{title}
{publish}
{head}
Dẫu sinh ra, lớn lên trong cảnh nghèo khó, tật nguyền nhưng anh HỒ VĂN BÔN, trú tại thôn KLu, xã Đakrông, huyện Đakrông, vẫn từng ngày vươn lên để đổi thay số phận, cống hiến cho đời. Vừa qua, anh được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lựa chọn là thanh niên khuyết tật tiêu biểu toàn quốc, vinh danh trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt”. Phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc trò chuyện sau khi anh vừa trở về từ thủ đô Hà Nội.
- Trước tiên, xin chúc mừng anh cùng 34 thanh niên khuyết tật tiêu biểu trong cả nước được lựa chọn, vinh danh tại chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt”. Cảm xúc của anh như thế nào khi biết tin mình được lựa chọn, vinh danh?
- Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc khi biết tin mình được Trung ương Hội LHTN Việt Nam chọn là một trong 35 tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu toàn quốc. Lúc đó, nước mắt tôi như muốn trào ra. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi những nỗ lực của mình được đền đáp. Niềm vui nhân lên khi tôi được tôn vinh trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt”. Đây là chương trình do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH TCP Việt Nam tổ chức nhằm tìm kiếm, tôn vinh những tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, giàu nghị lực, vượt qua nghịch cảnh, có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của cộng đồng... Có nhiều hồ sơ từ khắp mọi miền đất nước gửi về cho ban tổ chức chương trình và may mắn đã mỉm cười với tôi.
- Được biết, đến với chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt”, 35 tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu được lựa chọn đều mang tới những câu chuyện hay về nghị lực vươn lên từ gian khó. Vậy câu chuyện mà anh mang tới chương trình là gì?
-Trước khi ra Hà Nội tham dự chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt”, tôi rất tò mò về những tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu được lựa chọn, tôn vinh. Tôi muốn biết họ là ai? Hoàn cảnh như thế nào? Họ đã vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống ra sao? Sự tò mò ấy chuyển thành niềm xúc động khi tôi gặp những thanh niên khuyết tật tiêu biểu tại chương trình. Mỗi người đều có một câu chuyện riêng, hết sức cảm động về ý chí, nghị lực vượt lên số phận. Tôi cảm thấy mình cần phải học tập họ rất nhiều.
Các đại biểu và thanh niên khuyết tật tiêu biểu chụp ảnh lưu niệm - Ảnh: T.L
Tham gia chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt”, tôi có cơ hội chia sẻ câu chuyện của mình. Tôi là một thanh niên người Vân Kiều, sinh ra trong một gia đình đông anh em ở xã Đakrông. Từ nhỏ, chân phải của tôi đã bị teo, liệt hoàn toàn. Có thời điểm, tôi chìm sâu trong mặc cảm, tự ti. Thế nhưng tôi đã chọn cách đứng lên với mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi quyết tâm đi học để trang bị cho mình thêm kiến thức, kỹ năng.
Những năm học THPT, tôi thường phải cuốc bộ gần 10 km để đến trường. Đó là thời gian khó khăn không thể nào kể hết nhưng tôi đã vượt qua. Để mình không bị tụt lại phía sau, tôi còn ra Hà Tĩnh học tin học. Cũng ở đây, tôi gặp người vợ hiền của mình. Vợ tôi cũng không được khỏe mạnh. Sau khi lập gia đình, cuộc sống của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn nhưng không phải vì thế mà tôi chán nản, muốn bỏ cuộc. Tôi đã và đang không ngừng vươn lên, tích cực học tập, có nhiều việc làm giúp đời, giúp người.
Thời gian qua, tôi đã tham gia nhiều chương trình, dự án hỗ trợ người khuyết tật. Hiện nay, tôi là cộng tác viên tích cực của Hội Người khuyết tật huyện Đakrông và là giảng viên nguồn của Viện nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC). Nhờ công việc này, tôi có cơ hội giúp đỡ nhiều người đồng cảnh, tư vấn, hỗ trợ cho họ về chế độ, chính sách.
- Anh có thể chia sẻ về động lực giúp mình vượt qua khó khăn?
- Ở tuổi trưởng thành, tôi nhận thức sâu sắc và đúc kết rằng: “Thân khuyết, tâm không khuyết”. Tôi nghĩ rằng, khiếm khuyết lớn nhất của con người là khi họ đầu hàng với số phận. Vì thế, tôi tự nhủ mình không ngừng vươn lên. Sau này, khi biết xung quanh có nhiều người đồng cảnh, tôi cảm thấy bản thân vẫn còn may mắn. Vì thế, tôi muốn giúp đỡ mọi người trong sức của mình. Mỗi lần giúp đỡ được một ai đó, tôi cảm thấy trái tim mình rất ấm áp, hạnh phúc. Thế là, tôi lại có thêm động lực để gieo mầm thiện. Đến giờ, tôi không thể nhớ hết số người mình từng hỗ trợ.
- Ngoài mang lại niềm vui trong chính tâm hồn mình, việc giúp đỡ những người đồng cảnh còn đem đến điều gì ý nghĩa trong cuộc sống của anh? - Việc giúp đỡ những người đồng cảnh mang lại cho tôi rất nhiều điều ý nghĩa. Trong quá trình giúp đỡ người khác, chính tôi cũng cảm thấy mình đang được chữa lành. Tôi cảm thấy yêu đời, yêu người hơn. Bản thân tôi cũng được nhiều chương trình, dự án, tổ chức, cá nhân hảo tâm quan tâm, giúp đỡ. Với công việc của mình, tôi quen khá nhiều người. Khi biết về hoàn cảnh của tôi, một số người đã lặng thầm tìm cách giúp đỡ. Điều đó khiến tôi rất xúc động. Bởi thế, tôi thường nói với vợ mình rằng: “Hãy cho đi để nhận lại nhiều hơn”. Nói đâu xa, trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt”, tôi và 34 thanh niên khuyết tật tiêu biểu toàn quốc cũng đã được tiếp sức. Chúng tôi được nhận bằng khen của Trung ương Hội LHTN Việt Nam, biểu trưng của chương trình, sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng và những phần thưởng giá trị khác.
- Thời gian tới, anh sẽ làm gì để có thể giúp đỡ nhiều người hơn, đặc biệt là những người đồng cảnh?
- Tôi rất vinh dự được lựa chọn là một trong 35 tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu toàn quốc. Tôi nhận thức rằng, vinh dự này cần phải đi liền với nghĩa vụ, trách nhiệm. Thời gian tới, tôi sẽ nỗ lực hơn để lan tỏa nguồn năng lượng tích cực của bản thân. Tôi muốn đem câu chuyện của chính mình đến với nhiều người khuyết tật với hy vọng tạo thêm chút động lực cho họ. Dù cuộc sống còn bộn bề, có nhiều thử thách nhưng tôi vẫn sẽ tiếp tục tham gia các chương trình, dự án, hội, đoàn thể để có thể giúp nhiều người hơn, đặc biệt là người khuyết tật.
- Thông qua Báo Quảng Trị, anh có gửi gắm gì đến những người cùng chung hoàn cảnh với mình?
- Chúng ta ai cũng chỉ sống một lần trên đời. Dẫu cuộc sống nhiều khi quá khó khăn, tưởng như bất công với chúng ta nhưng đừng vì thế mà bỏ cuộc. Hãy sống bằng tất cả tâm huyết cho chính cuộc đời mình và mọi người xung quanh. Mọi nỗ lực của chúng ta đều sẽ được đền đáp xứng đáng.
- Xin cảm ơn anh!
Tây Long(thực hiện)
QTO - Trong những năm qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh luôn chú trọng đến công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai bằng nhiều cách làm hay, hoạt động thiết...
QTO - Được giao nhiệm vụ bảo vệ và quản lý đoạn biên giới thuộc địa bàn “nóng” về các loại tội phạm trên tuyến biên giới khu vực phía Tây Quảng Trị, suốt...
QTO - Thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã vào cuộc chủ động, quyết liệt và đạt được những...
QTO - Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện Triệu Phong đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã...
QTO - Trong những năm qua, nhiều phụ nữ ở các xã miền núi trên địa bàn tỉnh đã được học nghề và tiếp cận với nhiều nghề khác nhau để có thêm thu nhập. Một...
Prudential Việt Nam lần đầu ra mắt mô hình “Shop bảo hiểm đồng giá” với mức phí chỉ từ 2.000 đồng/ tháng.
QTO - Nhằm quán triệt, triển khai đầy đủ các nội dung của Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) đến năm 2030; tiếp tục triển khai...
QTO - “Dòng họ văn hóa” là mô hình được xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị chú trọng xây dựng và nhân rộng. Qua đó, góp phần khơi dậy tinh thần của các dòng họ,...
QTO - Trường Mầm non Triệu Đại, huyện Triệu Phong được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1975 nhưng đến năm 2001 mới có quyết định chính thức thành lập...
QTO - Để triển khai thực hiện đúng quy trình việc xây dựng kế hoạch thu, xã hội hóa nguồn lực và phương pháp tổ chức thực hiện; công khai, minh bạch các...
QTO - Qua 5 năm tổ chức, Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” Quảng Trị đã trở thành một sân chơi trí tuệ bổ ích, được cán bộ, giáo viên, phụ huynh và đông đảo...
QTO - Một trong những mục tiêu quan trọng của Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn...