồi môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét; đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh một số dự án xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi rác phù hợp với thực tế nguồn kinh phí được ngân sách trung ương hỗ trợ; phối hợp với các đơn vị chuyên môn của Tổng cục Môi trường rà soát bổ sung danh mục các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1946/QĐ - TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước”.

Trong giai đoạn 2019 - 2021, các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý triệt để theo Nghị quyết số 30 gồm 12 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 17 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật. Kết quả đã hoàn thành việc xử lý 10/12 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 6/17 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật. Còn 2 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và 11 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật chưa thực hiện việc xử lý. Giai đoạn từ năm 2022 đến nay, có 12 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 19 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật. Kết quả đã hoàn thành việc xử lý 4/12 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; chưa thực hiện xử lý 19 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật.

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Võ Văn Dũng cho biết, những năm qua, việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đến nay tiến độ xử lý vẫn chưa đáp ứng được kế hoạch Nghị quyết số 30 đặt ra. Bởi hầu hết các điểm gây ô nhiễm môi trường chưa thực hiện việc xử lý ô nhiễm môi trường là các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật do chưa được bố trí kinh phí triển khai. Khó khăn trong việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh hiện nay là nguồn kinh phí để thực hiện phần lớn xin hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có thông báo nguồn vốn cho địa phương từ năm 2018 (Công văn số 5550/ BTNMT - KHTC ngày 10/10/2018 về việc phân bổ nguồn năm 2018, 2019 và 2020; Công văn số 3201/BTNMT - KHTC ngày 23/6/2017 về kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp môi trường trung ương đợt 2). Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường dừng cấp vốn cho chương trình xử lý ô nhiễm môi trường.

Văn phòng Chính phủ cũng đã có Công văn số 697/ VPCP - NN ngày 26/1/2022 yêu cầu địa phương bố trí nguồn lực, ngân sách địa phương để thực hiện. Do đó, các dự án xử lý ô nhiễm môi trường không thể triển khai thực hiện.

Đối với các dự án xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là xử lý tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, việc bố trí kinh phí cho các hạng mục chia thành nhiều giai đoạn, gây khó khăn trong quá trình xử lý, kéo dài dự án khiến người dân trong khu vực bức xúc. Đối với các dự án xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, kinh phí hỗ trợ đã được bố trí cho các địa phương thực hiện và các địa phương đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng môi trường tại các làng nghề.

Tuy nhiên, tiến độ thực hiện di dời các hộ sản xuất trong khu dân cư vào khu vực sản xuất của làng nghề còn chậm. Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30, HĐND, UBND tỉnh cần xem xét các vấn đề như: đối với các dự án xử lý ô nhiễm môi trường đã phê duyệt, triển khai thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường theo Nghị quyết số 30, cần ưu tiên bố trí đủ kinh phí hoàn thành giai đoạn 1 từ nguồn ngân sách địa phương (có 4 dự án xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất). Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, kết thúc dự án trong năm 2024.

Đối với dự án xử lý ô nhiễm môi trường đã phê duyệt dự án nhưng chưa triển khai xử lý (xử lý điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, dự án xử lý ô nhiễm bãi rác TP. Đông Hà) đề xuất kết thúc dự án.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu đề xuất xây dựng phương án xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp với tiêu chí theo Luật Bảo vệ môi trường 2020. UBND các huyện, thị xã, thành phố ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn địa phương cho việc thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường tại các chợ, lò giết mổ gia súc tập trung...

Hải An

Tin liên quan:
  • Khó khăn trong xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
    Bãi rác tập trung huyện Gio Linh quá tải, nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm ...

    Thông tin từ Trung tâm Môi trường và Đô thị huyện Gio Linh, hiện nay bãi rác tập trung của huyện sau nhiều năm đưa vào vận hành đã vượt quá thời gian và công suất thiết kế của công trình, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân.

  • Khó khăn trong xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
    Giải quyết ô nhiễm môi trường từ các cơ sở hấp sấy cá

    Nhiều năm qua, trong các công đoạn hấp sấy cá ở các cơ sở hấp sấy cá thuộc xã Gio Việt, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh đã phát sinh các loại chất thải như nước thải, khói thải gây ô nhiễm môi trường... Trước thực trạng này, huyện Gio Linh đã có nhiều giải pháp để di dời các cơ sở hấp sấy cá vào khu chế biến thủy, hải sản, từng bước giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn.


Hải An

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Trải nghiệm thú vị ở Vincom Plaza Đông Hà

Trải nghiệm thú vị ở Vincom Plaza Đông Hà
2024-12-12 10:12:00

QTO - Được đầu tư quy mô, hiện đại, Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Đông Hà là điểm đến mang lại nhiều trải nghiệm riêng có, thú vị cho người dân và du...

Quản lý, bảo vệ rừng bằng... công nghệ

Quản lý, bảo vệ rừng bằng... công nghệ
2024-04-13 05:35:00

QTO - Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa có tổng diện tích hơn 23.400 ha, nằm trên địa bàn 5 xã phía Bắc huyện Hướng Hóa. Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh...

Động lực mới, cơ hội mới cho Quảng Trị

Động lực mới, cơ hội mới cho Quảng Trị
2024-04-09 10:48:00

QTO - Quy hoạch tỉnh được kỳ vọng giải quyết tình trạng các quy hoạch chồng chéo, mâu thuẫn của các quy hoạch chuyên ngành đã tồn tại thời gian qua, và tạo...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long