{title}
{publish}
{head}
Chính phủ Úc đang thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, giáo dục, năng lượng và văn hoá.
Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Anthony Albanese đã xem khu vực này là một trong những đối tác kinh tế quan trọng tại châu Á-Thái Bình Dương. Ông bổ nhiệm Nicholas Moore, cựu Giám đốc điều hành của ngân hàng đầu tư Australia Macquarie Group, làm đặc phái viên về Đông Nam Á và xây dựng báo cáo dài 200 trang với tựa đề: “Đầu tư: Chiến lược kinh tế Đông Nam Á của Australia đến năm 2040” vào tháng 9/2023.
Theo báo cáo này, Đông Nam Á được dự đoán sẽ đạt được mức tăng trưởng khoảng 4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đến năm 2040, con số ấn tượng khi so với mức dự báo của các nền kinh tế tiên tiến chỉ khoảng 1-2%. Báo cáo này dự đoán đến năm 2040, Đông Nam Á có thể gia nhập nhóm 4 nền kinh tế hàng đầu thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo đánh giá, đến năm 2040, thị trường tiêu dùng tại khu vực này sẽ lớn gấp 10 lần so với Úc, mang đến những cơ hội kinh doanh to lớn cho doanh nghiệp quốc gia châu Đại dương trong những thập kỷ tới.
Thủ tướng Úc Anthony Albanese cùng với các nhà lãnh đạo ASEAN tại Thượng đỉnh Úc-ASEAN vào tháng 3/2024 ở Melbourne. Ảnh: Nikkei Asia
Úc đang là đối tác kinh tế thương mại quan trọng của ASEAN. Theo thống kê của ASEAN, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 101,08 tỷ USD năm 2022. Đầu tư nước ngoài từ Úc vào ASEAN năm 2022 đạt 201 tỷ USD.
Hiện tại, nước này đang thúc đẩy việc thực hiện các hiệp định đã ký kết với ASEAN như: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN, Úc và New Zealand (AANZFTA).
Đối với hợp tác văn hóa- xã hội, hai bên thúc đẩy hợp tác giáo dục, đào tạo, xây dựng nguồn lực chất lượng cao, giao lưu nhân dân, thúc đẩy quyền con người, đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em. Theo một cuộc điều tra dân số năm 2021 của Úc, số lượng người Đông Nam Á đang sinh sống và học tập tại quốc gia này lên đến 1 triệu người.
Nhiều cựu sinh viên Đông Nam Á của các trường đại học tại Úc đạt được thành tựu trong lĩnh vực chính trị, kinh doanh, học thuật và nghệ thuật vẫn duy trì mối quan hệ gắn bó với nước này.
Trong khi đó, giới trẻ Úc ngày càng chọn du học đến Đông Nam Á nhiều hơn, điển hình là du học theo Kế hoạch Colombo mới (NCP), một sáng kiến nhằm hỗ trợ sinh viên Úc du học và tích lũy kinh nghiệm tại các nước Đông Nam Á.
Ngoài ra, Úc tích cực hỗ trợ ASEAN thực hiện Sáng kiến hội nhập hội nhập ASEAN (IAI) cũng như Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN (MPAC) 2025, nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trong khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển đồng đều, bền vững giữa các khu vực.
Chính phủ Úc ủng hộ các sáng kiến, giải pháp của ASEAN trong chuyển đổi năng lượng và khử cacbon, kết nối, đô thị hóa bền vững. Tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 3/2024, Singapore và Úc đã ký một bản ghi nhớ nhằm tạo Hành lang vận chuyển xanh và kỹ thuật số giữa hai nước.
Hiệp ước này sẽ tạo tiền đề cho sự hợp tác giữa hai bên trong việc phát triển chuỗi cung ứng nhiên liệu không phát thải cho ngành vận tải biển và xem xét trao đổi thông tin kỹ thuật số để tăng tốc độ thông quan cảng.
Năm 2023, Úc cũng đã triển khai chương trình Đối tác Cơ sở hạ tầng và Khí hậu trị giá 200 triệu USD với Indonesia. Trong đó, Úc cam kết sẽ tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Đông Nam Á, hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ khu vực này tập trung vào ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển năng lượng sạch.
Ngoài ra Úc cũng quan tâm đến các chính sách an ninh lương thực và di cư an toàn của ASEAN, đồng thời giúp khối này thúc đẩy các chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình, an ninh cũng như tăng cường các tiêu chuẩn thương mại kỹ thuật số trong khối.
An Thái
QTO - Trong bối cảnh xuất khẩu toàn cầu gặp nhiều khó khăn, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc tiếp tục nổi lên như một điểm sáng với những thành tựu...
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
VOV.VN - Giới quan sát phương Tây cho rằng khả năng thất bại của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga ngày càng tăng và có thể diễn ra dưới một số hình thức.
QTO - Giám đốc CIA William Burns cho biết hệ thống phòng thủ của Ukraine có thể nhanh chóng sụp đổ trước các cuộc tấn công quyết liệt của quân đội Nga...
(PLO)- Nguy cơ “ăn miếng trả miếng” giữa Iran và Israel đang đẩy Trung Đông tới bờ vực một cuộc chiến mới.
(Tin Tức) - Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Moskva sẽ không tuyên bố tạm ngừng giao tranh với Kiev ngay cả khi hai nước tham gia đàm phán hòa bình.
QTO - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết phương Tây không thể cung cấp hoặc xây dựng cho Ukraine hệ thống phòng không tương tự hệ thống Iron Dome...
QTO - Hôm nay 19/4, nhiều hãng truyền thông đưa tin Israel đã thực hiện một loạt các cuộc tấn công vào Iran, một động thái được cho là nhằm đáp trả lại...
QTO - Theo truyền thông Iran hôm thứ Năm, một sĩ quan cấp cao thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) cho biết, nếu Israel tấn công các cơ sở hạt...
VOV.VN - Không chỉ các điều kiện trên tiền tuyến trở nên xấu đi đáng kể mà khả năng thất bại của Ukraine hiện đang được thảo luận công khai bởi những người như Cựu chỉ huy của...
(Tin Tức) - Ngày 18/4 (giờ địa phương), Mỹ đã dùng quyền phủ quyết để một lần nữa ngăn chặn dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) liên quan tới việc...
QTO - Theo nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), căng thẳng tại Trung Đông là mối đe dọa lớn nhất đối với việc cắt giảm lãi...