Cập nhật:  GMT+7

Đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ở tỉnh Quảng Trị

Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết số 57). Trong bối cảnh thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ, sự ra đời của Nghị quyết số 57 thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược của Đảng ta, tạo xung lực thúc đẩy sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ở tỉnh Quảng Trị

Công ty Cổ phần Bao bì carton Quảng Trị ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất - Ảnh: V.T.H

Nghị quyết khẳng định vai trò của khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) là động lực then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động và cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời, đề xuất các cơ chế, chính sách đột phá, ưu tiên và khuyến khích phát triển KHCN, ĐMST và chuyển đổi số (CĐS). Xung quanh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Báo Quảng Trị có cuộc phỏng ông TRẦN NGỌC LÂN, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS tỉnh Quảng Trị.

- Thưa ông! Hiện nay, tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 trên địa bàn như thế nào?

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính, ngày 24/2/2025, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 144-CTHĐ/TU về thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị; Sở KH&CN tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 4/3/2024 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 9/1/2025 của Chính phủ và Chương trình hành động số 144 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy CĐS trên địa bàn tỉnh và nâng cao chỉ số CĐS (DTI) tỉnh Quảng Trị.

Hiện nay, Sở KH&CN tham mưu Đề án quy định về những chính sách đột phá hỗ trợ phát triển KHCN, ĐMST và CĐS, đó chính là những chính sách cần thiết, là giải pháp để thúc đẩy CĐS trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

- Trên thực tế, những năm qua, tỉnh cũng đã triển khai thực hiện CĐS và đạt được những kết quả nhất định, hiện nay với sự ra đời của Nghị quyết số 57 thì ông có những nhận định gì về sự thúc đẩy của nghị quyết đến CĐS tại tỉnh Quảng Trị trong tình hình mới?

- Hạ tầng phát triển với những công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng; một số công nghệ chiến lược, công nghệ số như: Trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, bán dẫn, công nghệ lượng tử, nano, thông tin di động 5G, 6G, thông tin vệ tinh và một số công nghệ mới nổi đã từng bước được phổ cập.

Công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương sẽ thực hiện trên môi trường số, kết nối và vận hành thông suốt giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị. Cơ sở dữ liệu (CSDL) các sở, ban, ngành và địa phương được tạo lập, hoàn thiện và kết nối, chia sẻ đồng bộ CSDL quốc gia để khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên số, dữ liệu số, dự báo một số sàn giao dịch dữ liệu có thể được hình thành trên địa bàn tỉnh. Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, công nghiệp văn hoá số sẽ phát triển. Quảng Trị sẽ đạt mức trung bình khá của cả nước về CĐS.

- Những đột phá nào giúp tỉnh Quảng Trị thúc đẩy nhanh CĐS vàtỉnh cần có những chính sách gì để hỗ trợ, ưu tiên cho các tổ chức, người dân và DN thực hiện CĐS, thưa ông?

- Tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT); phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển các nền tảng chính quyền số; thúc đẩy CĐS trong doanh nghiệp (DN) là những bước đột phá giúp thúc đẩy nhanh CĐS cho tỉnh. Đặc biệt một trong những nội dung đột phá đòi hỏi sự vào cuộc, đồng hành của lực lượng đoàn viên, thanh niên của tỉnh là phát triển dịch vụ số cho người dân, tăng cường nhận thức của cộng đồng về thúc đẩy CĐS.

Hiện nay, Sở KH&CN tham mưu Đề án quy định về những chính sách đột phá hỗ trợ phát triển KHCN, ĐMST và CĐS. Một trong những chính sách quan trọng là hỗ trợ ứng dụng CNTT, CĐS cho DN nhỏ và vừa, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn, đào tạo các giải pháp CĐS cho DN về quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh. Hỗ trợ 100% chi phí cho DN mua (hoặc thuê trong 2 năm đầu) các nền tảng số phục vụ cho quá trình CĐS của DN.

Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn đăng ký thành công tài khoản, duy trì tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ số, tự động hóa các mô hình canh tác nông nghiệp thông minh, công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản ở quy mô lớn tại các vùng nông thôn, miền núi...

- Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Trị đề ra những định hướng, mục tiêu gì để thực hiện Nghị quyết số 57, thưa ông?

- Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 4/3/2024 của UBND tỉnh xác định: Mục tiêu đến năm 2030 là: Quy mô kinh tế số phấn đấu đạt 20% GRDP; tỉ lệ người dân và DN sử dụng dịch vụ công (DVC) trực tuyến phấn đấu đạt trên 80%; giao dịch không dùng tiền mặt phấn đấu đạt trên 80% và 80% người dân có tài khoản thanh toán điện tử.

Đến năm 2045, phát triển hạ tầng 6G phủ sóng toàn tỉnh, xây dựng trung tâm dữ liệu quy mô vùng, hoàn thiện hệ thống đô thị thông minh tại TP. Đông Hà và các thị xã, phát triển hệ thống giao thông thông minh toàn tỉnh; cung cấp 100% DVC trực tuyến mức độ cao theo yêu cầu; xây dựng hệ thống quản trị thông minh toàn diện, hoàn thiện CSDL số của tỉnh và kết nối với quốc gia; xây dựng hệ thống an ninh mạng toàn diện, đảm bảo an toàn dữ liệu cho người dân và DN.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, tỉnh tập trung vào các giải pháp là: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về CĐS.

Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách thúc đẩy CĐS phù hợp tình hình thực tiễn của tỉnh. Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng phục vụ CĐS. Phát triển nhân lực, trọng dụng nhân tài đáp ứng yêu cầu CĐS. Hỗ trợ DN thực hiện CĐS. Hợp tác quốc tế trong CĐS.

- Xin cảm ơn ông!

VÕ THÁI HÒA (thực hiện)

Tin liên quan:
  • Đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ở tỉnh Quảng Trị
    Thị xã Quảng Trị tăng tốc chuyển đổi số

    Thực hiện Chương trình hành động số 41-CTr/TU ngày 15/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Trị (Khóa VI) “Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Tỉnh ủy (Khóa XVII) về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, UBND thị xã Quảng Trị đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp; đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số; hướng đến lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

  • Đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ở tỉnh Quảng Trị
    Cần tăng tốc trong chuyển đổi số

    Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm, có nguy cơ tụt hậu xa so với các địa phương khác trong nước. Hơn lúc nào hết, các cấp, ngành, đơn vị liên quan và mỗi người dân cần vào cuộc quyết liệt, tăng tốc, bứt phá để không ì ạch ở tốp sau.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long