Cập nhật:  GMT+7

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Cán bộ, nhân viên Sở KH&CN nghiên cứu thực hiện các đề tài phát triển KHCN trong tình hình mới - Ảnh: T.T

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến cho biết, trên cơ sở Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị (Nghị quyết số 57), Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 9/1/2025 của Chính phủ (Nghị quyết số 03) và Kết luận của Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương, Đảng ủy UBND tỉnh đã tham mưu trình Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57 và thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.

Hiện nay, UBND tỉnh đã giao Sở KH&CN tham mưu dự thảo nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ đột phá phát triển KHCN, ĐMST, CĐS trên địa bàn tỉnh, dự kiến trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thường lệ giữa năm 2025. Nghiên cứu tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ khoa học, chuyển giao công nghệ để thu hút đầu tư các dự án thuộc đối tượng ưu đãi theo quy định của pháp luật. Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về KHCN, ĐMST, CĐS.

Xây dựng đề án đột phá thí điểm để doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới. Tham mưu ban hành chính sách đột phá về phát triển KHCN, ĐMST, CĐS; thu hút nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh.

Cùng với đó, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tham mưu các giải pháp hỗ trợ thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp đề xuất đầu tư dự án xây dựng Trung tâm dữ liệu (Data center) tại tỉnh. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, văn bản của cấp trên về phát triển công nghệ và công nghiệp chiến lược.

Xây dựng một số chương trình KH&CN trọng điểm, như: Phát triển công nghệ sinh học; chuyển đổi số trong doanh nghiệp; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và ứng dụng công nghệ tiên tiến cho doanh nghiệp; chuyển đổi số khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng tăng cường ứng dụng Internet vạn vật (IoT) để trở thành khu công nghiệp, cụm công nghiệp thông minh.

Xây dựng kế hoạch đầu tư và phát triển hệ thống các cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm, tập trung cho công nghệ chiến lược, như: Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (đơn vị nòng cốt để thực hiện công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh); Trung tâm phát triển công nghệ sinh học cùng với hệ thống phòng thí nghiệm và các trạm nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học; Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng cùng hệ thống trang thiết bị tiến tiến, hiện đại đảm bảo phục vụ phát triển KT-XH, nhất là kinh tế cửa khẩu; Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC). Hoàn thiện Trung tâm kiểm soát an toàn thông tin mạng tỉnh (SOC) và Dữ liệu lớn (Big data).

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TP. Đông Hà hôm nay - Ảnh: TRẦN TUYỀN

Chỉ đạo các cơ quan nhà nước xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số năm 2025; xây dựng, triển khai chương trình phát triển Chính phủ số. Tham mưu nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch để mỗi người dân có danh tính số, phương tiện số, kỹ năng số và tài khoản số, hình thành công dân số. Tham mưu triển khai kế hoạch thực hiện phong trào “bình dân học vụ số”.

Bảo đảm an toàn, an ninh mạng trên nền tảng số và không gian mạng; an ninh, an toàn dữ liệu hợp pháp của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và chủ quyền an ninh dữ liệu. Phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ phân tích, cảnh báo về nguy cơ QP-AN, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng, triển khai các cơ chế, biện pháp, nền tảng số để ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả đối với tội phạm lĩnh vực chuyển đổi số, tội phạm lợi dụng không gian mạng.

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đẩy mạnh CĐS, ứng dụng KHCN, ĐMST, gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến 2025, định hướng đến 2030. Tỉnh Quảng Trị cơ bản đã hoàn thành số hóa dữ liệu đất đai theo Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”; thực hiện kế hoạch cao điểm cấp định danh điện tử cho cơ quan, tổ chức trên địa bàn; triển khai cao điểm hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh.

Rà soát, xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh đầu tư cho chuyển đổi số, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Triển khai xây dựng đề án phát triển thị trường KH&CN. Duy trì và phát triển các sản phẩm đã xây dựng thương hiệu; xây dựng sản phẩm mới, sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm chủ lực đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Xây dựng các chương trình tăng cường đầu tư, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Xây dựng nền tảng giáo dục, đào tạo trực tuyến, mô hình giáo dục số, nâng cao năng lực số trong xã hội. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp và có chính sách thu hút học sinh giỏi theo học các ngành STEM. Tăng cường đào tạo kiến thức về KHCN, nâng cao năng lực tin học, ngoại ngữ, rèn luyện năng lực thiết kế sáng tạo gắn với các dự án thực tế trong trường phổ thông.

Xây dựng dữ liệu chuyên gia, thiết lập kênh kết nối giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo để đẩy mạnh liên kết nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ĐMST và CĐS của doanh nghiệp. Khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề, cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh, chú trọng công tác đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học; khuyến khích giảng viên, sinh viên tham gia thực hiện các nhiệm vụ KHCN và ĐMST. Xây dựng chính sách đặc thù thu hút nguồn nhân lực KHCN chất lượng cao. Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, lao động sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến cho biết thêm, thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị quyết số 03, Chương trình hành động số 144/CTHĐ-TU của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 57 theo lộ trình. Trình HĐND tỉnh xem xét ban hành các chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển KHCN, ĐMST, CĐS; tăng cường giám sát thực hiện theo quy định.

Tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch triển khai; lựa chọn những vấn đề then chốt, cấp bách để tập trung chỉ đạo thực hiện. Ưu tiên bố trí nguồn lực, đảm bảo 3% kinh phí cho phát triển KHCN, ĐMST, CĐS theo yêu cầu của Nghị quyết số 57.

Phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hướng dẫn, tuyên truyền, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng cơ chế, chính sách phát triển KHCN, ĐMST, CĐS. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết số 57 và Nghị quyết số 03. Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện hiệu quả.

Trần Tuyền

Tin liên quan:
  • Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
    Tập trung tuyên truyền về đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và ...

    Nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong Đảng và hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong Nhân dân về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

  • Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
    Đông Hà chú trọng phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

    Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) là yêu cầu khách quan, cấp thiết để tăng trưởng kinh tế, góp phần phát triển toàn diện văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Để thực hiện tốt những yêu cầu này, thành phố Đông Hà chú trọng triển khai các giải pháp.

  • Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
    Vượt qua rào cản, điểm nghẽn để có tư duy đột phá, đổi mới sáng tạo trong ...

    Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án phát triển dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) vào chiều nay 12/7. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Trị.


Trần Tuyền

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Phổ cập chuyển đổi số

Phổ cập chuyển đổi số
2025-04-14 05:40:00

QTO - Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, ngành nghề hiện nay. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của cả hệ thống chính trị và toàn xã...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long