Cập nhật:  GMT+7

Đa lợi ích từ chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Thực hiện chi trả an sinh xã hội (ASXH) bằng hình thức không dùng tiền mặt là một trong những hoạt động nhằm từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với người dân. Đồng thời, đảm bảo việc thực hiện chi trả kịp thời, nhanh chóng, công khai, minh bạch và tiết kiệm chi phí.

Đa lợi ích từ chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Cán bộ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng tư vấn, hướng dẫn người dân hưởng chính sách an sinh xã hội mở tài khoản ngân hàng phục vụ công tác chi trả không dùng tiền mặt - Ảnh: H.T

Là đối tượng chính sách được hưởng trợ cấp hằng tháng, ông Nguyễn Thành Sơn, ở Khu phố 3, Phường 2, thị xã Quảng Trị chia sẻ: “Bình thường, mỗi tháng tôi phải đến Bưu điện thị xã Quảng Trị 2 lần vào các ngày mồng 6 và 13 để lĩnh tiền lương hưu và tiền trợ cấp xã hội. Mỗi lần như vậy, tôi phải gác lại công việc, có khi chờ đợi khá lâu mới lấy được tiền, mặt khác, sau khi nhận tiền xong thì phải ký tên, kiểm đếm lại, mất thời gian, công sức.

Bắt đầu từ tháng 3/2024, tôi không phải đến tận nơi để nhận tiền, thay vào đó, tất cả các khoản tiền trên sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng của tôi. Tôi cũng không phải mất bất kỳ chi phí nào để duy trì tài khoản hay thực hiện giao dịch nên rất yên tâm, hài lòng và cảm thấy thuận tiện hơn rất nhiều so với nhận tiền mặt trực tiếp”.

Không chỉ ông Sơn mà hầu hết các đối tượng sau khi nhận chế độ trợ cấp xã hội thông qua thẻ ATM, không còn sử dụng tiền mặt theo cách thức truyền thống đều cho rằng cách làm này mang lại rất nhiều tiện ích bởi người dân thuộc diện hưởng chính sách được đảm bảo nhận tiền đúng thời gian, công tác tổ chức chi trả được thực hiện một cách khoa học và hợp lý.

Mặt khác, việc thanh toán không dùng tiền mặt an toàn hơn và tránh được các rủi ro như: mất cắp, tiền rách, tiền giả...; đồng thời, có thể nhận được nhiều ưu đãi như: mua hàng trả góp không phần trăm, vay chi tiêu chậm trả lãi, được hưởng khuyến mại, giảm giá từ người bán, ngân hàng và các đơn vị cung cấp dịch vụ.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị cung cấp dịch vụ triển khai tập huấn, hướng dẫn quy định, quy trình thực hiện chi trả trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt cho cán bộ, công chức ngành LĐ-TB&XH và đối tượng thụ hưởng.

UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện các thủ tục liên quan đến việc chi trả chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng qua tài khoản số, tài khoản ngân hàng và hướng dẫn cách thức sử dụng.

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, tính đến ngày 26/2/2024, toàn tỉnh có 63.975 đối tượng chính sách ASXH đang hưởng trợ cấp hằng tháng, trong đó có công với cách mạng là 16.846 người và đối tượng bảo trợ xã hội là 47.129 người. Sau khi tiến hành khảo sát 9/10 huyện, thị xã, thành phố, đến nay đã có 3.684 đối tượng đăng ký mở tài khoản ATM và đã thực hiện chi trả cho 1.429 đối tượng hưởng chính sách ASXH qua thẻ ATM.

Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH, việc thực hiện chi trả ASXH bằng hình thức không dùng tiền mặt đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, từ đó làm tốt hơn công tác vận động người dân tham gia thực hiện.

Tuy nhiên, hiện quá trình triển khai vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định bởi số lượng đối tượng hưởng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh rất lớn nhưng đa phần là người cao tuổi, neo đơn, bệnh tật, đi lại khó khăn...; địa bàn dân cư rộng, phức tạp.

Bên cạnh đó, tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt để giao dịch, mua bán, tiêu dùng của người dân vẫn đang hiện hữu. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 114 cây ATM, chủ yếu đặt ở TP. Đông Hà và trung tâm các huyện, thị xã nên việc đi lại, rút tiền của những người hưởng ASXH khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa rất hạn chế.

Để tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người hưởng chính sách khi tiếp cận dịch vụ, UBND tỉnh cũng vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân và các đối tượng thụ hưởng chính sách ASXH hiểu và đồng thuận với chủ trương chuyển đổi hình thức chi trả chính sách ASXH từ bằng tiền mặt sang không dùng tiền mặt; đồng thời, đôn đốc các xã, phường, thị trấn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc thu thập, cập nhật, xác thực thông tin đối tượng, thông tin tài khoản để phục vụ cho việc mở tài khoản, chi trả không dùng tiền mặt.

Sở LĐ-TB&XH tích cực phối hợp với Công an tỉnh rà soát, xác thực, làm sạch dữ liệu thông tin người được hưởng chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh; đồng thời, tăng cường thực hiện việc chi trả ASXH qua tài khoản đối với số người đã có tài khoản và mong muốn chi trả qua tài khoản. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện thủ tục cấp tài khoản chi trả các khoản ASXH cho các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn tỉnh.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân thuộc diện hưởng chính sách ASXH do ngành LĐ-TB&XH quản lý là một trong những nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả ASXH không dùng tiền mặt; tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách nhanh chóng, thuận lợi, thụ hưởng và nhận định đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đây cũng là giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh cũng như góp phần thực hiện tốt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Thu Hạ

Tin liên quan:
  • Đa lợi ích từ chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt
    Tỉ lệ chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt đạt rất thấp

    Mặc dù lãnh đạo UBND tỉnh và ngành liên quan đã có những chỉ đạo cụ thể nhưng hiện nay, việc chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. So với các tỉnh, thành trong cả nước, Quảng Trị là địa phương có đối tượng chính sách an sinh xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng đã mở tài khoản để chi trả không dùng tiền mặt thấp.

  • Đa lợi ích từ chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt
    Thúc đẩy việc chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

    Ngày 25/11/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CTTTg về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt (Chỉ thị 21). Thực hiện Chỉ thị 21 và Công văn số 5234/LĐTBXH-TTTT ngày 23/12/2022 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, ngày 25/7/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBND (Kế hoạch 159) triển khai thực hiện nội dung này trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên đến nay, việc triển khai gặp không ít khó khăn, vướng mắc dẫn đến số người được chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh còn quá ít.

  • Đa lợi ích từ chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt
    Hướng dẫn chi trả không dùng tiền mặt cho người hưởng chính sách an sinh

    Bộ LĐTBXH ban hành Công văn 5234/LĐTBXH-BTTTT ngày 23/12/2022 hướng dẫn chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội (ASXH).


Thu Hạ

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hai học sinh thay nhau cõng bạn đến trường

Hai học sinh thay nhau cõng bạn đến trường
2024-03-21 05:00:00

QTO - Gần một năm nay, hai em Hồ Anh Tân và Hồ Văn Phát, dân tộc Vân Kiều, học sinh lớp 2A6 điểm trường khu vực lẻ Pa Nho, Khối 6, thị trấn Khe Sanh thuộc...

Nguyễn Sỹ Nhật Tân - Bí thư chi đoàn giỏi

Nguyễn Sỹ Nhật Tân - Bí thư chi đoàn giỏi
2024-03-20 05:00:00

QTO - Là một cán bộ đoàn trách nhiệm, nhiệt huyết, nhất là trong các hoạt động thể thao, những năm qua, anh Nguyễn Sỹ Nhật Tân (sinh năm 1987), Phó Bí thư...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long