Cập nhật:  GMT+7

Hồ Ta Lộc - người kết nối đam mê bảo tồn văn hóa Vân Kiều

“Hiện nay việc bảo tồn văn hóa ở địa phương gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ mai một. Ông Hồ Ta Lộc ở thôn Ra Po đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, sưu tầm, các nhạc cụ truyền thống của người Vân Kiều theo cách riêng của mình. Đặc biệt, ông đã tìm cách kết nối những người có cùng đam mê, làm lan tỏa rộng khắp lòng tự hào, tình yêu văn hóa dân tộc, từ đó nâng cao ý thức của nhiều người ở địa phương đối với việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc Vân Kiều nói riêng, người dân tộc thiểu số nói chung”- Phó Chủ tịch UBND xã Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Hồ Văn Hồng đánh giá về tấm gương điển hình, tâm huyết trên địa bàn xã trong việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa.

Hồ Ta Lộc - người kết nối đam mê bảo tồn văn hóa Vân Kiều

Ông Hồ Ta Lộc (giữa) giới thiệu về các loại nhạc cụ truyền thống của người dân tộc Vân Kiều -Ảnh: N.T

Ông Lộc trước đây là cán bộ xã Xy, hiện đã nghỉ theo chế độ. Ông có niềm đam mê rất đặc biệt với văn hóa dân tộc ngay từ thời niên thiếu, đặc biệt là đối với nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng, các loại nhạc cụ và hát dân ca. Chưa từng được qua lớp đào tạo nào, tất cả kỹ năng biểu diễn ông Lộc đều tự tìm tòi nghiên cứu, đồng thời học hỏi thêm ở các nghệ nhân lớn tuổi trong vùng. Mặc dù bận rộn công việc thường ngày nhưng chưa lúc nào ông dừng việc rèn luyện sử dụng các loại nhạc cụ và hát dân ca.

Ông lấy đó làm niềm vui trong cuộc sống, giải trí sau giờ lao động, giao lưu mỗi dịp gặp mặt hay lễ hội. Vừa tự rèn luyện, vừa nghiên cứu học hỏi thêm nên khả năng biểu diễn các loại nhạc cụ cũng như hát các làn điệu dân ca của ông ngày càng thành thạo hơn.

Hiện nay, ông Lộc là một trong số ít người ở địa phương có khả năng sử dụng tốt các loại nhạc cụ như: cồng, chiêng, trống, khèn bè, đàn troa, đàn ta lư và có thể hát thành thạo các làn điệu dân ca truyền thống của người Vân Kiều như: tà oải, oát, xà nớt... Ngoài ra, ông còn có khả năng chế tác đàn troa và đàn ta lư, riêng đối với khèn bè thì hiện nay ông đang theo học kỹ năng chế tác ở nghệ nhân xã Lìa.

Ông Lộc chia sẻ: “Tôi rất tự hào về văn hóa dân tộc Vân Kiều. Tôi muốn có việc làm cụ thể để những nét đẹp văn hóa đó không bị mai một và mất đi. Mặc dù điều kiện còn khó khăn nhưng tôi sẽ cố gắng tự nghiên cứu, tự rèn luyện để dần dần có thể hiểu sâu hơn về văn hóa dân tộc mình, sau này có thể trao truyền lại cho lớp trẻ”.

Với trăn trở đó, ông Lộc chủ động kết nối những người cùng niềm đam mê, trăn trở như mình để lập nhóm sinh hoạt chung.

Ban đầu chỉ có một vài người ở xã Xy qua các buổi thăm chơi tại nhà ông, rồi đàn hát cho nhau nghe với mục đích giải trí. Dần dần ông đã liên lạc, kết nối với nhiều thành viên khác là người thân quen, bà con hoặc bạn bè ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện như: Ba Tầng, Hướng Sơn, Hướng Tân, Thuận...

Để thuận tiện cho việc gặp gỡ, giao lưu của nhóm, ông Lộc chủ động bố trí, sắp xếp không gian riêng ngay tại nhà mình. Chuẩn bị các điều kiện liên quan như: nhạc cụ, sàn chiếu, nước uống... phục vụ cho việc sinh hoạt của nhóm.

Tranh thủ lúc nông nhàn, các thành viên lại đến nhà ông để sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Trong không khí đoàn kết, ai nấy đều cảm thấy vui vẻ quên đi mọi lo toan của cuộc sống khi được cùng nhau hòa vào các làn điệu dân ca, âm thanh trầm bổng của các loại nhạc cụ.

Không chỉ giao lưu đàn hát, nhóm ông Lộc còn từng bước khơi gợi, làm sống lại văn hóa dân tộc bằng việc tận dụng những tiện ích, sự lan tỏa của không gian mạng.

Ông bố trí thành viên lập trang facebook, youtube... để đăng tải các clip đàn hát hoặc biểu diễn cồng chiêng của nhóm, thu hút đông đảo lượng tương tác của người dân các vùng dân tộc thiểu số trên cả nước, đặc biệt có clip thu hút trên 25 nghìn lượt xem.

Đến nay, nhóm của ông Lộc có 15 thành viên đủ các lứa tuổi, đều có khả năng biểu diễn nhạc cụ, hát dân ca và đặc biệt là có cùng sở thích, đam mê với văn hóa truyền thống.

Ông Lộc cho biết thêm: “Sau hơn 2 năm vận động, kết nối và hỗ trợ nhau tập luyện, đến nay nhóm của chúng tôi cơ bản đã thành thạo hát các làn điệu dân ca và biết sử dụng các nhạc cụ. Điều quan trọng là tất cả thành viên đều có chung trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Để tiếp tục phát huy, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục vận động, tập hợp thêm thành viên, đổi mới nội dung sinh hoạt phù hợp, linh hoạt, đăng ký thành lập câu lạc bộ văn nghệ truyền thống để đề nghị các cấp hỗ trợ thêm điều kiện sinh hoạt, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc”.

Minh Long

Tin liên quan:
  • Hồ Ta Lộc - người kết nối đam mê bảo tồn văn hóa Vân Kiều
    Hồ Văn Lý - Người đam mê bảo tồn văn hóa dân tộc

    Trước nguy cơ dân ca và các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình bị mai một dần và có thể mất hẳn, ông Hồ Văn Lý, người dân tộc Vân Kiều ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa dành nhiều thời gian học hỏi, nghiên cứu, chế tác nhạc cụ cho đến thực hành và truyền dạy cách sử dụng các loại nhạc cụ, các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống, góp phần vào việc bảo tồn văn hóa dân tộc Vân Kiều ở địa phương.

  • Hồ Ta Lộc - người kết nối đam mê bảo tồn văn hóa Vân Kiều
    Bảo tồn văn hóa cồng chiêng của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô

    Trên địa bàn huyện Hướng Hóa hiện có 5 câu lạc bộ cồng chiêng của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở các xã, thị trấn. Hoạt động của các lạc bộ này không chỉ quy tụ, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của người dân địa phương mà còn tạo ra sân chơi bổ ích, gắn kết cộng đồng dân cư...


Minh Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long