{title}
{publish}
{head}
Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đến các xã có mức sinh cao, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao và xã thuộc địa bàn khó khăn đợt 1 (gọi tắt là chiến dịch) ở Quảng Trị bước đầu đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, góp phần quan trọng thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch về dân số đã đề ra.
Cán bộ Trạm Y tế thị trấn Gio Linh tư vấn sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho bà mẹ mang thai - Ảnh: N.T
Để chiến dịch đạt được kết quả cao, Chi cục Dân số tỉnh tham mưu Sở Y tế ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chiến dịch; phối hợp với trung tâm y tế (TTYT) các huyện, thị xã, thành phố thu thập thông tin, đánh giá thực trạng công tác dân số của địa phương, lựa chọn xã triển khai theo đúng tiêu chí của địa bàn chiến dịch.
Trên cơ sở đó, các TTYT đã chủ động tham mưu Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác dân số và phát triển huyện ban hành kế hoạch chiến dịch tại địa phương. Tổ chức hội nghị triển khai và giao chỉ tiêu chiến dịch cho các xã, phường, thị trấn. Phân công thành viên BCĐ phụ trách địa bàn. Chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị, thuốc thiết yếu, phương tiện tránh thai.
Chỉ đạo trạm y tế xã chuẩn bị cơ sở vật chất; cử cán bộ phòng dân số thường xuyên hỗ trợ trạm y tế chuẩn bị và tổ chức triển khai chiến dịch.
Chị Nguyễn Thị Kim Chi, viên chức dân số xã Cam Chính, huyện Cam Lộ chia sẻ: “Cùng với kế hoạch đề ra, xã tăng cường tuyên truyền, vận động trực tiếp tại hộ gia đình qua đội ngũ cộng tác viên dân số. Rà soát và xác định nhóm đối tượng ưu tiên để tập trung tư vấn, vận động và lập danh sách đăng ký sử dụng các gói dịch vụ của chiến dịch”.
Các hoạt động truyền thông về chiến dịch được tổ chức đồng bộ trên hệ thống thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở, trên trang mạng xã hội của ngành dân số và trạm y tế; nói chuyện chuyên đề tuyên truyền, tư vấn về chiến dịch; treo pano, khẩu hiệu trên các tuyến đường và khu dân cư; cấp phát tờ rơi cho người dân về thông tin, kiến thức để nâng cao hiểu biết cơ bản về sức khỏe sinh sản (SKSS)/KHHGĐ, làm mẹ an toàn, phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản cho phụ nữ.
TTYT các huyện Cam Lộ, Gio Linh, thị xã Quảng Trị đã tham mưu BCĐ công tác dân số và phát triển huyện, thị xã lựa chọn xã tổ chức lễ phát động ra quân chiến dịch điểm của địa phương. Lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ cấp huyện, xã, thôn và đông đảo các tầng lớp nhân dân của xã đã tham gia lễ phát động nắm bắt các thông tin, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân số trong tình hình mới.
Sở Y tế và Chi cục Dân số tỉnh thành lập đoàn giám sát hỗ trợ chiến dịch và tiến hành giám sát tại 13 xã, phường, thị trấn. Đồng thời, Chi cục Dân số tỉnh phân công công chức phụ trách địa bàn chiến dịch và tiến hành giám sát hỗ trợ tại 24 xã, phường, thị trấn, trong đó tập trung ưu tiên giám sát hỗ trợ các hoạt động trước chiến dịch. TTYT các huyện, thị xã, thành phố cử cán bộ giám sát tại 100% địa bàn triển khai chiến dịch.
Chiến dịch triển khai tại 61/125 xã, phường, thị trấn (chiếm 48,8% so với tổng số xã, phường, thị trấn của tỉnh). Trong đó, chiến dịch đợt 1 triển khai tại 100% xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn chiến dịch. Nhìn chung, trong quá trình tổ chức thực hiện cơ bản các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai theo đúng tiến độ đề ra.
Từ sự chỉ đạo quyết liệt của BCĐ chiến dịch các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và sự nỗ lực của tập thể đội ngũ cán bộ dân số cơ sở, kết quả thực hiện chiến dịch đợt 1 đạt được rất đáng khích lệ.
Gói dịch vụ KHHGĐ đạt 94,5% so với kế hoạch chiến dịch năm, trong đó biện pháp tránh thai dài hạn đạt 76,9%, biện pháp tránh thai ngắn hạn đạt 106%. Số lượt phụ nữ khám SKSS đạt 82,7%. Số phụ nữ điều trị viêm nhiễm đạt 71,3%.
Số nam/nữ thanh niên được tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân đạt 115,3%. Số phụ nữ mang thai được tư vấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh đạt 82%... Một số đơn vị đạt kết quả cao, thực hiện tốt gói dịch vụ KHHGĐ như: Hướng Hóa đạt 103,9%, Cam Lộ đạt 101,6%, thị xã Quảng Trị đạt 98,1% so với kế hoạch chiến dịch năm...
Tuy nhiên, chiến dịch năm nay còn không ít hạn chế, tồn tại, đó là: nội dung, hình thức truyền thông tại cơ sở còn mang tính rập khuôn, chưa cụ thể và chủ yếu tập trung vào truyền thông huy động cộng đồng. Ngân sách cấp huyện bổ sung cho chiến dịch còn hạn chế, chủ yếu là ngân sách cấp tỉnh và một phần kinh phí cấp xã nên chưa đảm bảo nguồn lực thực hiện đồng bộ các nội dung hoạt động của chiến dịch. Các gói dịch vụ về nâng cao chất lượng dân số: Tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn và tư vấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh chưa được chú trọng đúng mức nên chất lượng cung cấp gói dịch vụ này còn hạn chế...
Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh Nguyễn Hương Chương cho biết: “Tổ chức chiến dịch là giải pháp có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm sinh, ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dân số. Vì vậy, ngay sau khi kết thúc chiến dịch đợt 1, Chi cục Dân số tỉnh đề nghị các địa phương tổ chức, đánh giá rà soát lại kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của chiến dịch đợt 1, nhất là các địa phương đạt chỉ tiêu thấp so với kế hoạch chiến dịch năm cần rút kinh nghiệm để chủ động xây dựng triển khai chiến dịch đợt 2, phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch.
Đồng thời, chủ động cân đối nguồn kinh phí chiến dịch tỉnh cấp năm 2024 cho các địa phương; tiếp tục tham mưu đề xuất UBND huyện bố trí thêm kinh phí cấp huyện và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn hỗ trợ thêm kinh phí để chiến dịch đợt 2 đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra”.
Ngọc Trang
QTO - Công tác truyền thông được xác định là nhiệm vụ quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH),...
QTO - Năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quảng Trị đã triển khai thực hiện kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quảcác mục tiêu, nhiệm vụ,...
QTO - Tôi là người Vĩnh Linh. Tôi sinh ra, lớn lên, học tập, công tác và bây giờ về nghỉ hưu đều gắn bó với những diễn biến lịch sử và sự đổi thay của mảnh...
QTO - Là một địa phương vùng trũng của huyện Hải Lăng, những năm gần đây, bên cạnh mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, việc cải thiện các chỉ số...
QTO - Bà là Kăn Đê, một người phụ nữ Pa Kô đã ngoài 80 tuổi, hiện đang sống tại thôn Cu Tài 1, xã A Bung, huyện Đakrông.
QTO - Xã Hiền Thành nằm ngay bờ Bắc sông Bến Hải là tên gọi mới sau khi sáp nhập đơn vị hành chính từ 2 xã Vĩnh Hiền và Vĩnh Thành. Đây là vùng quê cách...
QTO - Gắn bó với nhiệm vụ không phải ai cũng đủ tâm huyết, trách nhiệm để làm, thời gian qua, chị LÊ MINH NGỌC, Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty...
QTO - Hơn 1 tháng nay, người dân đi lại, sinh sống trên đường 2/4, tuyến phố trung tâm của thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh luôn cảm thấy bất an vì nhiều...
QTO - Năm 2024, mặc dù triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức nhưng Cụm thi đua BHXH huyện, thị xã thuộc BHXH tỉnh đã chủ động,...
QTO - Công tác điều dưỡng cho người có công (NCC) là một trong những nội dung quan trọng của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, thể hiện lòng...
QTO - 15 năm qua, Chi hội Võ thuật cổ truyền huyện Gio Linh đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện, đóng góp tích cực vào việc gìn giữ, phát huy tinh...
QTO - Sinh ra và lớn lên ở huyện vùng cao Đakrông, tỉnh Quảng Trị, từ nhỏ em Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, ở thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông luôn ấp ủ...