Cập nhật:  GMT+7

Nâng cao hiệu quả Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được quan tâm triển khai trên địa bàn tỉnh với nhiều giải pháp và bước đầu đạt được một số kết quả đáng kể. Chương trình từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi; góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, chương trình vẫn còn nhiều khó khăn, cần tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Nâng cao hiệu quả Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Lệ Hà kiểm tra xây dựng nhà ở tại huyện Đakrông do Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi hỗ trợ - Ảnh: TRẦN NGUYỆT

Để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các sở, ngành tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các dự án thành phần của chương trình sát thực tiễn của từng đơn vị, địa phương.

Đồng thời, ban hành kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện chương trình giai đoạn 2021- 2025, trong đó, tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ giải đáp những khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn các địa phương thực hiện các nội dung của chương trình đảm bảo theo quy định. Công tác tuyên truyền các văn bản liên quan đến chương trình được các cấp, ngành, địa phương phổ biến, quán triệt sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng.

Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, người dân, doanh nghiệp và xã hội về vai trò, tầm quan trọng của chương trình; tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, thúc đẩy phát triển KT-XH, từng bước xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thực hiện chương trình nói trên, hiện nay, Quảng Trị đang triển khai 10 dự án thành phần và các nội dung của 15 tiểu dự án. Qua một thời gian thực hiện, chương trình đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự quan tâm, hỗ trợ cho quá trình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi của cả hệ thống chính trị; chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng và xây dựng được hệ thống các cơ quan, đơn vị gắn kết với nhau, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cùng hướng đến mục tiêu phát triển KT-XH cho vùng đồng bào DTTS và miền núi chặt chẽ hơn trước.

Đã thực hiện được nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực cho người dân về cơ sở hạ tầng, cải thiện các điều kiện sinh hoạt thiết yếu, hỗ trợ chuyển đổi nghề, nâng cấp điều kiện sinh hoạt văn hóa và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, giảm tình trạng bất bình đẳng giới... Tạo ra sự đoàn kết thống nhất của các cấp, ngành trong việc triển khai thực hiện chương trình; tăng cường hơn ý thức tự chủ của đồng bào DTTS và miền núi đối với sự phát triển của cộng đồng.

Theo số liệu báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tỉ lệ hộ nghèo 28 xã đặc biệt khó khăn từ đầu năm 2022-2023 giảm bình quân 5,85%, đạt mục tiêu chương trình đặt ra (hằng năm giảm 3% - 4%), là điều kiện thuận lợi để giảm số xã và thôn, bản thuộc diện đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chương trình còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Chương trình có nhiều nội dung phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực và do các ngành khác nhau chủ trì, tổ chức thực hiện.

Trong quá trình thực hiện bước đầu gặp nhiều lúng túng do các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương thực hiện chương trình còn chưa cụ thể, rõ ràng, còn chung chung. Một số văn bản hướng dẫn ban hành chậm, nguồn vốn cho chương trình trong giai đoạn 2021-2025 được phân bổ muộn làm cho công tác giải ngân toàn chương trình bị chậm so với yêu cầu.

Bên cạnh đó, về phía các địa phương gặp những khó khăn nhất định khi triển khai nội dung hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Thực trạng quỹ đất của một số xã qua rà soát không đủ để thực hiện theo yêu cầu của chương trình về nội dung hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất; quy hoạch sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc...

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Lệ Hà cho biết: “Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục tham mưu UBND tỉnh các giải pháp thúc đẩy chương trình. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức và Nhân dân trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ban chỉ đạo thực hiện chương trình từ tỉnh đến huyện tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời nguồn lực thực hiện chương trình theo quy định. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững theo thứ tự ưu tiên địa bàn đầu tư, đối tượng thụ hưởng, nhu cầu giải quyết những vấn đề bức thiết nhất của từng chương trình về kết cấu hạ tầng KT-XH và các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất tại vùng đồng bào DTTS, khu vực nông thôn. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn nội tại hiện nay.

Giải quyết có hiệu quả đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho người dân; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng DTTS, miền núi, biên giới, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sạt lở, khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi và hướng dẫn, hỗ trợ sử dụng hiệu quả vốn vay để phát triển kinh tế. Bảo tồn, phát huy bản sắc, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn, gắn với phát triển du lịch nông thôn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, lãng phí trong quá trình thực hiện. Ban Dân tộc tỉnh đề nghị Trung ương tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình; chỉ đạo công tác phối hợp giữa các bộ, ngành với địa phương, chủ động rà soát lại các văn bản quy định chưa rõ ràng, cụ thể; chỉ đạo các bộ, ngành ban hành các quy định, định mức, hướng dẫn thực hiện còn thiếu để làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện chương trình.

Tăng cường công tác tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách chung cũng như các văn bản quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện chương trình. Phân bổ kinh phí đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương”.

Kô Kăn Sương

Tin liên quan:

Kô Kăn Sương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cầu nối việc làm cho đoàn viên

Cầu nối việc làm cho đoàn viên
2024-10-31 05:30:00

QTO - Dù cần nhau nhưng thời gian qua, nhiều doanh nghiệp và lao động trẻ trong tỉnh vẫn chưa tìm thấy tiếng nói chung về vấn đề việc làm. Nhận thức rõ...

Phó trưởng công an phường làm theo lời Bác

Phó trưởng công an phường làm theo lời Bác
2023-12-05 05:10:00

QTO - Trong phong trào “Công an nhân dân thi đua học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”, có rất nhiều tấm gương cán bộ, chiến sĩ nêu cao tinh thần trách...

Xã luận: Vì cơ đồ Việt Nam!

Xã luận: Vì cơ đồ Việt Nam!
2023-11-30 06:36:00

(QĐND) - Quốc hội tiến hành Kỳ họp thứ sáu trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường khiến lạm phát tăng cao, tăng trưởng không đạt như...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết