{title}
{publish}
{head}
An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một trong bốn trụ cột của việc làm bền vững, thuộc quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong những năm qua, tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng trên lĩnh vực này nhưng công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Thực trạng đó đòi hỏi cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác ATVSLĐ, trong đó chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ thời gian tới.
Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền - Quảng Trị tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy cho người lao động -Ảnh: T.B
Theo dự báo tình hình, sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và cách mạng công nghiệp 4.0 trong tương lai sẽ đem lại nhiều lợi ích cũng như thách thức cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
Trước hết, sự tác động này sẽ tăng năng suất lao động dẫn tới tăng thu nhập, giảm thiểu người lao động làm việc trong các môi trường độc hại, nguy hiểm, tăng độ an toàn trong sản xuất và có nhiều sản phẩm, dịch vụ mới ra đời giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự xuất hiện của công nghệ cao, máy móc thông minh... đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ chuyên môn để sử dụng.
Với nông dân, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi ngày càng sử dụng nhiều máy móc, thiết bị, phân hóa học, thuốc hóa chất bảo vệ thực vật nên nguy cơ tai nạn lao động, nhiễm độc thuốc hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng lớn, trong khi lực lượng làm công tác bảo hộ lao động ở cấp xã còn hạn chế.
Cũng theo dự báo tình hình, việc nhập khẩu và đưa vào sử dụng các máy, công nghệ, vật liệu mới, ngoài những mặt tích cực còn tiềm ẩn nguy cơ về ATVSLĐ không thể lường trước do kết cấu, hình thức máy không phù hợp với vóc dáng, sức khỏe người lao động.
Xu thế phát triển mạnh các ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng, cơ khí đang làm tăng nguy cơ mất an toàn, vệ sinh và ô nhiễm môi trường lao động. Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra các yêu cầu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc đảm bảo ATVSLĐ. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong xuất khẩu.
Trong khi đó, tỉnh Quảng Trị phấn đấu đến năm 2025 có từ 4.000 - 4.500 doanh nghiệp hoạt động (mỗi năm có thêm 450 - 500 doanh nghiệp thành lập mới); hằng năm giảm 3,5% tần suất tai nạn lao động chết người, tăng 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động. 90% trở lên số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ cấp huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Cũng theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có trên 80% người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và 80% số người làm công tác ATVSLĐ được huấn luyện các nội dung liên quan đến lĩnh vực này. Hơn 90% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật. 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Để phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi công tác ATVSLĐ phải được tăng cường trên nhiều mặt, trong đó cần chú trọng nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về công tác này. Theo đó, các cấp, ngành liên quan cần tiếp tục tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 29-CT/TW về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động về công tác ATVSLĐ, trong đó tập trung vào các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp nguồn lực và triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động.
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chương trình ATVSLĐ. Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động của chương trình ATVSLĐ với các chương trình giải quyết việc làm, dạy nghề, giảm nghèo; chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và các chương trình khác có liên quan.
Thực hiện các biện pháp an toàn lao động là điều kiện bắt buộc trong quá trình làm việc nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả người lao động lẫn người sử dụng lao động. Lợi ích lớn nhất khi thực hiện các biện pháp an toàn lao động đó là ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn nguy cơ NLĐ bị mắc các bệnh nghề nghiệp.
Do vậy, thời gian tới, các ngành chức năng sẽ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thí điểm và áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ tiên tiến. Hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp giảm các chi phí liên quan đến tai nạn và sự cố, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về đảm bảo ATVSLĐ.
Theo bà Nguyễn Thị Ái Loan, Trưởng Phòng Lao động-Việc làm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) tỉnh, để công tác ATVSLĐ trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ngày càng hiệu quả, tỉnh Quảng Trị đã đề nghị trung ương nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về ATVSLĐ, nhất là chính sách về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ngoài ra, tỉnh còn đề nghị Bộ LĐ, TB&XH xây dựng phần mềm quản lý máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
“Một trong những giải pháp hiệu quả để tăng cường công tác đảm bảo ATVSLĐ trên địa bàn đó là cần chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phương tiện khác nhau, đặc biệt là các công cụ mạng xã hội, fanpage, đảm bảo thông tin nhanh, chính xác, kịp thời, mang tính thời sự”, bà Loan cho biết.
Minh Thảo
QTO - Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu và đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ đọng...
QTO - Đảm nhận vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thanh, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, thầy giáo Nguyễn Tấn Hải là cán bộ công...
QTO - Dẫu sinh ra, lớn lên trong cảnh nghèo khó, tật nguyền nhưng anh HỒ VĂN BÔN, trú tại thôn KLu, xã Đakrông, huyện Đakrông, vẫn từng ngày vươn lên để...
QTO - Thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã vào cuộc chủ động, quyết liệt và đạt được những...
QTO - Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện Triệu Phong đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã...
QTO - Trong những năm qua, nhiều phụ nữ ở các xã miền núi trên địa bàn tỉnh đã được học nghề và tiếp cận với nhiều nghề khác nhau để có thêm thu nhập. Một...
Prudential Việt Nam lần đầu ra mắt mô hình “Shop bảo hiểm đồng giá” với mức phí chỉ từ 2.000 đồng/ tháng.
QTO - Nhằm quán triệt, triển khai đầy đủ các nội dung của Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) đến năm 2030; tiếp tục triển khai...
QTO - “Dòng họ văn hóa” là mô hình được xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị chú trọng xây dựng và nhân rộng. Qua đó, góp phần khơi dậy tinh thần của các dòng họ,...
QTO - Trường Mầm non Triệu Đại, huyện Triệu Phong được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1975 nhưng đến năm 2001 mới có quyết định chính thức thành lập...
QTO - Để triển khai thực hiện đúng quy trình việc xây dựng kế hoạch thu, xã hội hóa nguồn lực và phương pháp tổ chức thực hiện; công khai, minh bạch các...
QTO - Qua 5 năm tổ chức, Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” Quảng Trị đã trở thành một sân chơi trí tuệ bổ ích, được cán bộ, giáo viên, phụ huynh và đông đảo...