{title}
{publish}
{head}
Người mua châu Âu và Mỹ sẽ tranh giành quyết liệt nguồn nhôm tại Trung Đông nếu Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu kim loại này từ Nga trong những tháng tới. Quan trọng hơn, điều này có thể khiến giá kim loại này tăng đột biến giống như năm 2018 khi lệnh trừng phạt được áp đặt với ông lớn nhôm Rusal.
Cuộc chạy đua cạnh tranh nhôm từ các nước Trung Đông, như: UAE và Bahrain, sẽ gia tăng áp lực lạm phát đối với các công ty phương Tây trong lĩnh vực vận tải, đóng gói và xây dựng, vốn đang phải vật lộn với chi phí nguyên liệu thô và tiền lương cao.
Các nước phương Tây đang giảm sử dụng nhôm từ Nga. Ảnh: Reuters
Nhôm là thành phần quan trọng trong các bộ phận của xe điện. EU đã thảo luận trong nhiều tháng về các biện pháp cấm nhôm Nga. Mặc dù nhiều nguồn tin cho biết châu Âu đã không nhắm mục tiêu vào nhôm trong gói trừng phạt mới nhất đối với Moscow, khối này dự kiến sẽ sớm đề xuất một gói khác bao gồm lệnh cấm nhập khẩu kim loại quan trọng này từ Nga.
Theo Viện Nhôm Quốc tế, các nhà sản xuất Trung Đông đang sản xuất đến 6,2 triệu tấn nhôm, chiếm 9% nguồn cung toàn cầu vào năm ngoái. Trong đó, khoảng hai triệu tấn đã được chuyển đến châu Âu và Mỹ.
Tổng cộng, châu Âu sẽ mất đi khoảng 500.000 tấn kim loại nhôm nếu cấm nhập khẩu từ Nga và điều này sẽ khó có thể bù đắp bằng việc mua từ các khu vực khác.
Dmitri Ceres tại công ty kinh doanh nhôm PerenniAL có trụ sở tại Mỹ cho biết: “Các nhà cung cấp nhôm Trung Đông khó có thể nhanh chóng bù đắp tình trạng thiếu hụt kim loại này tại châu Âu.
Người mua nhôm trên thị trường vẫn đang nỗ lực để giành được mức giá nhôm hợp lý tại Sàn giao dịch kim loại London (LME) cũng như mức phí bảo hiểm phù hợp.
Ceres cho biết: “Phí bảo hiểm ở châu Âu sẽ phải tăng để mua kim loại nhôm khỏi các khu vực khác, bao gồm cả Mỹ. Trong khi đó, Mỹ cũng sẽ buộc phải tăng phí bảo hiểm để giữ nguồn kim loại này.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối nhà sản xuất Rusal của Nga vào tháng 4/2018 đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đối với nhôm, khiến giá kim loại này trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) chỉ trong vài ngày đã tăng lên 35%, mức cao nhất trong 7 năm.
Phí bảo hiểm phải nộp tại châu Âu đã tăng 45% trong tháng tiếp theo, trong khi đó Mỹ chứng kiến mức tăng 20% so với cùng kỳ.
Tuy vậy, giá tăng trong trường hợp có lệnh cấm mới đối với nhôm khó có thể kéo dài như năm 2018 do nguồn cung dư thừa ở châu Á, với việc nguồn cung Nga đang có xu hướng chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc, vốn là nước nhập khẩu nhôm lớn của Nga khi xung đột tại Ukraine xảy ra.
Tuy nhiên mọi thứ còn phụ thuộc vào việc liệu Sàn giao dịch London (LME) có quyết định cấm nhôm Nga hay không, do LME đang dự trữ một lượng lớn nhôm từ Moscow.
Nhà phân tích Michael Widmer của Ngân hàng Hoa Kỳ cho biết: “Nếu lượng nhôm của Rusal không còn được chấp nhận trong các giao dịch tại sàn LME, kèm với đó là sự thiếu hụt từ các khu vực khác, phí bảo hiểm và giá nhôm tại sàn LMF có thể sẽ tăng vọt”.
Trong khi đó, nhiều công ty Mỹ đã chuyển hướng từ Nga sang nước khác, bao gồm cả Trung Đông. Số liệu từ Trade Data Monitor (TDM) cho thấy nhập khẩu nhôm Nga của Mỹ đã giảm xuống 16.902 tấn vào năm ngoái, tương đương với 0,4% tổng sản lượng. Trong khi đó, mặc dù nhập khẩu nhôm Nga của EU đã giảm nhưng vẫn ở mức 512.122 tấn vào năm 2023, tương đương với 8% tổng sản lượng.
Nhà phân tích David Wilson của BNP Paribas cho biết: “Các lệnh trừng phạt của EU đối với nhôm Nga đồng nghĩa với việc gia tăng đáng kể phí bảo hiểm tại châu Âu. Khi đó, phí bảo hiểm của Mỹ cũng sẽ tăng để duy trì tính cạnh tranh”.
An Thái (Theo Reuters)
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
QTO - Trung Quốc đã chính thức khởi động dự án xây dựng tuyến đường sắt mới nối Kashgar, thành phố ở phía Tây Bắc nước này với Kyrgyzstan và Uzbekistan.
(Tin Tức) - Ngày 4/3, đài truyền hình Al-Qahera News đưa tin các nhà hòa giải và phái đoàn của phong trào Hồi giáo Hamas đã đạt được “tiến triển đáng kể” hướng tới thỏa thuận...
(Tin Tức) - Ngày 4/3, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi cho biết ông dự định thảo luận về kế hoạch của Nga đối với nhà máy điện hạt...
QTO - Những khoản tiền thưởng từ việc phá hủy xe tăng hiện đại của Mỹ đang là động lực cho quân đội Nga.
QTO - Nhiều chuyên gia lo ngại rằng với sự phổ biến rộng rãi của trí tuệ nhân tạo (AI), các hành vi tấn công vật lý không gian mạng, do các tin tặc hoặc...
QTO - Đông đảo người dân Nga bày tỏ lạc quan vào triển vọng phát triển đất nước dưới sự dẫn dắt của ông Putin.
QTO - Với việc triển khai nhiều biện pháp hiệu quả, sáng tạo và triệt để, Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đang nổi lên là một đô thị điển hình về giảm thiểu...
QTO - Dù có nhiều tính năng vượt trội, nhiều công ty công nghệ hàng đầu vẫn “đau đầu” tìm cách khai thác triệt để AI.
(Tin Tức) - Trong tuần qua nổi lên một số diễn biến đáng chú ý liên quan đến cuộc đua vào Nhà Trắng, tác động chiến lược từ việc Thụy Điển gia nhập NATO và tấn công đẫm máu tại Gaza.
QTO - Trong thời gian gần đây, những vũ khí được trang bị trí tuệ nhân tạo đang làm mưa làm gió trên chiến trường bởi khả năng tự động thực hiện các cuộc...
QTO - Một công ty đã sản xuất đá từ các tảng băng trôi của Bắc Cực và bán cho các quán bar tại Dubai.