{title}
{publish}
{head}
Cuộc đình công dự báo sẽ khiến ngành du lịch Đức đối diện nguy cơ một cuộc khủng hoảng sâu rộng.
Vào hôm thứ Tư, các nhân viên lái tàu chở khách ở Đức đã đồng loạt đình công và bày tỏ ý định không quay trở lại công việc trong sáu ngày, nhằm phản đối điều kiện làm việc và mức trả lương mà họ cho là không hợp lý. Dự kiến động thái này sẽ khiến hầu hết các chuyến đi đường dài và ngắn bằng đường sắt trên khắp đất nước phải tạm dừng.
Ngành đường sắt Đức đang gặp khó trong thời gian gần đây. Ảnh: The New York Times
Được xem là một trong những cuộc đình công lớn nhất với ngành đường sắt quốc gia Đức trong nhiều năm, cuộc đình công này được Claus Weselsky, chủ tịch G.D.L, công đoàn đại diện cho các tài xế tàu Đức, công bố vào hôm thứ Hai tại một cuộc họp báo chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Cụ thể, ông Weselsky cho biết cuộc đàm phán với các ông chủ đường sắt đã đổ vỡ và xuất hiện nhiều cáo buộc liên quan đến những thủ đoạn và hành vi lừa dối của trưởng đoàn đàm phán công ty đường sắt quốc gia, Deutsche Bahn, đặc biệt là liên quan đến những đề nghị về mức tăng lương mới nhất.
Những tranh cãi dẫn đến đình công phần lớn từ thời giờ làm việc không hợp lý của tài xế. Trong khi công đoàn yêu cầu làm việc 35 giờ/tuần, Deutsche Bahn lại đề nghị nhân viên làm việc 37 giờ/tuần. Hiện tại, các tài xế đang làm việc 38 giờ/tuần. Công đoàn cũng đang yêu cầu tăng lương 555 euro/tháng (tương đương 600 USD) cho nhân viên của mình, tương đương mức tăng 18% so với mức lương khởi điểm. Trong khi đó, đề nghị mới nhất của Deutsche Bahn là mức tăng gần 13% đối với những công nhân làm việc đủ 38 giờ/tuần.
Ông Weselsky cho biết công đoàn đưa ra những thay đổi để thu hút nhiều người trẻ hơn đến với công việc lái tàu.
Hôm thứ Hai, Volker Wissing, Bộ trưởng giao thông Đức, đã chỉ trích các cuộc đình công và cho rằng xung đột về hợp đồng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn. Vị quan chức này cũng bày tỏ thái độ không mấy thiện cảm với công đoàn.
“Tôi không nghĩ ông Weselsky sẽ mang lại lợi ích cho bản thân hay công đoàn theo hướng này” – ông Wissing cho biết.
Cuộc đình công đường sắt, lần thứ tư chỉ trong hai tháng, xảy ra trong bối cảnh hệ thống đường sắt đối diện nguy cơ sụt giảm nguồn tài trợ sau quyết định của Tòa án Hiến Pháp ngăn Chính phủ Đức tái sử dụng tiền từ quỹ dành cho đại dịch Covid-19 cho các dự án xanh, cũng như tình trạng hoạt động của các đoàn tàu tại Đức đang ngày càng đi xuống. Điều này phần nào cũng cho thấy những mâu thuẫn nội bộ của chính phủ Đức dưới thời Thủ tướng Olaf Schoz.
Với việc cuộc đình công dự kiến sẽ kéo dài đến cuối tuần, những tác động tiêu cực mà nó mang lại đối với ngành du lịch và hành khách sẽ lớn hơn nhiều so với các cuộc đình công kéo dài không quá ba ngày trong thời gian gần đây. Trong khi đó, những người lái tàu chở hàng đã bắt đầu đình công vào tối thứ Ba.
Khoảng 7,3 triệu người đi tàu ở Đức do công ty Deutsche Bahn điều hành mỗi ngày và con số này đang không ngừng tăng lên trong bối cảnh lo ngại về tác động gia tăng của biến đổi khí hậu. Theo dữ liệu liên bang, các chuyến tàu Deutsche Bahn cũng đang vận chuyển khoảng 600.000 tấn hàng hóa mỗi ngày.
Deutsche Bahn đã nỗ lực xin lệnh khẩn cấp nhằm ngăn cuộc đình công kéo dài ba ngày trong tháng này, nhưng một tòa án ở Frankfurt cho rằng công đoàn có quyền đình công. Vào hôm thứ Hai, công ty này cho biết họ sẽ không quay lại tòa án để xin lệnh buộc nhân viên quay lại làm việc.
Giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, tàu hỏa đang là phương tiện giao thông qua trọng đối với bộ phận lớn người dân, cung cấp dịch vụ đi lại thường xuyên giữa những thành phố lớn và các chuyến đi ngắn. Tuy nhiên, khoảng 40,233 km đường sắt Đức đang quá tải và chưa đến 65% chuyến tàu liên tỉnh chạy đúng giờ vào năm ngoái, theo dữ liệu của Deutsche Bahn. Chính phủ của ông Scholz đã cam kết đầu tư để xây dựng lại các tuyến cũ, tuy nhiên việc xây dựng sẽ phải mất thêm nhiều năm trong khi mạng lưới có thể sẽ tiếp tục xuống cấp trong thời gian trước mắt.
Luật Anh (Theo The New York Times)
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
QTO - Trung Quốc đã chính thức khởi động dự án xây dựng tuyến đường sắt mới nối Kashgar, thành phố ở phía Tây Bắc nước này với Kyrgyzstan và Uzbekistan.
QTO - Những khó khăn trong cuộc sống đã thôi thúc hàng nghìn thanh niên Ấn Độ tìm cơ hội việc làm tại Israel, bất chấp các nguy cơ bất ổn an ninh.
(Vietnam+) - Yêu cầu được đưa ra sau khi các lực lượng Mỹ và Anh tiến hành các cuộc không kích nhằm vào những địa điểm được cho là của Houthi ở Yemen.
(Tin Tức) - Israel và Hamas đã đạt được một số tiến bộ trong việc đạt được thỏa thuận về một lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày ở Gaza, tạo điều kiện trao đổi các con tin Israel...
QTO - Chính sách miễn thị thực giúp Bắc Kinh thúc đẩy hợp tác với châu Âu trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ vẫn tiếp diễn.
VOV.VN - Trận động đất mạnh 7,1 độ tấn công khu vực Aksu, Tân Cương, Trung Quốc vào rạng sáng 23/1, đã khiến nhiều ngôi nhà bị sập và làm ít nhất 3 người thiệt mạng và 5 người...
(Tin Tức) - Ngày 23/1, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cảnh báo tình hình lương thực tại Dải Gaza đang lún sâu vào thảm họa khi nguy cơ xảy ra nạn đói đang gia tăng từng ngày.
QTO - Tại Hàn Quốc, không hiếm trường hợp người lái xe gây tai nạn trong tình trạng say xỉn đã uống thêm rượu để tìm cách thoát án.
QTO - Các chuyên gia gợi ý Trung Quốc nên sử dụng đường sắt và đường hàng không để duy trì mối liên kết thương mại với châu Âu.
(Tin Tức) - Ngày 22/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ quan ngại nhiều nước trên thế giới có thể bỏ lỡ thời hạn chót vào tháng...
GD&TĐ - Ngày 22/1, các ngoại trưởng của EU thảo luận rằng việc thành lập một nhà nước Palestine là cách đáng tin cậy duy nhất để có hòa bình ở Trung Đông.