
{title}
{publish}
{head}
QTO - Nhiều năm qua, trong các công đoạn hấp sấy cá ở các cơ sở hấp sấy cá thuộc xã Gio Việt, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh đã phát sinh các loại chất thải như nước thải, khói thải gây ô nhiễm môi trường… Trước thực trạng này, huyện Gio Linh đã có nhiều giải pháp để di dời các cơ sở hấp sấy cá vào khu chế biến thủy, hải sản, từng bước giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
![]() |
Các công đoạn hấp sấy cá đã phát sinh các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường - Ảnh: S.H |
Lâu nay, ở xã Gio Việt, thị trấn Cửa Việt, nghề hấp sấy cá phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, nhiều chủ cơ sở hấp sấy cá lại không quan tâm, chú trọng đến vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường. Các cơ sở hấp sấy cá hoạt động nhiều tháng trong năm, nhưng toàn bộ nước thải không được xử lý theo đúng quy trình, mà xả thải trực tiếp xuống hệ thống cống, rãnh thoát nước. Một số cơ sở hấp sấy cá nằm cạnh sông nên nước thải sau khi chế biến được xả thẳng xuống sông. Người dân sống xung quanh khu vực các cơ sở hấp sấy cá luôn phải chịu mùi hôi thối bốc lên từ hệ thống cống, rãnh thoát nước; khói thải gây ô nhiễm môi trường. Không dừng lại ở đó, nhiều cơ sở hấp sấy cá còn mang vỉ cá hấp sấy ra phơi trên các tuyến đường lấn chiếm lòng lề đường, gây mất an toàn giao thông đường bộ…
Chủ tịch UBND xã Gio Việt Lê Ánh Hùng cho biết, trên địa bàn xã hiện có khoảng 35 cơ sở hấp sấy cá. Các cơ sở hấp sấy cá của xã bình quân thu mua, chế biến khoảng 6.000 - 7.000 tấn cá/năm, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở hấp sấy cá của xã đều nằm xen kẽ trong khu dân cư. Trước đây, toàn bộ nước thải từ các công đoạn trong chế biến cá được đổ ra sông, biển và hệ thống cống, rãnh thoát nước trong khu dân cư mà không qua quy trình xử lý nào; các lò hấp sấy chủ yếu sử dụng nhiên liệu đốt là củi than nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân sống xung quanh cơ sở hấp sấy cá do khói nóng, tro bụi bốc lên… Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, thời gian qua xã Gio Việt đã vận động các chủ cơ sở hấp sấy cá xây dựng hầm chứa để lắng lọc nước thải trước khi dùng máy bơm tăng áp bơm xuống sông; làm hệ thống ống khói cao để hạn chế khói thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở xung quanh các cơ sở hấp sấy cá. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng chỉ hạn chế được phần nào.
Vừa qua, xã Gio Việt tiếp tục có tờ trình xin nguồn kinh phí của tỉnh khoảng 600 triệu đồng để hỗ trợ các cơ sở hấp sấy cá trên địa bàn xã giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Cụ thể, từ nguồn kinh phí nêu trên, xã Gio Việt sẽ thực hiện việc hỗ trợ mỗi cơ sở hấp sấy cá 30 triệu đồng (cơ sở hấp sấy cá đối ứng thêm 30 triệu đồng) để xây dựng thêm hầm chứa nước, rác thải trong các công đoạn hấp sấy cá. Bình quân mỗi cơ sở hấp sấy cá của xã phải xây dựng từ 2 - 3 hầm chứa nước, rác thải. Nước, rác thải trong quá trình sản xuất phải được xử lý kỹ càng mới xả thải ra sông hoặc hệ thống cống, rãnh… Những việc làm trên cũng chỉ là biện pháp tạm thời trước mắt để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ các cơ sở hấp sấy cá trên địa bàn xã Gio Việt.
Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt Nguyễn Xuân Phương cho biết, trên địa bàn thị trấn hiện có gần 40 cơ sở hấp sấy cá. Các cơ sở hấp sấy cá của thị trấn Cửa Việt bình quân thu mua, chế biến hơn 5.000 tấn cá/năm. Nhiều năm trở lại đây, nghề hấp sấy cá mang lại nguồn thu nhập khá, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương. Tại thị trấn Cửa Việt, việc chế biến thủy, hải sản theo hộ gia đình (chế biến thủy, hải sản trong khuôn viên nhà ở của gia đình là chủ yếu); điều kiện cơ sở vật chất làng nghề còn hạn chế... Do chế biến thủy, hải sản trong khu dân cư nên đã gây ô nhiễm môi trường; khó kiểm soát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm…
Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gio Linh Nguyễn Đăng Anh cho biết, trước tình trạng các cơ sở hấp sấy cá trong quá trình chế biến đã gây ô nhiễm môi trường từ nguồn nước xả thải cho đến khói thải, thời gian qua huyện Gio Linh đã tiến hành việc quy hoạch và xây dựng Cụm Công nghiệp (CCN) Đông Gio Linh - khu vực Cửa Việt (Khu chế biến thủy sản tại thị trấn Cửa Việt) với diện tích khoảng 20 ha. Huyện Gio Linh cũng đang tích cực tìm kiếm nguồn vốn đầu tư để hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng CCN Đông Gio Linh - khu vực Cửa Việt nhằm sắp xếp, tổ chức lại sản xuất các ngành nghề có thế mạnh của vùng (trọng tâm là chế biến thủy, hải sản). Dự kiến khi hoàn thành CCN Đông Gio Linh - khu vực Cửa Việt (Khu chế biến thủy, sản tại thị trấn Cửa Việt), huyện Gio Linh sẽ di dời tất cả các cơ sở hấp sấy cá trên địa bàn xã Gio Việt, thị trấn Cửa Việt vào khu chế biến thủy hải sản. Chính quyền địa phương và ngành chức năng sẽ quan tâm tập trung giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường từ các cơ sở hấp sấy cá trên địa bàn xã Gio Việt, thị trấn Cửa Việt trong thời gian tới.
Sỹ Hoàng
Hiện nay, trên địa bàn thôn Xuân Hòa, xã Gio An, huyện Gio Linh có cơ sở thu gom mủ cao su làm phát tán mùi hôi, xả nước thải ra khe suối gây ô nhiễm môi ...
Để xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 30/2018/NQ - HĐND ngày 8/12/2018 về việc ...
Theo Quyết định 944/QĐUBND ngày 24/5/2011, Quyết định 1332/QĐ-UBND ngày 29/7/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm ...
Các cơ sở chế biến hải sản nằm xen trong khu dân cư vừa gây ô nhiễm môi trường vừa mất an toàn giao thông là một trong những thực trạng của nhiều địa phương ...
Ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa là một trong những vấn đề bức xúc mà nhiều địa phương trên cả nước đang phải đối mặt. Tại Quảng Trị, vấn đề ô nhiễm môi ...
Dọc theo sông Hiếu chảy qua địa phận xã Gio Việt, thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh) không khó để chứng kiến “núi rác” gồm túi ni lông, bao bì, chai lọ, củi ...
Thông tin từ Trung tâm Môi trường và Đô thị huyện Gio Linh, hiện nay bãi rác tập trung của huyện sau nhiều năm đưa vào vận hành đã vượt quá thời gian và công ...
Những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là hiệu quả của phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống ...
QTO - Dù không đạt năng suất, sản lượng cao như ở vùng thuần nông nhưng hàng chục năm qua, cây lúa canh tác trên đồng cát ở một số vùng ven biển bãi ngang...
QTO - Với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng, phong phú và độc đáo tạo nên cho vùng đất Tà Long, huyện Đakrông nét đẹp riêng có giữa núi rừng...
QTO - Mặc dù trong điều kiện khó khăn chung do tác động của COVID-19 nhưng từ đầu năm đến nay nền kinh tế tỉnh Quảng Trị vẫn có sự phát triển ổn định. Đặc...
QTO - Với nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú nên công tác quản lý, khai thác ở tỉnh Quảng Trị đã được triển khai chặt chẽ, hiệu quả. Các doanh...
QTO - Quảng Trị là địa phương có tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo gồm thủy điện, điện gió, điện mặt trời. Phát huy lợi thế của vùng đất “đặc sản”...
QTO - Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đã thu hút được 304 dự án đầu tư với tổng vốn là 86.432 tỉ đồng, 5 dự án FDI mới với tổng vốn là 125,704 triệu USD. Nhiều dự...
QTO - Tỉnh Quảng Trị hiện đang triển khai nhiều dự án năng lượng nhưng vấn đề quan trọng là đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi sinh môi trường và...
QTO - Quảng Trị có trữ lượng khoáng sản phong phú về chủng loại và được phân bổ trên khắp các địa bàn trong tỉnh.