Cập nhật:  GMT+7

Phát huy hiệu quả chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

HÀ SỸ ĐỒNG, UVBTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị

Phát huy hiệu quả chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là một nhiệm vụ mang tính chiến lược. Đại hội XIII của Đảng xác định:“Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng bào DTTS về phát triển sản xuất, tạo sinh kế, việc làm, nước sinh hoạt, định canh, định cư bền vững, ổn định cho đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới...”.

Triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030” được xem là nền tảng, cơ sở để khai thông các chương trình MTQG đạt hiệu quả, thực chất đối với đặc thù của vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị, góp phần thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS phát triển KTXH, thực hiện giảm nghèo đa chiều một cách bền vững.

Trong những năm qua thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối kết hợp của các sở, ban ngành và địa phương, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân, các cấp ủy đảng, chính quyền luôn quan tâm chăm lo, tạo điều kiện cho vùng đồng bào DTTS phát triển, củng cố khối đoàn kết toàn dân. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, quyết định, kế hoạch, chương trình công tác trọng tâm về thực hiện chính sách dân tộc, chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS như: Kết luận số 175-KL/TU ngày 6/12/2021 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 149/2021/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; Quyết định số 220/QĐ-UBND ngày 18/1/2022 và Quyết định số 833/QĐUBND ngày 18/3/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Chương trình công tác trọng tâm năm 2022 giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành thực hiện.

Đặc biệt năm 2022 là năm đầu tiên triển khai Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là chương trình). Đây là chương trình lớn, trong đó 10 dự án, nội dung thuộc nhiều lĩnh vực và do các ngành khác nhau chủ trì, tổ chức thực hiện, đã tích hợp những chính sách trung ương dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi trong giai đoạn trước và bổ sung thêm các chính sách mới.

Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2020, trước thời điểm thực hiện chương trình, vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Trị còn 11.100 hộ nghèo, chiếm hơn 60% số hộ nghèo toàn tỉnh và chiếm tới 45% số hộ đồng bào DTTS toàn tỉnh. Khi thực hiện chương trình, tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu đưa mức thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020 và tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4%-5%/năm.

Phát huy hiệu quả chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Mùa thu hoạch cà phê ở huyện Hướng Hóa - Ảnh: T.T

Để triển khai có hiệu quả chương trình, UBND tỉnh đã tham mưu HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng để triển khai, bao gồm: các nghị quyết về nguyên tắc tiêu chí định mức phân bổ vốn để thực hiện chương trình; về cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình MTQG và giữa các chương trình MTQG với các chương trình, dự án khác làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện.

Các văn bản về kiện toàn, tổ chức hoạt động của ban chỉ đạo, bộ máy giúp việc ban chỉ đạo thực hiện các chương trình, thành lập tổ công tác về chương trình, quy chế hoạt động của ban chỉ đạo các chương trình MTQG; cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình; giao nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện 10 dự án thành phần của chương trình. Các kế hoạch thực hiện chương trình trong giai đoạn 2021- 2025 và hằng năm.

Trong các kế hoạch đã xác định rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng, giải pháp thực hiện và nhiệm vụ của các sở ngành, địa phương có liên quan. Trên cơ sở các kế hoạch thực hiện được phê duyệt, Ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính tham mưu, phân bổ vốn để thực hiện chương trình trong giai đoạn 2021-2025 và hằng năm theo đúng quy định.

Quá trình thực hiện, tỉnh đã bám sát quy định của trung ương để triển khai, mặc dù bước đầu gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, BCĐ chương trình và các sở ngành, địa phương đã có quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy việc thực hiện chương trình.

Sau gần 3 năm triển khai, chương trình đã tích hợp nhiều chương trình chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, được thực hiện trên các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi. Cơ sở hạ tầng, KT-XH vùng DTTS miền núi tiếp tục được đầu tư theo tiêu chí NTM. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, thương mại dịch vụ phát triển, kinh tế nông nghiệp phát triển đa dạng, đời sống vật chất, tinh thần đồng bào được nâng lên.

Hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi, nước sinh hoạt được chú trọng đầu tư. Các chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân để thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế hộ tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững. Tỉ lệ hộ nghèo cuối năm 2023 so với cuối năm 2022 tại 38 xã có đồng bào DTTS sinh sống giảm 5,05%, tại 31 xã vùng dân tộc DTTS và miền núi giảm 6,92%, tại các xã đặc biệt khó khăn giảm 7,47%.

Tuy nhiên, phát triển KT-XH, giảm nghèo vùng DTTS là nhiệm vụ lâu dài, cần phải có thời gian, kiên trì để thực hiện mục tiêu đề ra trong cả hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện, không chủ quan nóng vội, không chạy theo thành tích.

Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp phải quán triệt đầy đủ trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của mình, phải huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội mới có thể thành công.

Trong đó, vai trò của người dân, đặc biệt là bản thân người nghèo là nhân tố quyết định đến sự bền vững của chương trình. Vì vậy, phải khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của chính bản thân người dân, kết hợp với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội để thực hiện mục tiêu đặt ra.

Phát huy hiệu quả chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa nhìn từ trên cao - Ảnh: T.T

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức và Nhân dân trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, cuộc vận động về giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM, phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp, các ngành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện chương trình. Tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường phân cấp cho cơ sở để tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương, các cấp, các ngành trong triển khai, thực hiện chương trình trên cơ sở nội dung, định hướng, lĩnh vực cần ưu tiên, phù hợp với đặc thù, điều kiện, tiềm năng lợi thế từng địa phương, từng vùng theo quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, dễ thực hiện.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời nguồn lực thực hiện các chương trình theo quy định. Cân đối bố trí đủ vốn đối ứng ngân sách địa phương và tăng cường các nguồn huy động, khuyến khích đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn đối ứng, tham gia, đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng chương trình.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững theo thứ tự ưu tiên theo địa bàn đầu tư, đối tượng thụ hưởng, trên nhu cầu giải quyết những vấn đề bức thiết nhất của từng chương trình về kết cấu hạ tầng KT-XH và các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất tại vùng đồng bào DTTS, khu vực nông thôn.

Giải quyết có hiệu quả đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho người dân, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng DTTS, miền núi, biên giới, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sạt lở, khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi và hướng dẫn, hỗ trợ sử dụng hiệu quả vốn vay để phát triển kinh tế; hỗ trợ cho các hộ nghèo, nhất là những hộ thuộc các nhóm DTTS khó khăn nhất, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và trẻ em, phụ nữ.

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động và triển khai việc xây dựng nếp sống văn hóa ở nông thôn; bảo tồn, phát huy bản sắc, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn, gắn với phát triển du lịch nông thôn. Rà soát, đầu tư hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình MTQG ở các cấp, các ngành từ khâu chuẩn bị đến thực hiện dự án nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, lãng phí trong quá trình thực hiện, để vùng đồng bào dân tộc thiểu số trở thành những miền quê trù phú, bình yên.

Tin liên quan:
  • Phát huy hiệu quả chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Nâng cao hiệu quả Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân ...

    Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được quan tâm triển khai trên địa bàn tỉnh với nhiều giải pháp và bước đầu đạt được một số kết quả đáng kể. Chương trình từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi; góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, chương trình vẫn còn nhiều khó khăn, cần tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ kịp thời.

  • Phát huy hiệu quả chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Thực hiện tốt các chính sách tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

    Trong những năm qua, nhiều chương trình, dự án được triển khai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi huyện Hướng Hóa như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình giảm nghèo bền vững; Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó; Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho ...



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Kể chuyện sản phẩm OCOP

Kể chuyện sản phẩm OCOP
2025-01-18 05:55:00

QTO - Không chỉ là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm OCOP còn mang trong mình những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của những người...

Quan tâm xây dựng sản phẩm du lịch OCOP

Quan tâm xây dựng sản phẩm du lịch OCOP
2024-11-14 05:20:00

QTO - Mới đây, tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh vừa tổ chức hội thảo tham vấn cộng đồng đề án...

Biến rác thải thành tài nguyên

Biến rác thải thành tài nguyên
2024-11-14 05:10:00

QTO - Từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp và các chợ dân sinh, bếp ăn tập thể, anh Nguyễn Đăng Vương, hội viên Hội Nông dân thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp, huyện...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long