Cập nhật:  GMT+7

Giám sát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triểnKT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều nay 7/11, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trần Huy làm trưởng đoàn làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT về kết quả thực hiện Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 2 - Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ năm 2021 - 2024.

Giám sát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triểnKT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trần Huy kết luận buổi làm việc - Ảnh: L.A

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, tổng nguồn vốn ngân sách trung ương giao từ năm 2021 – 2024 để thực hiện Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân cho Sở Nông nghiệp và PTNT là 73,179 tỉ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp.

Các hoạt động của dự án gồm: hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do UBND xã quản lý với tổng diện tích trên 98.215 ha; mức hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm. Hỗ trợ bảo vệ rừng quy hoạch rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình với diện tích hơn 19.837 ha; mức hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm. Hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ đối với diện tích đất được quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao cho hộ gia đình với tổng diện tích 298 ha, với 300 hộ gia đình tham gia. Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung; hỗ trợ trồng rừng phòng hộ; trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng.

Hiện tại, kinh phí cấp để thực hiện các năm 2021 – 2023 đã được các chủ rừng, địa phương tổ chức thực hiện các hoạt động và giải ngân đúng tiến độ, khối lượng công việc theo kế hoạch hàng năm. Đối với nguồn kinh phí hỗ trợ khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ bảo vệ rừng năm 2024, hầu hết các đơn vị đã chi trả 50%, số còn lại cuối năm sẽ chi trả sau khi được nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng.

Đối với tiểu dự án 2, Sở Nông nghiệp và PTNT được giao quản lý thực hiện nội dung 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị với tổng nguồn vốn từ năm 2022 – 2024 hơn 8,4 tỉ đồng. Tuy nhiên, do vướng mắc, chồng chéo trong các văn bản quy định của trung ương về đối tượng, mua sắm, thẩm quyền quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đối với nội dung hỗ trợ sản xuất nên đến hết năm 2024 chỉ có 1 kế hoạch liên kết được thực hiện với tổng kinh phí hơn 758 triệu đồng. Nguồn kinh phí còn lại đã điều chuyển cho đơn vị khác có nhu cầu nhằm đảm bảo giải ngân nguồn vốn theo đúng quy định.

Về nguồn vốn thực hiện tiểu dự án 2 do các địa phương làm chủ đầu tư, tổng nguồn vốn được phân bổ khoảng 89,3 tỉ đồng để thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển sản xuất. Đối với hoạt động này, UBND các xã, thị trấn trực tiếp thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, tập trung vào chăn nuôi bò sinh sản và dê sinh sản.

Tại buổi làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT đã kiến nghị cần bố trí kinh phí thực hiện từ đầu năm để các địa phương, đơn vị chủ động trong công tác khoán bảo vệ rừng; cấp bổ sung đủ nguồn kinh phí giao khoán bảo vệ rừng còn lại của năm 2021 để đơn vị có chi phí thanh toán cho các hộ, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng; ban hành quyết định quy định về thời gian chưa tự túc được lương thực, mức trợ cấp và số lần trợ cấp gạo. Đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc do các quy định của chương trình và văn bản hướng dẫn của trung ương.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trần Huy đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với thực hiện các hoạt động hỗ trợ sản xuất, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về mục tiêu, ý nghĩa của chương trình.

Lưu ý các kiến nghị, đề xuất tháo gỡ khó khăn của đơn vị trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cần cụ thể, ngắn gọn, đúng trọng tâm. Trên cơ sở đó đoàn giám sát HĐND tỉnh sẽ tiếp thu, báo cáo đề xuất trung ương có giải pháp tháo gỡ.

Về kiến nghị bố trí kinh phí thực hiện khoán bảo vệ rừng từ đầu năm, đề nghị Ban Dân tộc tỉnh nghiên cứu đề xuất phương án tạm ứng kinh phí hỗ trợ để các địa phương, đơn vị chủ động trong triển khai thực hiện.

Lê An

Tin liên quan:
  • Giám sát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triểnKT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Tập huấn nghiệp vụ giám sát Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển ...

    Hôm nay 18/6, tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ giám sát Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 cho cán bộ làm công tác mặt trận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng dự hội nghị.

  • Giám sát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triểnKT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Nhiều khó khăn trong giải ngân Chương trình MTQG Phát triển KT-XH vùng đồng bào ...

    Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, trong đó việc giải ngân chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 đang gặp nhiều vướng mắc.


Lê An

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long