{title}
{publish}
{head}
Hằng năm, đến ngày 8/2 âm lịch, người dân Xóm Cháy, làng Cu Hoan, xã Hải Định, huyện Hải Lăng, lại thức dậy từ sáng sớm nấu các món ngon nhất đưa ra Miếu thờ các liệt sĩ Trung đoàn 6 để cúng tế. Hòa chung không khí thiêng liêng của đất trời, họ ôn lại câu chuyện về trận đánh bi hùng với sự hy sinh anh dũng của 66 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 6 ngay trên mảnh đất Xóm Cháy này. Sự hy sinh của các anh trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ người dân Xóm Cháy noi theo. Tên của các anh đã hóa thành tên đất, tên làng, thành bản trường ca bất tử lưu truyền mãi mãi.
Khánh thành Nhà Bia tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn 6 -Ảnh: M.A
Xóm Tre thành Xóm Cháy
Năm nay ngoài 70 tuổi, trong ký ức của mình, ông Lê Phúc Thiều ở Xóm Cháy không thể quên được trận chiến không cân sức của bộ đội Trung đoàn 6 với lực lượng Mỹ ngụy được máy bay và phi pháo chi viện tối đa.
Đó là vào tối 8/2 âm lịch năm 1966, biết tin bộ đội Trung đoàn 6 đang dừng chân tại làng Cu Hoan, người dân khắp nơi mang theo sản vật địa phương tìm đến thăm hỏi, úy lạo bộ đội. Quân và dân gặp nhau tay bắt mặt mừng, phần lớn bộ đội còn rất trẻ, chừng 18 đôi mươi tuổi, nói năng lễ phép, hồn nhiên, giọng miền nào cũng có.
Ông Thiều còn nhớ có anh bộ đội giới thiệu tên là Lý Đường, quê ở xã Hải Thành, huyện Hải Lăng. Anh Đường đang bị thương ở đầu trong trận đánh trước đó. Anh cho biết, nhà mình cách đây chừng mấy quãng đồng nhưng vì nhiệm vụ nên từ ngày nhập ngũ đến nay chưa về thăm được.
“Nếu đi chăn bò, nhờ em tìm cách nhắn tin cho gia đình anh biết anh vẫn khỏe mạnh, chiến đấu tốt. Hòa bình sẽ trở về thăm nhà”, anh Lý Đường đã gửi gắm với ông Thiều như vậy.
Ông không ngờ đó là lần gặp cuối cùng với người lính này. Bởi sau khi địch rút quân, ông Thiều cùng bà con trở về làng tìm kiếm liệt sĩ thì phát hiện anh Đường đã hy sinh cùng 65 đồng đội khác.
Lúc trận đánh diễn ra vào rạng ngày 9/2, ông Thiều và bọn trẻ trong xóm đứng trên bờ đê quan sát. Hồi đó khu vực này tre mọc ken dày nên gọi tên là Xóm Tre. Bộ đội Trung đoàn 6 dựa vào các lũy tre để đánh bại hàng chục đợt tấn công của địch.
Rồi ông thấy rõ bom, pháo chụp xuống Xóm Tre dày như nấm. Với lượng bom đạn như thế trên diện tích chưa đầy 1km2 thì hiếm ai có thể sống sót.
Vậy nhưng sau trận oanh kích, lính ngụy càn vào trận địa đều bị đạn từ các lũy tre bắn ngã rạp, bỏ chạy tán loạn. Lại điệp khúc bom pháo trút xuống nhiều hơn, ác liệt hơn. Tiếng súng đánh trả của các anh bộ đội cũng gay gắt không kém, cho đến tối mới ngưng trận chiến.
Ông Lê Phúc Thiều thắp hương tại Nhà thờ liệt sĩ Trung đoàn 6 -Ảnh: M.A
Sau khi trận đánh kết thúc, địch rút lui, bà con trở về xóm thì một cảnh tượng kinh hoàng diễn ra. Tre vốn ken dày làng mạc nay không còn bụi nào. Nhà cửa, cây cối cháy rụi. Nhiều người khi về không còn nhận ra dấu tích nhà mình nữa.
Đau thương chồng chất, người dân gạt nước mắt, chia nhau đi gom nhặt thi hài của liệt sĩ về một nơi mai táng... Nén thương đau, mọi người cẩn thận khâm liệm, chôn cất các anh hùng liệt sĩ mặc cho nhiều ánh mắt tề ngụy săm soi, đe dọa. Xóm Tre từ đó có thêm một tên gọi mới là Xóm Cháy.
Cựu chiến binh Nguyễn Đức Dũng, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Ban liên lạc cựu chiến binh (CCB) Trung đoàn 6 cho biết: “Đầu tháng 2/1966, thực hiện chỉ đạo của trên, chiến dịch 9 ngày đêm giải phóng đồng bằng Triệu Hải được mở màn.
Trong khí thế cách mạng sôi sục, sau khi hoàn thành một số nhiệm vụ ở phía Tây của tỉnh, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 6 nhận nhiệm vụ cơ động về khu vực đồng bằng Triệu Hải tổ chức các trận đánh nhằm tiêu diệt địch, củng cố lực lượng, địa bàn. Sau khi hoàn thành nhanh chóng công tác chuẩn bị, trung đoàn cơ động tổ chức trận đánh vào lực lượng địch ở Ba Du (xã Hải Ba đêm 7/2 âm lịch).
Hoàn thành tốt nhiệm vụ, trung đoàn nhanh chóng xốc lại đội hình cơ động đánh vào lực lượng địch ở Đơn Quế (xã Hải Quế), tiêu diệt nhiều sinh lực, hỏa lực địch. Đến tối 8/2, Trung đoàn 6 cơ động về Xóm Tre hay còn gọi là Bàu Chùa làm nhiệm vụ, đến rạng sáng 9/2 thì bị địch phát hiện. Bị địch áp đảo về lực lượng và vũ khí, phương tiện nhưng cán bộ, chiến sĩ vẫn bình tĩnh triển khai đội hình đánh trả quyết liệt, gây cho chúng nhiều thiệt hại, buộc phải rút lui”.
Giỗ chung ngày 8/2 âm lịch
Sau cuộc chiến đấu diễn ra tại Xóm Cháy, để tri ân các anh hùng liệt sĩ Trung đoàn 6, cứ đến ngày mùng 8/2 (trước ngày các anh hy sinh), mỗi gia đình ở đây đều tổ chức giỗ, thắp hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ.
Chính quyền ngụy tìm mọi cách ngăn cản, nhưng bà con lấy lý do cúng tế tưởng nhớ ngày làng bị bom đạn Mỹ đốt cháy nên chúng phải nhượng bộ.
Về sau, người dân thấy việc làm giỗ riêng mất đi sự đoàn kết làng xóm, hơn nữa các anh cùng chiến đấu, cùng hy sinh trên mảnh đất này thì cả xóm phải giỗ chung mới trọn nghĩa tình.
Vì thế, dân làng quyết định lấy ngày 8/2 tổ chức giỗ chung cho 66 liệt sĩ Trung đoàn 6 tại Miếu cầu an của làng (sau đổi tên thành Nhà thờ liệt sĩ Trung đoàn 6), nơi diễn ra cuộc chiến đấu.
Ông Lê Phúc Thiều cho biết: “Sau khi chôn cất các anh hùng liệt sĩ xong, xóm đã lập đàn Âm hồn chiêu hồn cho các anh. Năm 1976, sau khi đất nước được thống nhất, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng bà con đã đóng góp tiền xây nhà bia tưởng niệm tại nơi chôn cất các anh. Hằng tháng, cứ vào ngày rằm, bà con lại đến thắp hương tưởng nhớ các anh.
Như vậy, các liệt sĩ Trung đoàn 6 có hai địa điểm thờ cúng gồm Nhà Bia tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn 6 và Nhà thờ liệt sĩ Trung đoàn 6”.
Ông Nguyễn Đức Dũng chia sẻ thêm: “Để tri ân 66 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 6, Ban liên lạc CCB Trung đoàn 6 đã huy động gần 1 tỉ đồng từ nhiều nguồn kinh phí để tôn tạo, xây mới Nhà Bia tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn 6 và Nhà thờ liệt sĩ Trung đoàn 6.
Hai công trình này khánh thành vào ngày 12/3/2024. Đây là một việc làm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho Tổ quốc, cho Nhân dân, đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng, bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau”.
Minh Anh
QTO - Nhằm phát huy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em và triển khai Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ...
QTO - Thực hiện phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân của ngành y tế, đến nay khoảng 97% chất thải y tế được xử lý tại bệnh viện, 100% các...
QTO - Chưa bao giờ, cụm từ “chữa lành” (healing) lại trở nên phổ biến đến thế. Từ ti vi, mạng xã hội cho đến trong đời sống, đâu đâu người ta cũng nói về...
QTO - Được thành lập từ năm 2016, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện Hải Lăng không ngừng đổi mới phương thức tuyển...
QTO - Đakrông là huyện miền núi có trên 80% người dân sinh sống là đồng bào dân tộc thiểu số. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được cấp...
QTO - Có dịp đến xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh, chúng tôi cảm nhận rõ sự ủng hộ của đồng bào Vân Kiều nơi đây trong xây dựng nông thôn mới và các dự án lớn...
QTO - Vừa qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đề xuất tại Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) về việc học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động...
QTO - Hiện nay, đời sống vật chất, tinh thần người cao tuổi (NTC) trên địa bàn huyện Gio Linh ngày càng được nâng cao. Có được những kết quả đó là nhờ sự...
QTO - Ngày nay, hiếm nghệ nhân người dân tộc thiểu số nào vừa có khả năng sử dụng được nhiều loại nhạc cụ vừa chế tác nhạc cụ, hát dân ca và đan lát truyền...
QTO - Thời gian gần đây, xuất hiện một số đối tượng là người nước ngoài đến địa bàn tỉnh Quảng Trị và lợi dụng tâm lý chủ quan, mất cảnh giác, thật thà, cả...
QTO - Thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã làm tốt chức năng tham mưu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết chính sách bảo hiểm thất...
QTO - Bất ngờ nhận được 470 triệu đồng, em Nguyễn Văn Trọng (sinh năm 2002), một sinh viên người Quảng Trị đang theo học tại Đại học Kỹ thuật - Hậu cần...