{title}
{publish}
{head}
Đã từng phạm tội và bị kết án, lẽ ra các bị cáo phải lấy đó làm bài học tự răn dạy bản thân tránh xa tệ nạn xã hội, cố gắng hoàn lương để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy nhưng hết lần này đến lần khác, họ vẫn cứ theo một lối mòn dẫn đến nhà giam, để rồi đường hoàn lương ngày một xa. Thậm chí có những bị cáo, với tần số phạm tội và hành vi nguy hiểm cho xã hội ngày một tăng đã không có cơ hội để làm lại cuộc đời vì phải nhận bản án nghiêm khắc nhất của pháp luật.
Chưa được xóa án tích, bị cáo Hồ Văn Hòa lại tiếp tục phạm tội nên phải chịu tình tiết tăng nặng -Ảnh: T.B
Bị cáo Hồ Văn Hòa là người dân tộc thiểu số, sinh năm 1985 nhưng đã là cha của 4 đứa trẻ. Đây không phải lần đầu ra đứng trước tòa nhưng bị cáo vẫn run rẩy, thỉnh thoảng nhìn xuống dưới như muốn tìm kiếm người thân. Hội trường xử án ngày hôm đó ngoài hội đồng xét xử ra không còn ai khác. Ánh mắt bị cáo vì thế cũng vội vã thu về.
Cáo trạng truy tố Hồ Văn Hòa về tội “Trộm cắp tài sản”. Vào khoảng 17 giờ 20 phút ngày 6/6/2023, Hòa phát hiện xe mô tô biển số Lào dựng trong khu vực Trung tâm thương mại Lao Bảo không có người giữ nên nảy sinh ý định chiếm đoạt. Hòa đấu nối dây điện của ổ khóa điện xe mô tô rồi khởi động, điều khiển xe chạy vào khu vực nghĩa địa của thị trấn Lao Bảo. Tại đây, Hòa tháo mang xe và bẻ gãy biển kiểm soát vứt tại gốc cây xoài, điều khiển xe về xã Tân Long, huyện Hướng Hóa bán cho một người dân ở đây với giá 800 ngàn đồng. Người mua không biết xe do trộm cắp mà có. Trị giá chiếc xe mô tô tại thời điểm bị chiếm đoạt được định giá 1,5 triệu đồng. Bị cáo Hòa lĩnh án 12 tháng tù cho hành vi trộm cắp này.
Người đàn ông này phải nuôi bà nội già yếu cùng một đàn con. Cuộc sống hết sức vất vả. Đổ lỗi cho hoàn cảnh, bị cáo khai vì thế mới ăn trộm chiếc xe máy mang bán. Nhưng số tiền có được từ việc bán chiếc xe đó, bị cáo không hề mang về để lo cho gia đình mà chỉ tiêu xài cá nhân.
Đáng nói trước đó, vào năm 2020, bị cáo đã từng bị Tòa án nhân dân (TAND) huyện Hướng Hóa tuyên 12 tháng xử phạt cải tạo không giam giữ cũng về tội “Trộm cắp tài sản”; tháng 8/2021 lại bị TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên 20 tháng tù về tội “Tổ chức cho người khác vượt biên trái phép”, tổng hợp với 12 tháng cải tạo không giam giữ (quy đổi thành 4 tháng tù giam), bị cáo phải lãnh 24 tháng tù. Vậy mà chấp hành hình phạt tù xong vào ngày 24/10/2022 thì gần 1 năm sau, bị cáo lại tiếp tục phạm tội.
Chủ tọa nhắc nhở, nếu bị cáo không chịu tu chí làm ăn thì càng đẩy gia đình rơi vào cảnh khó. Bị cáo còn bà nội già yếu và những đứa con đang tuổi đến trường, vậy nên chấp hành xong bản án lần này thì hãy dừng lại và tu chí làm ăn bằng chính sức lao động của mình.
Trường hợp của bị cáo Trần Hoàng Minh Nh. thì cấp độ phạm tội ngày một tăng, cho đến đỉnh điểm là bị cáo phải chịu hình phạt tử hình vì có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Tương lai khép lại ở tuổi 27, ai cũng tiếc khi Nh. phải trả cái giá quá đắt cho những lần sa ngã của mình. Ba mất sớm, một mình mẹ tần tảo nuôi hai anh em Nh. Học đến lớp 9 thì Nh. nghỉ học, lớn lên chút thì trở thành lao động tự do.
Bị cáo có 1 tiền án, đó là vào ngày 26/9/2017 bị TAND thành phố Huế xử phạt 7 tháng tù về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Ngày 1/3/2018, Nh. thi hành xong án phạt tù, ngày 2/2/2023 mới chấp hành xong phần án phí dân sự sơ thẩm.
Về nhân thân, từ năm 2014-2017, Nh. liên tục bị Công an TP. Huế xử phạt hành chính về hành vi “Trộm cắp tài sản”; TAND TP. Huế xét xử về tội “Trộm cắp tài sản”. Nh. nghiện ma túy, từng bị Công an TP. Huế xử phạt hành chính về hành vi “Sử dụng trái phép chất ma túy” vào năm 2019. Đến ngày 24/5/2022 thì bị bắt quả tang về hành vi vận chuyển trái phép 1.785,82gam ma túy loại Methamphetamine từ Cam Lộ (Quảng Trị) vào TP. Huế (Thừa Thiên Huế). Sau khi bị TAND tỉnh tuyên án tử hình, bị cáo đã làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tuy nhiên Tòa án cấp cao tại Đà Nẵng đã tuyên y án sơ thẩm.
Thực ra, bước chân phạm tội của Nh. đã có lúc tưởng như dừng lại. Đó là sau khi thi hành xong bản án “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, bị cáo đã xin được việc làm ở Hà Nội. Bản thân bị cáo cũng hy vọng rằng mình sẽ “đoạn tuyệt” với quá khứ để phấn đấu, có một gia đình cho mẹ yên lòng.
Vậy nhưng sự xúi giục của người hàng xóm khiến bị cáo lần nữa sa chân và lần sa chân này không thể nhấc lên được. Từ chỗ thân quen, người hàng xóm tên Lệ đã cho bị cáo sử dụng ma túy miễn phí rồi ngỏ lời thuê bị cáo vận chuyển ma túy với tiền công 5 triệu đồng. Việc không cai được nghiện khiến bị cáo bị ma lực của ma túy hấp dẫn nên nhận lời hàng xóm mà không hề quan tâm đến số lượng, chủng loại ma túy mình được thuê.
Nhiều bị cáo đã trượt dài trên con đường tội lỗi như thế, đến khi muốn dừng chân thì đã quá muộn. Tình trạng tái phạm sau khi ra tù có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là do công tác quản lý nhiều nơi vẫn còn buông lỏng, ít quan tâm giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người lầm lỗi vươn lên. Vì thế nhiều người, trong đó chủ yếu là thanh, thiếu niên đã tái phạm.
Trước thực tế đó, ngoài việc triển khai các biện pháp nghiệp vụ để quản lý, ngăn ngừa tình trạng người mãn hạn tù tái phạm tội, lực lượng công an cần xây dựng nhiều mô hình giúp người hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng.
Bên cạnh đó, gia đình cần là chỗ dựa vững chắc để những người từng vướng vào vòng lao lý, khi trở về không cảm thấy mặc cảm, tự ti, từ đó có thêm động lực để quyết tâm từ bỏ quá khứ lỗi lầm, làm lại cuộc đời.
Thủy Ba
NDO - Sáng 12/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) tổ chức Lễ ra mắt chương trình "Xây Tết 2025” với những...
QTO - Công tác truyền thông được xác định là nhiệm vụ quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH),...
QTO - Trong những ngày tháng Ba sôi nổi tinh thần xung kích tình nguyện, những thầy thuốc trẻ ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải đã tổ chức trao quà,...
QTO - Xác định hoạt động ngoại khóa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong học sinh, nhiều năm qua, Đoàn Trường THPT Lê Lợi, TP. Đông Hà...
QTO - Lễ mít tinh phát động chiến dịch hành động vì động vật hoang dã năm 2024 được tỉnh tổ chức vào ngày 24/3. Đây là hoạt động tuyên truyền và giới thiệu...
QTO - Thực hiện chi trả an sinh xã hội (ASXH) bằng hình thức không dùng tiền mặt là một trong những hoạt động nhằm từng bước đơn giản hóa thủ tục hành...
QTO - Thị xã Quảng Trị từ xa xưa là dinh lỵ của tỉnh Quảng Trị, nơi đây ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của quê hương, đất nước, đặc biệt là cuộc...
QTO - Giờ Trái đất là sáng kiến của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng...
QTO - Dòng họ Hồ ở thôn Hà Thanh, xã Gio Châu, huyện Gio Linh là một trong những dòng họ có bề dày lịch sử hơn 550 năm. Thời gian qua, mặc dù cuộc sống còn...
QTO - Tính đến tháng 2/2024, toàn tỉnh có 11.359 đoàn viên, thanh niên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, vùng có điều kiện KT-XH đặc...
QTO - Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương huyện Triệu Phong đã gắn kết và phát huy vai trò của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn...
QTO - Gần một năm nay, hai em Hồ Anh Tân và Hồ Văn Phát, dân tộc Vân Kiều, học sinh lớp 2A6 điểm trường khu vực lẻ Pa Nho, Khối 6, thị trấn Khe Sanh thuộc...