{title}
{publish}
{head}
Các dữ liệu kinh tế tích cực gần đây đã làm dấy lên hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đạt được mục tiêu “hạ cánh mềm”. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tuần này cũng khẳng định nền kinh tế đang trên đà “hạ cánh mềm”.
Mỹ sẽ tránh được suy thoái kinh tế
Sau một thời gian dài đối mặt nhiều thách thức, kinh tế Mỹ liên tục đón nhận những tín hiệu tích cực, củng cố triển vọng về việc đạt được mục tiêu “hạ cánh mềm” - lạm phát giảm gần về mức mục tiêu 2% của Fed mà không gây suy thoái cho nền kinh tế.
Đầu năm nay, các chuyên gia khảo sát của Wall Street Journal dự đoán nền kinh tế số một thế giới sẽ suy thoái. Tuy nhiên, vài tháng gần đây, giới phân tích lại lạc quan cho rằng nền kinh tế Mỹ có nhiều cơ hội “hạ cánh mềm” trong năm 2023.
Trong khi đó, phát biểu tại hội nghị do Wall Street Journal tổ chức hôm 12/12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen tuyên bố: “Đối với tôi, hạ cánh mềm là khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, thị trường lao động vẫn phát triển và lạm phát đi xuống. Và tôi tin rằng đó là con đường chúng ta đang đi”.
Kinh tế Mỹ nhiều khả năng sẽ “hạ cánh mềm” . Ảnh Getty
Nhận định lạc quan trên được Bộ trưởng Yellen đưa ra ngay sau khi báo cáo cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tháng 11 tăng 3,1%, thấp hơn mức 3,2% ghi nhận trong tháng trước đó.
Theo dữ liệu từ Bảng lương phi nông nghiệp của Bộ Lao động Mỹ, số lượng việc làm mới ở Mỹ trong tháng 11 là 199.000, cao hơn so với ước tính 190.000 của Phố Wall. Bên cạnh đó, thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 4% so với một năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm xuống 3,7%.
Theo các chuyên gia, kết quả này một mặt cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn vững vàng, mặt khác cũng phản ánh tăng trưởng kinh tế chậm lại, phù hợp với mong muốn của Fed.
Chuyên gia Mohit Oberoi đưa ra nhận định trên trang Nasdaq rằng: “Kết thúc năm 2023, nền kinh tế Mỹ cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ so với dự kiến, bất chấp những thách thức đến từ xung đột Nga - Ukraine, xung đột tại Gaza giữa Hamas và Israel, khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc, lạm phát ở mức cao trong nhiều tháng”.
Ông cho biết thêm: “Khả năng phục hồi diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau, như: thị trường lao động, chi tiêu tiêu dùng hay lĩnh vực ngân hàng”.
Bên cạnh đó, chỉ số tâm lý của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 12 đã được cải thiện khi kỳ vọng về lạm phát giảm, cũng là một yếu tố quan trọng giúp bảo đảm kinh tế có thể “hạ cánh mềm”.
Cụ thể, khảo sát mới nhất về tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan cho biết, kỳ vọng lạm phát trong vòng 1 năm tới ở mức 3,1%, giảm đáng kể so với mức 4,5% trong tháng 11 và cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021.
Triển vọng lạm phát trong vòng 5 năm tới cũng sụt mạnh, từ 3,2% xuống 2,8%. Kỳ vọng về lạm phát hạ nhiệt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Fed sớm nới lỏng chính sách trong năm 2024.
Thông tin tích cực nhất đối với kinh tế Mỹ đến từ nhận định của giới chức Fed tại cuộc họp chính sách từ ngày 12 - 13/12. Các thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed, dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ đạt mức 2,6% trong năm 2023, tăng 0,5% so với lần cập nhật gần đây nhất vào tháng 9.
Giảm tốc trong năm 2024
Đúng như kỳ vọng của thị trường, kết thúc cuộc họp hôm 13/12, Fed đã quyết định duy trì lãi suất ở mức ổn định lần thứ 3 liên tiếp, đồng thời lên lộ trình cho việc cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Khi mà lạm phát hạ nhiệt cũng như kinh tế Mỹ ổn định, các nhà hoạch định chính sách thuộc FOMC đã nhất trí giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang trong phạm vi 5,25% - 5,5%, mức cao nhất kể từ năm 2001. Lần đầu tiên kể từ tháng 3/2021, các nhà hoạch định chính sách đưa ra dự báo sẽ không tăng thêm lãi suất.
Bên cạnh việc không thay đổi lãi suất, các thành viên của FOMC dự kiến ít nhất sẽ có 3 lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024. Số lần cắt giảm này thấp hơn dự đoán 4 lần của thị trường, nhưng được cho là mạnh mẽ hơn những tuyên bố trước đó của lãnh đạo Fed.
Về triển vọng kinh tế, Fed nhận định rằng nền kinh tế Mỹ có thể giảm tốc trong năm tới và ghi nhận mức tăng trưởng yếu nhất kể từ thời điểm bùng phát đại dịch năm 2020. Ngân hàng T.Ư Mỹ hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trong năm 2024 xuống còn 1,4%, thấp hơn mức 1,5% trong dự báo đưa ra hồi tháng 9.
Tuy nhiên, các quan chức Fed dự đoán nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tránh được nguy cơ suy thoái trong năm tới dù lãi suất vẫn đang ở mức cao kỷ lục. Chiến dịch thắt chặt tiền tệ mạnh tay được Fed thực hiện từ tháng 3/2022 nhằm kiềm chế lạm phát đã khiến lãi suất chạm mức cao nhất trong 22 năm.
Chiến lược này của Fed dường như đang phát huy hiệu quả rõ rệt khi mức lạm phát hạ xuống mức 3,1% trong tháng 11 sau khi vọt lên mức cao nhất trong 40 năm là 9,1% vào năm 2022. “Lạm phát đã giảm từ mức cao kỷ lục và điều này xảy ra mà tỷ lệ thất nghiệp không tăng đáng kể. Đó là một tin rất tốt” - Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu trong cuộc họp báo hôm 13/12.
Sau cuộc họp, FOMC cho biết, lạm phát đã “giảm bớt trong năm qua”, trong khi vẫn đánh giá quy mô giá cả là “tăng cao”. Các quan chức Fed nhận thấy lạm phát lõi (loại trừ giá thực phẩm và năng lượng) sẽ giảm xuống 3,2% vào năm 2023 và 2,4% vào năm 2024, sau đó xuống 2,2% vào năm 2025. Cuối cùng, nó sẽ quay trở lại mục tiêu 2% vào năm 2026. Các nhà hoạch định chính sách cũng giữ nguyên dự báo thất nghiệp ở mức 3,8% trong năm 2023 và tăng lên 4,1% trong những năm tiếp theo.
Trước đó, các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters dự đoán rằng nền kinh tế số một thế giới sẽ tăng trưởng 1,2% vào năm 2024. Trong khi đó, Ngân hàng Morgan Standley nhận định Mỹ không phải lo ngại kịch bản suy thoái kinh tế trong năm 2024.
Ngân hàng Goldman Sachs cũng đồng quan điểm với Morgan Standley khi cho rằng nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ vào năm 2024 là rất hạn chế.
Trong báo cáo vào tháng trước, họ kỳ vọng rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ đạt 2,1% vào năm sau, cao gấp đôi so với con số 1,1% mà các nhà kinh tế của Ngân hàng UBS đưa ra. “Chúng tôi tiếp tục thấy rủi ro suy thoái ở mức hạn chế và khẳng định xác suất suy thoái của Mỹ ở mức 15%” – Jan Hatzius, nhà kinh tế trưởng tại Goldman Sachs nhận định.
Trong báo cáo mới nhất, hãng xếp hạng Fitch dự báo lạc quan rằng kinh tế Mỹ sẽ tránh được suy thoái trong năm tới và đạt tốc độ tăng trưởng 1,2%, cao hơn mức dự báo 0,3% đưa ra hồi tháng 9.
An Thái
QTO - Các quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng đa dạng hóa danh mục sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ, chú trọng đầu tư vào chuỗi cung ứng và áp dụng chiến lược...
QTO - Theo một báo cáo mới từ dự án carbon toàn cầu, năm nay con người đã thải ra thêm 300 triệu tấn carbon dioxide từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nâng...
QTO - Những tài liệu trên được cho là liên quan đến việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
VOV.VN - Ukraine đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn dự trữ đạn dược, nhân lực và thiếu sự hỗ trợ của phương Tây. Cuộc phản công mà nước này phát động cách đây 6 tháng...
QTO - Cựu tổng thống Donald Trump đã bị luận tội đến hai lần, từng được cho là cố gắng ngăn cản quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình sau khi...
(ĐCSVN) – Mỹ duy trì cam kết theo đuổi mục tiêu “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” bán đảo Triều Tiên và vẫn ưu tiên các giải pháp ngoại giao để tháo gỡ những vấn đề xoay quanh...
(Tin Tức) - Ngày 14/12, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi và Quốc vương Bahrain Sheikh Hamad bin Isa Al-Khalifa đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thực thi ngay lập tức các nghị...
QTO - Gần 200 quốc gia tại COP 28 đã đồng ý ký kết thỏa thuận hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
(CLO) Dự kiến 49,5 triệu người sẽ bị đói ở Tây và Trung Phi vào năm tới do sự kết hợp của xung đột, biến đổi khí hậu và giá lương thực tăng cao, theo Liên hợp quốc cho biết hôm...
QTO - Việc Fed quyết định giữ nguyên lãi suất đã dẫn đến những tín hiệu tích cực đầu tiên trên thị trường chứng khoán.
QTO - Động thái công khai dữ liệu của nền tảng phim trực tuyến lớn nhất thế giới là nhằm đảm bảo tính minh bạch?
QTO - Những cơn gió Katabatic tràn xuống từ khu vực cao của dãy Himalaya đang góp phần bảo vệ hệ sinh thái ở những vùng thấp hơn.