{title}
{publish}
{head}
Chính sách miễn thị thực giúp Bắc Kinh thúc đẩy hợp tác với châu Âu trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ vẫn tiếp diễn.
Trong ba tháng qua, Trung Quốc đã tăng cường các chương trình miễn phí thị thực nhằm thúc đẩy du lịch và thương mại xuyên biên giới trong bối cảnh nền kinh tế chững lại.
Tuần trước, Bắc Kinh đã bổ sung Ireland và Thụy Sĩ vào danh mục các nước mà công dân có thể nhập cảnh không cần thị thực, động thái nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với nhiều du khách từ châu Âu. Trước đó, nền kinh tế số hai thế giới đã miễn thị thực cho công dân Pháp, Đức, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha trong vòng 15 ngày.
Trung Quốc tăng cường miễn thị thực với du khách từ châu Âu. Ảnh: Nikkei Asia
Bên cạnh đó, quốc gia này cũng hướng đến thu hút du khách từ châu Á, với việc cấp quyền miễn trừ thị thực cho Malaysia và đạt được thỏa thuận về miễn thị thực đối ứng với Thái Lan vào đầu tháng này.
Tuy vậy, lưu lượng giao thông tại biên giới Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch Covid-19. Cục Quản lý Nhập cư Quốc gia nước này ghi nhận chỉ 35,5 triệu lượt nhập và xuất cảnh của công dân nước ngoài trong năm 2023, khoảng 36% so với mức năm 2019.
Các chính sách du lịch mới được đưa ra trong bối cảnh đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc giảm sút do leo thang căng thẳng với phương Tây, cũng như tác động từ việc ba năm áp dụng các biện pháp Zero-Covid.
Những thay đổi về thị thực đã nhận được nhiều sự ủng hộ của các phòng thương mại nước ngoài bất chấp sự hoài nghi từ nhiều chuyên gia.
Nick Marro, nhà phân tích chính của Cơ quan Tình báo Kinh tế tại Anh, cho biết những buôn bán, trao đổi trong quá khứ đã giúp ổn định mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác. Tuy nhiên, ông cũng cho biết nhiều thách thức sẽ khiến chính sách nới lỏng thị thực của nền kinh tế số hai thế giới không đạt được hiệu quả như mong muốn.
“Tăng trưởng chậm lại, những lo ngại về căng thẳng địa chính trị và lãi suất cao khiến đầu tư nước ngoài vào quốc gia này giảm sút sẽ là những thách thức khó có thể giải quyết bằng chính sách miễn thị thực” – chuyên gia này nhấn mạnh.
Sau khi Bắc Kinh mở cửa trở lại biên giới hoàn toàn vào tháng 3/2023, chính quyền nước này đã khôi phục việc miễn thị thực cho du khách từ Singapore và Brunei. Quốc gia này cũng tuyên bố sẽ đơn giản hóa việc cấp thị thực nhập cảnh cho các doanh nhân nước ngoài đến tham dự triển lãm hoặc hội nghị.
Trong giai đoạn cuối năm 2023, Trung Quốc đã giảm phí thị thực 25% và thêm Na Uy vào danh sách gồm 54 quốc gia mà công dân nhập cảnh không cần thị thực, với thời hạn quá cảnh lên tới 144 giờ.
Giới phân tích nhận định rằng châu Âu đang là trọng tâm chiến lược của chính phủ Trung Quốc, khi mối quan hệ của nước này với Mỹ vẫn đang “đóng băng”.
Lý giải về chính sách miễn thị thực của Trung Quốc, Wen-Ti Sung, thành viên tại Trung tâm Trung Quốc Toàn cầu của Hội đồng Atlantic, cho biết: “Việc nới lỏng các chính sách thị thực là động thái nhằm tuyên bố với thế giới rằng đâu là những ưu tiên ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc”.
Bắc Kinh dường như có sự chọn lọc trong việc đưa ra các ưu đãi thị thực. Chẳng hạn, người Nhật đã từng được hưởng miễn trừ 15 ngày như Singapore, nhưng vẫn chưa được khôi phục.
Tuy nhiên, ngay cả du khách Mỹ cũng ngày càng được nới lỏng hơn phần nào, điều cho thấy việc tiếp thêm sinh lục cho nền kinh tế suy yếu đang là ưu tiên hàng đầu bất chấp xung đột chính trị. Công dân Mỹ vẫn phải xin thị thực, nhưng chính quyền Trung Quốc không còn yêu cầu khách du lịch phải cung cấp bằng chứng đặt phòng khách sạn, vé máy bay khứ hồi và thư mời như trước đây.
Luật Anh (Theo Nikkei Asia)
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
QTO - Trung Quốc đã chính thức khởi động dự án xây dựng tuyến đường sắt mới nối Kashgar, thành phố ở phía Tây Bắc nước này với Kyrgyzstan và Uzbekistan.
VOV.VN - Trận động đất mạnh 7,1 độ tấn công khu vực Aksu, Tân Cương, Trung Quốc vào rạng sáng 23/1, đã khiến nhiều ngôi nhà bị sập và làm ít nhất 3 người thiệt mạng và 5 người...
(Tin Tức) - Ngày 23/1, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cảnh báo tình hình lương thực tại Dải Gaza đang lún sâu vào thảm họa khi nguy cơ xảy ra nạn đói đang gia tăng từng ngày.
QTO - Tại Hàn Quốc, không hiếm trường hợp người lái xe gây tai nạn trong tình trạng say xỉn đã uống thêm rượu để tìm cách thoát án.
QTO - Các chuyên gia gợi ý Trung Quốc nên sử dụng đường sắt và đường hàng không để duy trì mối liên kết thương mại với châu Âu.
(Tin Tức) - Ngày 22/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ quan ngại nhiều nước trên thế giới có thể bỏ lỡ thời hạn chót vào tháng...
GD&TĐ - Ngày 22/1, các ngoại trưởng của EU thảo luận rằng việc thành lập một nhà nước Palestine là cách đáng tin cậy duy nhất để có hòa bình ở Trung Đông.
QTO - Vũ khí phương Tây hỗ trợ cho Kiev sẽ nhanh chóng bị quân đội Nga phá hủy?
QTO - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus đã kêu gọi các quốc gia ký kết hiệp ước đại dịch của tổ chức này để chuẩn bị cho sự bùng...
QTO - Hơn 180.000 km2 rừng ở Canada – gần bằng một nửa diện tích Nhật Bản – đã bị thiêu rụi trong các vụ cháy rừng gần đây.
VOV.VN - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảnh báo rằng, tình hình ở Trung Đông giống như một “thùng thuốc súng” sắp phát nổ, và cần phải nỗ lực ngăn chặn xung đột...