{title}
{publish}
{head}
Thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã vào cuộc chủ động, quyết liệt và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV -Ảnh: THÙY CHI
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng giảm rõ rệt
Tiến tới tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên, cho biết: Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương đang tiến hành tổng kết 15 năm thực Chỉ thị 54-CT/TW, tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới nhằm thực hiện thành công các mục tiêu về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2030.
Hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã vào cuộc chủ động, quyết liệt và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Thứ nhất là nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS đã có sự thay đổi tích cực, tạo sự chuyển biến rõ nét trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác này. Bên cạnh đó, sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/ AIDS đã giảm rõ rệt.
Hai là, các cấp ủy, chính quyền từ trung ương tới địa phương đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS đồng bộ và toàn diện, bảo đảm vừa hỗ trợ cho người nhiễm HIV, vừa quan tâm đầy đủ quyền lợi của người tham gia phòng, chống HIV/ AIDS cũng như thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS.
Ba là, công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS được triển khai đồng bộ, quyết liệt, bài bản với sự đổi mới về nội dung, sự sáng tạo, linh hoạt về hình thức và sự bao phủ, đa dạng các nhóm đối tượng đã góp phần tạo nhận thức đúng đắn về đại dịch HIV/AIDS, sự thay đổi tích cực về thái độ, hành vi của cán bộ, đảng viên, Nhân dân và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
Bốn là, đội ngũ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS từng bước được nâng cao trách nhiệm xã hội và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hệ thống chỉ đạo và tổ chức bộ máy phòng, chống HIV/AIDS từ trung ương đến cơ sở được củng cố, kiện toàn, duy trì hoạt động thường xuyên. Sự phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bước đầu chặt chẽ và hiệu quả.
Năm là, nhà nước, xã hội và cộng đồng quốc tế đã có sự đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trong suốt 15 năm qua, đặc biệt từ nguồn viện trợ quốc tế, ngân sách địa phương, bảo hiểm y tế và xã hội hóa, tập trung cho các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV, quản lý và giám sát dịch tễ...
Sáu là, các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai quyết liệt, hiệu quả, gồm các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV, chương trình tư vấn, xét nghiệm tự nguyện, điều trị ARV và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, giám sát phát hiện nhiễm HIV.
Cần một chỉ thị mới về chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS vào năm 2030
Đồng tình với những nhận định của Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề xuất, cần một chỉ thị mới về chấm dứt dịch HIV/ AIDS vào năm 2030 để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
Thứ trưởng Tuyên cho biết thêm, hơn 15 năm qua, Việt Nam liên tục đạt 3 giảm: Giảm số người nhiễm HIV mới phát hiện, giảm số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số tử vong do AIDS. Đặc biệt, trong 5 năm gần đây, phát hiện số ca nhiễm HIV mỗi năm giảm 2/3 (xuống còn 10.000 ca) và số tử vong giảm 80% (còn hơn 2.000 ca). Kết quả này giúp Việt Nam có tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ước khoảng 0,23% trong năm 2020, đạt mục tiêu dưới 0,3% của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng bệnh của mình, 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp) của Liên Hợp Quốc vào năm 2020.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống HIV/AIDS còn những tồn tại, hạn chế như công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền chưa quyết liệt; nhiều địa phương chưa xây dựng quy chế phối hợp liên ngành; kinh phí dành cho công tác phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế; cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt tại tuyến cơ sở thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động tại một số địa phương chưa thường xuyên, liên tục; độ bao phủ của các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế.
Theo PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, mặc dù dịch bệnh HIV/AIDS sau nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị và cộng đồng đã thuyên giảm, nhưng diễn biến còn phức tạp, gia tăng nhanh ở nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) và tiêm chích ma tuý, chưa bảo đảm tính bền vững và còn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát. Do vậy, HIV/AIDS hiện vẫn còn là vấn đề sức khỏe công cộng quan trọng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam...
PGS.TS. Thu Hương cho rằng, để tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, cần phải tiếp tục có những chủ trương và biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Hằng năm, gần 700.000 người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV được xét nghiệm; 53.000 người nghiện ma túy được điều trị bằng thuốc thay thế; gần 150.000 người nhiễm đang được điều trị bằng thuốc ARV, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho gần 2.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV.
Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam liên tục đạt 3 giảm: Giảm số người mới nhiễm HIV, giảm số người chuyển sang AIDS và giảm số tử vong liên quan HIV/ AIDS; kiểm soát tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%. Cùng với Anh, Đức, Thụy Sỹ, Việt Nam là một trong 4 quốc gia có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới.
Thùy Chi
QTO - Trước tình hình mưa lũ gây ngập lụt trên diện rộng, khiến nhiều địa phương bị cô lập hoàn toàn, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Vĩnh Linh,...
QTO - Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, công tác diễn tập phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) là việc làm...
QTO - Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện Triệu Phong đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã...
QTO - Trong những năm qua, nhiều phụ nữ ở các xã miền núi trên địa bàn tỉnh đã được học nghề và tiếp cận với nhiều nghề khác nhau để có thêm thu nhập. Một...
Prudential Việt Nam lần đầu ra mắt mô hình “Shop bảo hiểm đồng giá” với mức phí chỉ từ 2.000 đồng/ tháng.
QTO - Nhằm quán triệt, triển khai đầy đủ các nội dung của Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) đến năm 2030; tiếp tục triển khai...
QTO - “Dòng họ văn hóa” là mô hình được xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị chú trọng xây dựng và nhân rộng. Qua đó, góp phần khơi dậy tinh thần của các dòng họ,...
QTO - Trường Mầm non Triệu Đại, huyện Triệu Phong được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1975 nhưng đến năm 2001 mới có quyết định chính thức thành lập...
QTO - Để triển khai thực hiện đúng quy trình việc xây dựng kế hoạch thu, xã hội hóa nguồn lực và phương pháp tổ chức thực hiện; công khai, minh bạch các...
QTO - Qua 5 năm tổ chức, Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” Quảng Trị đã trở thành một sân chơi trí tuệ bổ ích, được cán bộ, giáo viên, phụ huynh và đông đảo...
QTO - Một trong những mục tiêu quan trọng của Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn...
QTO - Từ tháng 11/2021-11/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Trị phối hợp với Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam triển...