Cập nhật:  GMT+7

Kế hoạch tăng cường năng lực quốc phòng của EU bị nhiều thành viên phản đối

Kế hoạch tăng cường năng lực quốc phòng của khối dưới sự quản lý của Ủy ban châu Âu (EC) đang bị nhiều thành viên phản đối.

Trong khi hầu hết các quốc gia thành viên muốn tăng cường khả năng phòng thủ của châu Âu, giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, vẫn xuất hiện những mâu thuẫn về việc liệu có nên giao cho EC giám sát các quỹ chung mới dành riêng cho lĩnh vực quốc phòng hay không.

Kế hoạch tăng cường năng lực quốc phòng của EU bị nhiều thành viên phản đối Chủ tịch Ủy ban EC Ursula von der Leyen. Ảnh: The Financial Times

“Chúng tôi sẽ không chấp nhận việc Uỷ ban được trao thêm quyền lực” – Một nhà ngoại giao EU cho biết. Vị quan chức này mô tả việc EC hỗ trợ các thành viên phát hành trái phiếu quốc phòng mới là điều “hoàn toàn viễn vông”.

“Các chính phủ sẽ tự mua sắm vũ khí, hay các công ty quốc phòng tự đầu tư trang thiết bị và bán sản phẩm của họ. Đó là cách nền kinh tế thị trường hoạt động” – quan chức này cho biết.

Trước đó, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đã vạch ra một chiến lược chi tiết cho ngành quốc phòng châu Âu nhằm thúc đẩy việc mua sắm chung giữa các nước EU, trong đó Brussels sẽ trợ cấp việc mua sắm các loại vũ khí được nhận định là có tầm quan trọng về mặt chiến lược cũng như đóng vai trò là cơ quan đảm bảo việc sản xuất vũ khí ở quy mô nhất định.

Theo một số nguồn tin, chiến lược trên sẽ được EC đưa ra thảo luận vào cuối tuần này, trong đó bao gồm một quỹ mới hỗ trợ các công ty quốc phòng nhỏ thông qua những khoản vay hoặc hoạt động cung cấp vốn. Chi tiết của đề xuất này vẫn đang được thảo luận và thành viên chủ chốt trong EU là Pháp thúc đẩy việc thông qua.

Sau nhiều thập kỷ cắt giảm ngân sách, ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu đang bị tổn hại nặng nề và không thể đáp ứng được nhu cầu viện trợ của Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Cuộc xung đột đã buộc châu Âu phải tăng cường chi tiêu cho an ninh và khiến nhiều nhà lãnh đạo kêu gọi EU cần tự chủ về sản xuất vũ khí.

Pháp đang thúc đẩy việc hỗ trợ cho ngành công nghiệp EU, nhằm giảm việc mua vũ khí từ bên ngoài khối và hạn chế các công ty tại những khu vực khác tham dự vào chiến lược phát triển công nghệ quan trọng. Paris cũng đã kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ cho kế hoạch này. Ủy viên công nghiệp EU Thierry Breton đã đề xuất phát hành trái phiếu mới trị giá 100 tỷ euro cho các khoản đầu tư quốc phòng.

Tuy nhiên, các quốc gia Đức và Hà Lan lại không ủng hộ việc phát hành trái phiếu mới.

“Hà Lan không ủng hộ việc phát hành trái phiếu mới. Tài trợ cho chi tiêu quốc phòng không phải là cách giải quyết hiệu quả cuộc khủng hoảng” –Người phát ngôn Bộ Tài chính nước này cho biết.

Hiện không có mốc thời gian nào được nêu trong dự thảo đề xuất. Động thái như vậy sẽ cần phải nhận được sự chấp thuận từ đa số các nước EU.

Tân chủ tịch của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) Nadia Calviño cam kết sẽ xem xét phạm vi chính sách hiện tại của mình, cho phép họ có thể đầu tư vào các trang thiết bị được sử dụng cho cả dân sự và quân sự, chẳng hạn máy bay không người lái.

“Vấn đề là cần phải mở rộng hơn nữa những gì chúng ta có thể làm, thay vì cố gắng hạn chế chúng” – Một quan chức EIB cho biết.

Luật Anh(Theo The Financial Times)


Luật Anh(Theo The Financial Times)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long