{title}
{publish}
{head}
Những khó khăn trong cuộc sống đã thôi thúc hàng nghìn thanh niên Ấn Độ tìm cơ hội việc làm tại Israel, bất chấp các nguy cơ bất ổn an ninh.
Hồi đầu tháng này, hàng nghìn người dân Ấn Độ đã xếp hàng trong cuộc kiểm tra kỹ năng được đồng tổ chức bởi Israel và Ấn Độ tại bang Haryana nhằm tuyển chọn những công nhân lành nghề nhất để đến làm việc tại Trung Đông trong bối cảnh xung đột Hamas-Israel vẫn tiếp diễn. Dường như những lo ngại về bất ổn chính trị đã bị khỏa lấp bởi mục tiêu tài chính.
Trả lời phỏng vấn của tờ Nikkei Asia, Gaurav Seni, 27 tuổi, người mới chỉ tốt nghiệp phổ thông, cho biết: “Tôi phải mất 7 tiếng đồng hồ để đi tàu đến nơi xét tuyển, và ở đây được hai ngày. Hi vọng may mắn sẽ đến”.
Người lao động đang chờ phỏng vấn tại buổi tuyển chọn lao động của Israel tại Ấn Độ. Ảnh: Nikkei Asia
Với việc đang phải gánh trên vai khoản nợ 6.000 USD, Seni hy vọng rằng công việc trong tương lai sẽ giúp bản thân và gia đình thoát khỏi vòng xoáy nợ nần chỉ trong thời gian ngắn, khi mức lương hàng tháng được hứa hẹn lên tới 2.080 USD.
Khi được hỏi về những lo ngại ở Trung Đông, Seny cho biết: “Rủi ro ở khắp mọi nơi và chúng tôi cần chấp nhận chúng. Tôi không thể chỉ ngồi ở nhà và để mặc gia đình vào tình thế khó khăn. Tuy nhiên, tôi chắc rằng chính phủ đã có những biện pháp đảm bảo an toàn”.
Cho đến nay, bang Haryana và Uttar Pradesh tại Ấn Độ đã đưa ra các quảng cáo tuyển dụng lao động có tay nghề đến làm việc tại Israel. Tel Aviv đã chuyển hướng sang các nước như Ấn Độ và Sri Lanka để bù đắp tình trạng thiếu lao động trong các lĩnh vực như xây dựng và nông nghiệp. Khoảng 10.000 công nhân dự kiến sẽ được tuyển dụng từ Ấn Độ.
Dù việc tuyển dụng thu hút được số lượng lớn người tham gia, nhiều nhà quan sát đã bày tỏ lo ngại về những rủi ro tiềm tàng mà người lao động sẽ gặp phải. Theo đó, thỏa thuận giữa Ấn Độ và Israel có khả năng gây nguy hiểm trực tiếp cho người lao động khi gửi họ đến những khu vực đang xảy ra xung đột, cũng như gián tiếp tước bỏ cơ hội việc làm của người lao động Palestine.
Khoảng 90.000 người Palestine đã làm việc trong lĩnh vực xây dựng của Israel. Tuy nhiên, kể từ khi xung đột Hamas-Israel bùng phát, Israel đã hủy bỏ giấy phép của hàng nghìn công nhân như vậy.
Trung tâm Công đoàn Ấn Độ (CITU) đã tố cáo việc tuyển dụng và yêu cầu chính phủ Đảng Bharatiya Janata (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi chấm dứt thỏa thuận với Israel.
“CITU kêu gọi người lao động Ấn Độ và người dân các quốc gia hạn chế tìm kiếm cơ hội việc làm tại những nơi đang có bất ổn chiến tranh” – Tapan Sen, tổng thư ký CITU cho biết trong một tuyên bố.
Trong thời gian gần đây, Israel đã kiên quyết bác bỏ những cáo buộc diệt chủng được đưa ra tại Liên Hợp Quốc, khẳng định việc phát động cuộc tấn công tại Dải Gaza là để tự vệ.
Đáp lại những công kích hướng về phía mình, Chính phủ Ấn Độ đã nỗ lực bảo vệ các kế hoạch tuyển dụng.
Vào thứ Năm tuần trước, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Randhir Jaiswal trả lời trước báo giới: “Chúng tôi có mối quan hệ hợp tác với một số quốc gia trên thế giới. Và hiện chúng tôi cũng có thỏa thuận với Israel. Thỏa thuận đã bắt đầu tư lâu trước khi xung đột nổ ra”. Nhằm trấn an những lo lắng về bất ổn, ông nói thêm: “Luật lao động ở Israel bảo vệ rất nghiêm ngặt và quyết liệt về quyền lao động và quyền của người di cư”.
Bất chấp những nghi vấn về khả năng đảm bảo của các biện pháp bảo vệ lao động, ông Jaiswal nhấn mạnh: “Chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình trong việc cung cấp sự an toàn và an ninh cho người dân ở nước ngoài. Khi xung đột nổ ra ở Israel, chúng tôi đã phát động Chiến dịch Ajay để giúp người dân của mình có thể quay trở lại đất nước bằng các chuyến bay hồi hương”.
Nền kinh tế Ấn Độ trong thời gian qua đang phải trải qua giai đoạn khó khăn. Theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ, tỷ lệ thất nghiệp trung bình đang ở mức 8,65% trong tháng 12. Đối với người trong độ tuổi 20-24, tỷ lệ này lên đến 44%.
An Thái (Theo Nikkei Asia)
QTO - Nhiều công ty đang chuyển hướng sang đầu tư ở Malaysia, bởi lo ngại về chính sách thuế quan mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
QTO - Theo IMF, lời đe dọa áp thuế thương mại của ông Donald Trump đang đẩy chi phí vay dài hạn lên cao, làm gia tăng áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
(Vietnam+) - Yêu cầu được đưa ra sau khi các lực lượng Mỹ và Anh tiến hành các cuộc không kích nhằm vào những địa điểm được cho là của Houthi ở Yemen.
(Tin Tức) - Israel và Hamas đã đạt được một số tiến bộ trong việc đạt được thỏa thuận về một lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày ở Gaza, tạo điều kiện trao đổi các con tin Israel...
QTO - Chính sách miễn thị thực giúp Bắc Kinh thúc đẩy hợp tác với châu Âu trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ vẫn tiếp diễn.
VOV.VN - Trận động đất mạnh 7,1 độ tấn công khu vực Aksu, Tân Cương, Trung Quốc vào rạng sáng 23/1, đã khiến nhiều ngôi nhà bị sập và làm ít nhất 3 người thiệt mạng và 5 người...
(Tin Tức) - Ngày 23/1, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cảnh báo tình hình lương thực tại Dải Gaza đang lún sâu vào thảm họa khi nguy cơ xảy ra nạn đói đang gia tăng từng ngày.
QTO - Tại Hàn Quốc, không hiếm trường hợp người lái xe gây tai nạn trong tình trạng say xỉn đã uống thêm rượu để tìm cách thoát án.
QTO - Các chuyên gia gợi ý Trung Quốc nên sử dụng đường sắt và đường hàng không để duy trì mối liên kết thương mại với châu Âu.
(Tin Tức) - Ngày 22/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ quan ngại nhiều nước trên thế giới có thể bỏ lỡ thời hạn chót vào tháng...
GD&TĐ - Ngày 22/1, các ngoại trưởng của EU thảo luận rằng việc thành lập một nhà nước Palestine là cách đáng tin cậy duy nhất để có hòa bình ở Trung Đông.
QTO - Vũ khí phương Tây hỗ trợ cho Kiev sẽ nhanh chóng bị quân đội Nga phá hủy?