{title}
{publish}
{head}
Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 (Chương trình MTQG 1719) là quyết sách lớn cho phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Nhìn lại hơn nửa chặng đường của giai đoạn I, việc thực hiện quyết sách quan trọng này trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đem lại những kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận.
Mô hình trồng chuối lùn bản địa tại xã A Vao, huyện Đakrông - Ảnh: H.T
Giải quyết được các nhu cầu bức thiết của đồng bào DTTS
Thuộc diện hộ nghèo của địa phương, trước đây gia đình 4 người của ông Hồ Văn Long và bà Hồ Thị Phu ở thôn Xi Núc, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa phải sống trong ngôi nhà tạm bợ, xuống cấp, cuộc sống vô vùng khó khăn, thiếu thốn. Qua rà soát, gia đình ông Long được thụ hưởng chính sách hỗ trợ xây mới nhà ở của Chương trình MTQG 1719 với số tiền 40 triệu đồng.
Ông Long chia sẻ: “Ngoài được hỗ trợ tiền, gia đình tôi còn được sự quan tâm, hỗ trợ một số vật dụng cần thiết trong gia đình từ chính quyền địa phương, các tấm lòng hảo tâm để xây mới căn nhà sàn kiên cố rộng 90 m2 . Có nhà mới vững chắc, giúp các thành viên trong gia đình ổn định cuộc sống, yên tâm lao động, sản xuất, vươn lên thoát nghèo”.
Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long Nguyễn Đức Thắng cho biết: “Quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn xã bước đầu đã đem lại kết quả tích cực. Cùng với triển khai hỗ trợ chuyển đổi nghề, phát triển sản xuất, xây dựng các thiết chế văn hóa, xã tập trung chỉ đạo các thôn, bản triển khai hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo.
Ngoài nguồn vốn hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, xã còn huy động lực lượng thanh niên, lao động tại địa phương đóng góp ngày công xây dựng để giảm bớt chi phí cho hộ nghèo”.
Học sinh xã Húc được sử dụng nước sạch tại trường học - Ảnh: H.T
Cùng với hỗ trợ nhu cầu về nhà ở cho hộ nghèo, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, tỉnh đã tập trung xây dựng các công trình thiết yếu trên địa bàn để người dân yên tâm sinh sống, lao động, sản xuất. Chủ tịch UBND xã A Ngo, huyện Đakrông Hồ Tất Huấn cho biết: “Xã A Ngo, huyện Đakrông có 7 thôn, với tổng dân số 3.751 nhân khẩu, 913 hộ.
Người dân trên địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc Pa Kô (chiếm gần 95%). Toàn xã hiện có 429 hộ nghèo (chiếm 46,99%), 101 hộ cận nghèo (chiếm 11,06%). Từ năm 2022-2023, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, xã A Ngo đã được đầu tư 2,1 tỉ đồng bê tông hóa đường nội thôn La Lay và đường nội thôn A Đeng với tổng chiều dài trên 1.000 m; cải tạo, sửa chữa trạm y tế xã với kinh phí 513 triệu đồng. Cải tạo, sửa chữa nhà bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ với tổng mức đầu tư 700 triệu đồng và tu sửa nhiều công trình khác. Hiện nay, các công trình đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đồng bào trong toàn xã.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn như chính sách trợ cước, trợ giá các mặt hàng thiết yếu, vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, chuyển đổi nghề...đã có tác động trực tiếp, góp phần cải thiện đời sống, sản xuất của người dân, nhất là các hộ nghèo. Nhân dân rất phấn khởi và vui mừng vì diện mạo của thôn bản ngày càng được cải thiện, chất lượng đời sống dần được nâng cao”.
Phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi là nhiệm vụ chiến lược lâu dài
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có diện tích hơn 313.000 ha, chiếm 68% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Toàn vùng có 31 xã, thị trấn; 191 thôn vùng DTTS, trong đó có 28 xã, 187 thôn bản đặc biệt khó khăn. Địa bàn miền núi bao gồm 2 huyện Đakrông, Hướng Hóa và một số xã thuộc các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Vĩnh Linh. Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình MTQG 1719, hằng năm, UBND tỉnh phân bổ vốn cho các sở, ngành, địa phương cùng thực hiện.
Việc đối ứng vốn 10% theo quy định được UBND tỉnh đối ứng bằng ngân sách tỉnh và ngân sách của các huyện để thực hiện chương trình. Chương trình MTQG 1719 được triển khai với ưu tiên hàng đầu là giải quyết những nhu cầu bức thiết của đồng bào DTTS ở vùng đặc biệt khó khăn, giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống, tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Chương trình có 10 dự án với tổng nguồn vốn đầu tư phát triển 5 năm là 740.078 triệu đồng sẽ tác động toàn diện lên vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị của tỉnh trong việc triển khai các dự án, tiểu dự án và các nội dung thành phần đảm bảo kế hoạch, đúng đối tượng được thụ hưởng, từ nguồn vốn được phân bổ năm 2022 là hơn 242 tỉ đồng; năm 2023 là 396 tỉ đồng, tỉnh Quảng Trị đã đầu tư xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nhà văn hóa thôn bản, trường học, trạm y tế xã... Cùng với đó, chương trình còn hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, đầu tư mô hình sinh kế, sản xuất theo chuỗi giá trị...
Trong 3 năm từ 2021-2023, điều kiện sinh hoạt của các hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh thay đổi đáng kể với gần 900 hộ nghèo đã được xây dựng nhà ở mới; hỗ trợ 16 công trình nước sinh hoạt tập trung và 2.613 hộ hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán. Mặt khác đã hỗ trợ chuyển đổi nghề, góp phần tạo thêm việc làm mới cho 834 hộ; nhiều tổ nhóm sản xuất được hình thành và hỗ trợ.
Đặc biệt, trong 2 năm 2022 và 2023, từ nguồn vốn được trung ương phân bổ trên 188 tỉ đồng để thực hiện Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Quảng Trị đã giải ngân được trên 185 tỉ đồng, đạt 98,4%. Nhờ vậy, các công trình thiết yếu đã được đầu tư xây dựng, bộ mặt nhiều xã vùng sâu, vùng xa ở Quảng Trị được cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên.
Cụ thể, đã đầu tư xây dựng 106 công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; 7 công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh; 4 nhà sinh hoạt cộng đồng; 2 công trình sửa chữa trạm y tế; 18 công trình trường, lớp học; 4 công trình thủy lợi nhỏ; 1 công trình cải tạo, nâng cấp chợ; 4 công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất; duy tu, bảo dưỡng 67 công trình.
Đến nay, 100% xã, thôn bản đã có điện lưới quốc gia; 98,7% hộ sử dụng điện; 100% xã được phủ sóng truyền hình; 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa; 77% số thôn, bản ấp có đường giao được cứng hóa đến trung tâm xã; 100% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã có trường tiểu học, 75% số xã có trường trung học cơ sở, 38 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ xã có nhà văn hóa là 40,4%; tỉ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 88%.
Để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các nguồn lực vào cuộc sống, tạo sức bật phát triển KT-XH cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian tới, tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giúp người dân hiểu rõ, hiểu đúng về mục tiêu của chương trình, từ đó tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, tạo thuận lợi cho việc tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả chương trình.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn thực hiện chương trình đảm bảo đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững theo thứ tự ưu tiên theo địa bàn, đối tượng thụ hưởng, trên nhu cầu giải quyết những vấn đề bức thiết nhất của từng chương trình về kết cấu hạ tầng KT-XH và các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực nông thôn.
Giải quyết có hiệu quả đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho người dân; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sạt lở, khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp, các ngành từ khâu chuẩn bị đến thực hiện dự án nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, lãng phí trong quá trình thực hiện.
Hà Trang
QTO - “Ăn đi vài con cá/ Dăm bảy cái chột nưa...”, anh Nguyễn Hữu Trung, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hải Lăng đọc một đoạn trong bài thơ “Con...
QTO - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP không những nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông...
QTO - Trong thời gian qua, triển khai các chủ trương của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình...
QTO - Phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là một nhiệm vụ mang tính chiến lược. Đại hội XIII của Đảng...
QTO - Phát huy vai trò người cao tuổi trong xây dựng quê hương
QTO - Cùng với việc thực hiện các phong trào thi đua, thời gian qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Hướng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên...
QTO - Nhờ nguồn vốn vay chính sách, vợ chồng thương binh, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Lai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Hương (53 tuổi) ở thôn Dương Văn...
QTO - Công tác đo đạc, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho...
QTO - Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai năm 2024; Quyết định số 817/QĐ-TTg ngày 9/8/2024 của...
QTO - Mới đây, tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh vừa tổ chức hội thảo tham vấn cộng đồng đề án...
QTO - Từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp và các chợ dân sinh, bếp ăn tập thể, anh Nguyễn Đăng Vương, hội viên Hội Nông dân thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp, huyện...
QTO - Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, tuổi trẻ huyện Đakrông thời gian qua đã có nhiều hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực.