Cập nhật:  GMT+7

Hành trình tìm lại đôi chân kỳ diệu của 2 cậu bé vùng cao

Dù phía trước còn nhiều tháng trời để tập đi, nhưng đến lúc này hành trình tìm lại đôi chân của Lâm và Dũng (2 cậu bé vùng cao ở Quảng Trị và Quảng Nam) là một điều kỳ diệu. Các em may mắn gặp đúng người, đúng thời điểm để rồi từ những đứa trẻ tật nguyền, các em đã dần đứng được trên đôi chân của mình...

Hành trình tìm lại đôi chân kỳ diệu của 2 cậu bé vùng cao

Cơ may đến với những cậu bé thiệt thòi

Hồ Thanh Lâm (8 tuổi), người dân tộc Pa Kô, trú ở bản Pa Nho, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, từ khi lọt lòng đã bị dị tật bẩm sinh cả 2 chân. Chân trái của em cong về trước bụng, chân phải quặp lại sau lưng.

Thấy con trai út dị tật, người bố bỏ đi. Dù cảnh nhà khó khăn nhưng Lâm cũng được mẹ nhiều lần vào ra bệnh viện để chạy chữa. Hồi năm Lâm lên 2 tuổi, một dự án phi chính phủ đã tài trợ mổ chân cho em. Sau ca mổ được hai tháng, đang trong quá trình tập luyện nhưng vì hết tiền nên bà Hồ Thị Ê (mẹ Lâm) bồng con... trốn ra viện. Từ đó, bàn chân em không duỗi thẳng được, phải bò bằng tay khi di chuyển. Điều may mắn của Lâm là vẫn được đến trường, nhờ những người bạn tốt cõng đi, cõng về.

Trong khi đó, em Nguyễn Đình Dũng (3 tuổi), người dân tộc Cơ Tu sinh sống ở thôn Đông Sơn, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, cũng bị dị tật bẩm sinh từ nhỏ. Cảnh nhà khốn khó không cho phép gia đình Dũng đưa em đi thăm khám, chữa trị mà để em lớn lên như cây cỏ bên đường. Với đôi chân bị co quắp, Dũng di chuyển bằng cách trườn, bò...

Hành trình tìm lại đôi chân kỳ diệu của 2 cậu bé vùng cao

GS, BS Rene Esser thăm khám cho 2 bạn nhỏ -Ảnh: THANH LỘC

Tưởng như cuộc đời của Lâm và Dũng sẽ không có cơ hội đứng lên, đi lại như bao người thì những tia sáng hy vọng lóe lên. 2 em đã được những người tốt đến từ Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Bạn thương nhau biết đến. Anh Nguyễn Bình Nam (sống ở TP. Đà Nẵng, hiện công tác trong ngành điện lực, Chủ nhiệm CLB Bạn thương nhau) cho biết, nhiều năm qua, do CLB thường xuyên có các hoạt động vì cộng đồng tại khu vực rẻo cao miền Trung nên tiếp xúc với rất nhiều thầy cô giáo.

Với ý tưởng hỗ trợ các bạn nhỏ thiệt thòi ở vùng cao có cơ hội chăm sóc y tế, CLB đã kết nối với nhiều thầy cô để ghi nhận thông tin. “Chúng tôi mong muốn giúp đỡ những bạn nhỏ bị bệnh nặng được chữa lành để có thể thay đổi cuộc đời”, anh Nam nói.

Từ kênh này, anh Nam cùng đồng đội của mình đã tìm thấy Lâm và Dũng, hai cậu bé khuyết tật đáng thương ở những xã nghèo của tỉnh Quảng Trị và Quảng Nam. Những người trẻ thiện nguyện này đã lặn lội đến tận nhà của 2 em nhỏ, thuyết phục, động viên gia đình bước cùng họ trên hành trình đi tìm lại đôi chân lành lặn cho 2 em.

Điều diệu kỳ nối tiếp

Sau khi đưa Lâm và Dũng đến các cơ sở y tế gần nhà để chụp chiếu sơ bộ, xác định tình trạng của đôi chân, bằng mối quan hệ cá nhân, anh Nam đã gửi hồ sơ của 2 em đến các cơ sở y tế và bác sĩ giỏi chuyên khoa chấn thương chỉnh hình trong cả nước để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nỗ lực của anh Nam đã được đáp lại nhiều hơn điều anh mong đợi.

Đó là sự phản hồi của bác sĩ, giáo sư người Mỹ gốc Pháp, một chuyên gia về chấn thương chỉnh hình, có tên là Rene Esser. “Giáo sư Rene Esser liên lạc với tôi nói đang ở Việt Nam và sẽ lùi thời gian về Mỹ để có thể thăm khám ban đầu cho Lâm và Dũng. Như bắt được vàng, chúng tôi lập tức thuyết phục gia đình hai em cùng lên đường vào TP.Hồ Chí Minh với lời hứa sẽ đài thọ tất cả chi phí vé máy bay, ăn ở...”, anh Nam thuật lại.

Hành trình tìm lại đôi chân kỳ diệu của 2 cậu bé vùng cao

Anh Nguyễn Bình Nam (trái) và gia đình 2 em Lâm và Dũng chuẩn bị lên sân bay vào TP.Hồ Chí Minh để “tìm lại” đôi chân cho các em -Ảnh: THANH LỘC

Sau khi thăm khám, giáo sư Rene Esser quyết định trực tiếp mổ chân cho Lâm và Dũng mà không lấy một đồng thù lao nào. Đây quả là một điều kỳ diệu... Một điều kỳ diệu khác lại đến khi Bệnh viện quốc tế Mỹ (AIH) ở TP.Hồ Chí Minh đã đồng ý hỗ trợ để ca mổ được tiến hành tại đây, tất cả đều miễn phí. Ca mổ của Lâm và Dũng diễn ra vào ngày 6/4 vừa qua.

Ca của Dũng có vẻ đơn giản hơn khi chỉ kéo dài khoảng 3 tiếng, các bác sĩ đã nắn lại xương chân bị khèo. Trong khi với Lâm, mọi thứ phức tạp hơn do em đã từng 1 lần phẫu thuật, nên ca mổ kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ để bác sĩ sắp lại xương đầu gối và xương chân trái.

Là người trực tiếp vào TP. Hồ Chí Minh, 3 đêm liền anh Nam thức trắng sau phẫu thuật vì đây là khoảng thời gian hết sức căng thẳng. Hết thuốc mê, những đau đớn về thể xác khiến hai em nhỏ khóc liên tục, dù thuốc giảm đau đã được sử dụng nhiều nhất có thể. “Mãi đến ngày thứ 4 sau phẫu thuật, những nụ cười đầu tiên mới hé trên môi của hai bạn nhỏ. Cũng trong sáng này, sau khi khám, đánh giá lại toàn bộ, giáo sư Rene Esser thông báo cả hai ca mổ đều thành công bước đầu. Tôi nghe mà đến giờ vẫn lâng lâng”, anh Nam cho biết.

Phía trước của Lâm, Dũng và những tấm lòng hảo tâm của CLB Bạn thương nhau vẫn còn rất nhiều việc phải làm nếu như muốn hai em có thể đứng dậy đi lại như người bình thường. Thời gian phục hồi, trị liệu, tập đi sẽ phải tính bằng tháng, đặt ra nhiều vấn đề về kinh phí, nơi ăn chốn nghỉ cho các em và thân nhân.

“Chúng tôi đã tìm được nhà trọ cho hai em và gia đình, kết nối với điều dưỡng của một bệnh viện để họ đến nhà trọ theo dõi, vệ sinh hằng ngày cho các em. Về lâu dài, chúng tôi sẽ tính đến phương án kêu gọi kinh phí. Chúng tôi có rất nhiều hy vọng, bởi giáo sư Rene Esser cho biết hai trường hợp này có thể đi lại trong một năm. Tin rằng nụ cười của các em nhỏ sẽ giúp chúng tôi làm được tất cả”, anh Nam nói.

Là hai người mẹ vùng cao chất phác, thật thà, bà Hồ Thị Ê và Lê Thị Dên (mẹ Dũng) chỉ biết rơi nước mắt, nắm chặt tay những ân nhân đã lo cho con mình, nhiều hơn những gì mà họ có thể làm...

Nguyễn Phúc

Tin liên quan:
  • Hành trình tìm lại đôi chân kỳ diệu của 2 cậu bé vùng cao
    Chàng trai da cam và hành trình kỳ diệu

    (QT Xuân) - Đó là một hành trình không ai có thể tin được. Từ một cậu bé bị di chứng chất độc da cam nặng nề với cánh tay trái teo sát vào vai, không có bàn tay và tay phải chỉ có 2 ngón, Trần Tôn Trung Sơn (quê ở xã Trung Sơn, huyện Gio Linh) đã vào được Trường Đại học Harvard danh tiếng nhất thế giới và hiện tại đang làm cố vấn cao cấp cho Tập đoàn IBM tại Mỹ.

  • Hành trình tìm lại đôi chân kỳ diệu của 2 cậu bé vùng cao
    Hành trình nuôi sống em bé chỉ nặng 670 gram

    Các y, bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vừa chăm sóc, điều trị thành công một em bé chào đời khi thai kỳ chỉ mới 25 tuần với cân nặng vỏn vẹn 670 gram. Đây quả thực là một hành trình diệu kỳ, không chỉ với riêng gia đình em bé mà còn với tập thể những “ông bố, bà mẹ” áo blouse trắng.


Nguyễn Phúc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mong có tiền chữa bệnh cho con

Mong có tiền chữa bệnh cho con
2024-11-09 05:55:00

QTO - Từ ngày biết con trai mắc bệnh ung thư máu dòng tủy đến nay, chị Nguyễn Thị Nết (sinh năm 1996), trú tại khóm Vĩnh Đông, thị trấn Lao Bảo, huyện...

Thức cùng nỗi đau

Thức cùng nỗi đau
2024-04-28 01:24:00

QTO - Nhiều năm nay, căn phòng tập thể ở Trung tâm Chính trị huyện Đakrông là nơi đi, về của mẹ con chị Nguyễn Thị Hiền, sinh năm 1979. Trong căn phòng nhỏ...

Giải mã những di vật liệt sĩ

Giải mã những di vật liệt sĩ
2024-04-27 06:36:00

QTO - Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ nhưng đâu đó trên khắp mọi miền đất nước, những người vợ, người mẹ, người con vẫn đau đáu nỗi mong mỏi tìm được...

Tên các anh hóa thành tên đất, tên làng

Tên các anh hóa thành tên đất, tên làng
2024-04-27 06:26:00

QTO - Hằng năm, đến ngày 8/2 âm lịch, người dân Xóm Cháy, làng Cu Hoan, xã Hải Định, huyện Hải Lăng, lại thức dậy từ sáng sớm nấu các món ngon nhất đưa ra...

Người trẻ có cần được “chữa lành”?

Người trẻ có cần được “chữa lành”?
2024-04-27 06:22:00

QTO - Chưa bao giờ, cụm từ “chữa lành” (healing) lại trở nên phổ biến đến thế. Từ ti vi, mạng xã hội cho đến trong đời sống, đâu đâu người ta cũng nói về...

A Bung vang vọng tiếng cồng chiêng

A Bung vang vọng tiếng cồng chiêng
2024-04-27 06:06:00

QTO - Đakrông là huyện miền núi có trên 80% người dân sinh sống là đồng bào dân tộc thiểu số. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được cấp...

Dòng họ Ralu Hạ góp sức xây dựng bản làng

Dòng họ Ralu Hạ góp sức xây dựng bản làng
2024-04-27 06:01:00

QTO - Có dịp đến xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh, chúng tôi cảm nhận rõ sự ủng hộ của đồng bào Vân Kiều nơi đây trong xây dựng nông thôn mới và các dự án lớn...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long