Cập nhật:  GMT+7

Hiệu quả từ mô hình thương mại hai chiều đầu tiên của tỉnh

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh ở huyện Đakrông là đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh triển khai mô hình thương mại hai chiều, cung ứng sản phẩm thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Sau hơn 1 năm thực hiện, đến nay, mô hình đạt những kết quả khả quan, được người dân trong vùng đón nhận tích cực.

Hiệu quả từ mô hình thương mại hai chiều đầu tiên của tỉnh

Anh Hùng giới thiệu đến người dân sản phẩm trà do HTX Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh sản xuất - Ảnh: N.P

Chúng tôi có mặt tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh vào thời điểm nơi đây tấp nập người ra vào mua bán hàng hóa. Lúc này, chị Hồ Thị Nhàn, hiện sống tại xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông phấn khởi vì thỏa thuận xong giá bán sản phẩm đậu đen xanh lòng do nhà mình trồng.

Trao đổi với phóng viên, chị cho hay: “Từ khi có mô hình thương mại hai chiều này, chúng tôi yên tâm mua hàng hóa vì biết rõ nguồn gốc. Quan trọng hơn, tại đây có thu mua nông sản nên việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của gia đình làm ra mỗi khi đến mùa thu hoạch không còn là vấn đề nữa. Người dân ở đây ai cũng mong muốn mô hình này ngày càng phát triển, để có thêm nhiều cửa hàng thương mại hai chiều, vừa thu mua, vừa cung cấp đầy đủ các mặt hàng cần thiết cho người dân vùng sâu, vùng xa với giá cả và chất lượng đảm bảo”.

Đối với nhiều người, “thương mại hai chiều” vẫn còn là một thuật ngữ khá mới. Đây cũng là mô hình đầu tiên được xây dựng và thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Theo giải thích của Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh Nguyễn Văn Hùng, mô hình này cung cấp những hàng hóa thiết yếu, vật tư nông nghiệp chất lượng cho người dân trong vùng, từng bước hình thành thói quen tiêu thụ hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cho người dân.

Đồng thời, hỗ trợ thu mua, tiêu thụ những sản phẩm hàng hóa do bà con làm ra, nhất là những mặt hàng OCOP, đặc trưng của địa phương. Qua đó, tạo thuận lợi cho người dân trong giao lưu thương mại, góp phần ổn định thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn thị trấn Krông Klang và các vùng lân cận, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội.

“Lâu nay, các nông sản do đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh sản xuất khá phong phú, tuy nhiên hoạt động tiếp cận thị trường tiêu thụ của các cơ sở sản xuất thuộc vùng này còn hạn chế. Do đó, việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm hàng hoá ở vùng đồng bào DTTS là hết sức cần thiết. Trên thực tế, đa số các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi vẫn tập trung nhiều ở khu vực thành thị và những nơi thuận lợi.

Ở nhiều vùng nông thôn, nhất là các khu vực khó khăn, vùng đồng bào DTTS, hạ tầng thương mại phát triển còn chậm. Việc xây dựng mô hình thương mại hai chiều chính là hạ tầng thương mại quan trọng, thúc đẩy việc đưa hàng hóa lên với đồng bào DTTS, cũng như đưa hàng hóa của đồng bào về các vùng có thị trường dễ dàng hơn”, anh Hùng nói.

Ban đầu anh Hùng thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh vào năm 2020 với mục đích hướng dẫn, hỗ trợ người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng một quy trình sản xuất, chế biến các loại thảo dược quý hiếm trên địa bàn thành các loại trà thơm ngon, bảo quản được lâu ngày; kiểm soát chất lượng sản phẩm rồi phát triển nhãn mác bao bì để sản phẩm có tính thương mại hoá, đưa ra thị trường.

Để HTX hoạt động hiệu quả, anh Hùng đầu tư xây dựng một nhà xưởng sản xuất với diện tích 250 m2 cùng các loại máy móc hiện đại; một vùng trồng nguyên liệu với diện tích 12 ha. Chỉ trong vòng 2 năm sau ngày thành lập, đơn vị của anh đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng khi có các sản phẩm được chứng nhận đạt hạng OCOP 3 sao, 4 sao cấp tỉnh.

Với sự hỗ trợ của Sở Công Thương, vào cuối tháng 11/2023, mô hình thương mại hai chiều tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh được khai trương theo Quyết định số 216/QĐ-BCT ngày 10/2/2023 của Bộ Công thương về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2023.

Thế là từ việc chỉ sản xuất, kinh doanh các loại trà được chiết xuất từ dược liệu tại địa phương thông qua việc liên kết với các doanh nghiệp, HTX khác, anh Hùng đã có thể giới thiệu với người dân địa phương nhiều mặt hàng mới chưa được phổ biến trên địa bàn.

“Khi triển khai xây dựng mô hình thương mại hai chiều, các thành viên của HTX và người dân trong vùng vui mừng, ủng hộ. Việc hỗ trợ của Sở Công thương rất có ý nghĩa, góp phần quan trọng giúp HTX trong phân phối hàng hóa, kết nối cung cầu với thị trường. Qua đó, thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản của người dân trên địa bàn được thuận lợi hơn.

Thời gian tới, HTX sẽ tìm nguồn hàng chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng để cung ứng cho người dân; đồng thời, tích cực triển khai thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa do người dân sản xuất, đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương”, anh Hùng nói.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Hữu Hưng cho hay, dù mới đi vào hoạt động song mô hình thương mại hai chiều tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh đang mang lại những tín hiệu khả quan. Mô hình đã góp phần hỗ trợ nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đơn vị về phân phối hàng hóa, xây dựng thương hiệu, kết nối cung cầu; hỗ trợ duy trì và mở rộng mạng lưới phân phối, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, giới thiệu, quảng bá, bán sản phẩm đến người tiêu dùng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ HTX Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh về nâng cao năng lực quản lý, xây dựng liên kết bền vững với các đơn vị cung ứng, các nhà phân phối trong và ngoài tỉnh để khai thác mô hình thương mại hai chiều một cách có hiệu quả nhất. Từ đó, làm cơ sở để nhân rộng mô hình ra các địa phương thuộc vùng đồng bào DTTS&MN của tỉnh”, ông Hưng cho hay.

Nam Phương

Tin liên quan:
  • Hiệu quả từ mô hình thương mại hai chiều đầu tiên của tỉnh
    Tiếp sức cho người dân vùng cao bằng mô hình thương mại hai chiều

    Được sự hỗ trợ của các cấp, ngành, đơn vị liên quan, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh ở huyện Đakrông vừa cho ra mắt mô hình thương mại hai chiều cung ứng sản phẩm thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đây là mô hình mới, nhận được nhiều sự kỳ vọng của người dân. Nhân dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc trò chuyện với anh NGUYỄN VĂN HÙNG, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh.

  • Hiệu quả từ mô hình thương mại hai chiều đầu tiên của tỉnh
    Hiệu quả từ một mô hình

    Sau hơn 1 năm phát động, mô hình “Phật giáo huyện Hướng Hóa tham gia đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Mô hình này góp phần tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy vai trò của tăng ni, phật tử trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, giữ vững an ninh trật tự tại địa phương.

  • Hiệu quả từ mô hình thương mại hai chiều đầu tiên của tỉnh
    Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi đa con

    Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi cách thức sản xuất mới, gia đình ông Trần Văn Tứ ở Thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng được mô hình chăn nuôi đa con mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông sản ở địa phương.


Nam Phương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cán bộ hội nhiều năm liền sản xuất giỏi

Cán bộ hội nhiều năm liền sản xuất giỏi
2024-10-29 05:10:00

QTO - Với quan niệm là đảng viên, cán bộ hội thì phải năng nổ đi đầu trong mọi việc, anh Hồ Văn Vỹ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hướng Sơn, huyện Hướng...

Chú trọng công tác giảm tổn thất điện năng

Chú trọng công tác giảm tổn thất điện năng
2024-10-24 05:30:00

QTO - Trong những năm gần đây, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để giảm tổn thất điện năng, nâng cao độ tin...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long