{title}
{publish}
{head}
Được triển khai tại Quảng Trị hơn 1 năm nay, Dự án “Chúng ta có thể cùng nhau” đã mang lại niềm vui đến với nhiều người khuyết tật. Phóng viên Báo Quảng Trị vừa có cuộc trò chuyện với bà TRẦN THỊ THANH TOAN, Quản lý chương trình miền Trung, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) về hướng tiếp cận, hỗ trợ người khuyết tật mới mẻ, hiệu quả của dự án.
Không để người khuyết tật lại phía sau
- Trước tiên! Xin cảm ơn bà đã dành thời gian trả lời phỏng vấn Báo Quảng Trị. Đề nghị bà giới thiệu đôi nét về SRD và Dự án “Chúng ta có thể cùng nhau”?
- Dự án “Chúng ta có thể cùng nhau” do tổ chức Caritas (Úc) tài trợ thông qua SRD, được thực hiện tại huyện Triệu Phong từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2027. Đối tác của dự án tại địa phương là UBND huyện Triệu Phong và UBND 5 xã dự án gồm: Triệu Thành, Triệu Thuận, Triệu Tài trong 2 năm đầu tiên và dự kiến thêm Triệu Đại, Triệu Trung trong 3 năm tiếp theo. Hơn 1.000 người lớn, trẻ em khuyết tật cùng thân nhân của họ sẽ tham gia, hưởng lợi từ dự án. Mục tiêu hướng đến của Dự án “Chúng ta có thể cùng nhau” là giúp NKT sống tự chủ, độc lập và được thụ hưởng các quyền của mình với vị thế bình đẳng trong xã hội. Để đạt được mục tiêu ấy, dự án tập trung vào 4 lĩnh vực hỗ trợ chính gồm: môi trường sống an toàn; cải thiện sinh kế; cải thiện sức khoẻ thể chất, tinh thần; sự tham gia và ảnh hưởng của người khuyết tật.
- Bà có thể cho biết tại sao SRD đưa Dự án “Chúng ta có thể cùng nhau” đến với Quảng Trị?
- Hỗ trợ NKT, bảo vệ trẻ em và bình đẳng giới là 3 nội dung đan xen trong các lĩnh vực hoạt động chính của SRD, tổ chức đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với NKT tại các tỉnh miền Trung. Từ năm 2012 - 2022, trung tâm chúng tôi đã phối hợp với UBND huyện Gio Linh thực hiện Dự án “Nâng cao vị thế NKT” tại 10 xã của huyện Gio Linh với hơn 2.000 người tham gia, hưởng lợi. Với nhiều nỗ lực, dự án được nhà tài trợ và các bên đánh giá cao cũng như đề xuất nhân rộng ra địa bàn mới có những đặc điểm tương tự. Đó là lý do chúng tôi gắn bó với Quảng Trị.
- Hướng đến người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em không may mắn được khỏe mạnh, lành lặn, cách tiếp cận, hỗ trợ của Dự án “Chúng ta có thể cùng nhau” khác gì so với các chương trình, dự án tương tự đang được triển khai ở Quảng Trị?
- Tháng 6 - 7/2022, khi nhà tài trợ Caritas Úc và Trung tâm SRD phối hợp với UBND huyện Triệu Phong khảo sát xây dựng dự án, nhiều NKT và thân nhân đã tham gia chia sẻ thông tin theo các nhóm khác nhau. Phần lớn bà con đều ngạc nhiên trước cách tiếp cận của dự án. Thông thường, khi triển khai tại địa phương, phần lớn các dự án đã có đầy đủ thông tin, mục tiêu, hoạt động... và cứ thế thực hiện. Với “Chúng ta có thể cùng nhau”, người dân tham gia ngay từ giai đoạn khảo sát thiết kế dự án. Đó cũng là cách tiếp cận khá mới. Nó phản ánh rất cụ thể ngay tại tên gọi dự án là “Chúng ta có thể cùng nhau”. Cụ thể, chúng tôi cùng nhau thảo luận; cùng nhau lập kế hoạch; cùng nhau quyết định; cùng nhau thực hiện và cùng giám sát, đánh giá...
- Sau hơn 1 năm triển khai, Dự án “Chúng ta có thể cùng nhau” đã thu về tín hiệu đáng mừng gì, thưa bà?
- Với cách tiếp cận như đã chia sẻ, người khuyết tật và cộng đồng thực sự tham gia, chủ động và tự quyết định cùng nhau làm gì, làm như thế nào để đạt kết quả tốt nhất như bức tranh tương lai mà họ cùng nhau vẽ ra khi thiết kế dự án. Họ chủ động phát huy các nguồn lực và điểm mạnh đang có với tinh thần, thái độ tích cực.
Sau hơn 1 năm thực hiện, thông qua Dự án “Chúng ta có thể cùng nhau”, đã có 3 câu lạc bộ người khuyết tật được thành lập, đi vào hoạt động ổn định với hơn 200 thành viên là người khuyết tật tự lực và thân nhân của NKT nặng. Dự án đã hình thành và duy trì hoạt động của 3 nhóm tiết kiệm thôn bản. Thông qua dự án, 19 hộ NKT đã được hỗ trợ gia cố nhà tạm; 150 hộ NKT được tập huấn về hòa nhập NKT trong phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai; 116 NKT được hỗ trợ thăm khám định kỳ tại nhà để phục hồi chức năng; 2 lớp học cộng đồng cho trẻ em khuyết tật chưa có cơ hội học hòa nhập được tổ chức và quản lý bởi nhóm cha mẹ; 3 nhóm hỗ trợ cộng đồng được tham gia tập huấn về kỹ năng sơ cấp cứu để có thể hỗ trợ cộng đồng chủ động ứng phó thiên tai; 23 thanh niên và phụ nữ khuyết tật được hỗ trợ kỹ năng bán hàng trực tuyến và khởi nghiệp; 43 hộ được hỗ trợ kỹ thuật và mô hình sinh kế hộ; 10 thành viên hội người mù huyện được học nghề; hàng trăm người lớn và trẻ khuyết tật tham gia truyền thông và chia sẻ các nội dung về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa tai nạn thương tích và bạo hành; 40 học sinh được học bơi an toàn...
Các hoạt động tập huấn của Dự án “Chúng ta có thể cùng nhau” đã giúp nhiều người khuyết tật nâng cao nhận thức,tự tin hòa nhập - Ảnh: T.L
Nhờ thế, nhiều người khuyết tật đã tự tin, cởi mở và hòa đồng hơn. Họ có cơ hội được tiếp cận, quản lý và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn so với trước. Không những thế, người khuyết tật được trải nghiệm, học tập, chia sẻ kinh nghiệm.
Xây dựng môi trường sống an toàn cho người khuyết tật
- Một trong những mục tiêu của Dự án “Chúng ta có thể cùng nhau” là xây dựng môi trường sống an toàn cho người khuyết tật. Thực tế, đây là mục tiêu không hề dễ đạt được. Vậy, thời gian qua, bà cùng đồng sự đã phải nỗ lực như thế nào?
- Vùng dự án của chúng tôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn thương tích. Nguy cơ trẻ khuyết tật bị bạo hành, xâm hại cũng khá cao. Nhận thức rõ điều đó, để xây dựng môi trường sống an toàn cho người khuyết tật, Dự án “Chúng ta có thể cùng nhau” đã có các hoạt động đa dạng như: tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm và truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ em; học bơi và bơi an toàn; phòng ngừa giảm nhẹ rủi ro thiên tai; kỹ năng sơ cấp cứu; trang bị dụng cụ ứng phó thiên tai quy mô hộ và nhóm cộng đồng theo thôn; phối hợp với chính quyền địa phương cắm các biển cảnh báo nguy cơ về tai nạn giao thông và đuối nước ở các khu vực nguy hiểm, thường xuyên xảy ra tai nạn... Chúng tôi nhận thức sâu sắc, để đạt mục tiêu đề ra, cần có sự góp sức giữa các bên, từ chính quyền địa phương đến những người tham gia trong cộng đồng. Sự chung tay ấy đã, đang và sẽ giúp dự án đạt được kết quả theo kế hoạch, như mong đợi.
- Từ thực tiễn triển khai dự án, theo bà việc xây dựng môi trường sống an toàn cho người khuyết tật đang gặp những khó khăn, vướng mắc gì?
- Thực tế, cơ hội tiếp cận và thực hành kỹ năng tự chăm sóc, bảo vệ của người khuyết tật khó mà phù hợp hết với người khuyết tật ở các dạng, mức độ khuyết tật khác nhau cũng như môi trường sống, điều kiện gia đình hiện tại. Nhiều người khuyết tật chưa tự tin, thoải mái bước ra môi trường bên ngoài nên chưa tiếp nhận được những thông tin phù hợp. Một số bậc phụ huynh bảo bọc quá mức khiến trẻ khuyết tật mãi bị phụ thuộc. Không phải trẻ khuyết tật nào cũng có thể đáp ứng các yêu cầu về thể lực để có thể tham gia học bơi và bơi an toàn. Một thực tế khác là các nguồn lực hỗ trợ tăng cường năng lực ứng phó và tự bảo vệ cho NKT cũng như gia đình họ hiện vẫn còn hạn chế... Chúng tôi nhận thức rõ điều đó và đang nỗ lực hướng các hoạt động của dự án vào giải quyết.
- Thời gian tới, SRD tiếp tục có những giải pháp, cách làm gì để xây dựng môi trường sống an toàn cho người khuyết tật và thực hiện thành công các mục tiêu khác của Dự án “Chúng ta có thể cùng nhau”, thưa bà?
- Với Dự án “Chúng ta có thể cùng nhau”, hằng năm, các bên liên quan đều thảo luận để rà soát và đánh giá hiệu quả các hoạt động, đồng thời lập kế hoạch cho năm tiếp theo. Những hoạt động hiệu quả sẽ được chúng tôi tiếp tục duy trì, thực hiện. Trước mắt, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục cắm các biển cảnh báo về tai nạn thương tích ở các điểm nguy cơ; dạy và học bơi an toàn cho nhiều trẻ em các xã dự án; truyền thông kết hợp thực hành kỹ năng tự bảo vệ và phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em ở các trường cũng như trong cộng đồng; duy trì và nhân rộng các lớp học cộng đồng cho trẻ em khuyết tật; chia sẻ và tập huấn về chủ đề bảo vệ trẻ em, hòa nhập NKT trong quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; phối hợp với các bên liên quan để lồng ghép và nhân rộng hoạt động dự án vào chương trình phù hợp tại địa phương...
- Xin cảm ơn bà!
Quang Hiệp(thực hiện)
QTO - Hướng đến Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ IV năm 2024, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Báo Quảng Trị chủ trì, phối hợp với...
QTO - Nhiều thửa đất bị chồng lấn ranh giới; nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được cấp không có số tờ bản đồ và số thửa; nhiều sổ đỏ cấp sai...
QTO - Trên địa bàn TP. Đông Hà hiện có nhiều nút giao là điểm đen, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao. Thực tế này rất cần các cơ quan chức năng...
Gương sáng trong thực hiện nhiệm vụ
QTO - Năm 2023, Quảng Trị là một trong những địa phương hoàn thành tốt công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, góp phần xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ...
QTO - Trước tình hình hoạt động phức tạp của tội phạm mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất ma túy trên tuyến biên giới nói chung và khu vực...
QTO - Để hỗ trợ người lao động tiện lợi trong quá trình nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, từ tháng 5/2022, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Quảng Trị...
Tuân thủ tiêu chuẩn phát triển bền vững ESG (E-Môi trường, S-Xã hội, G-Quản trị) không chỉ là cách tiếp cận kinh doanh có trách nhiệm, mà còn là áp dụng tiến bộ công nghệ, thực...
QTO - Bảy năm làm chiến sĩ tình nguyện trên đất bạn Lào, ngần ấy thời gian chưa phải là dài nhưng đã để lại trong tôi đầy ắp những kỷ niệm khó quên về một...
QTO - Môi trường là một trong những tiêu chí cần thiết và quan trọng trong Bộ tiêu chí quốc gia của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Chính vì...
QTO - Cùng với tiếng nói và chữ viết, trang phục truyền thống là nét đẹp văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc, trong đó có dân tộc Pa Kô ở xã A Bung, huyện...
QTO - Ngày 4/11/2020, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch về phòng, chống mù lòa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và Bệnh viện Mắt Quảng Trị là đơn vị...