{title}
{publish}
{head}
Ngày 11/10/2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định số 1046/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, từ ngày 11/10/2024 giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
PC Quảng Trị tích cực tuyên truyền tiết kiệm điện -Ảnh: T.N
Bất cập về giá điện
Theo báo cáo của EVN trong những năm qua, giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện (gồm than, dầu, khí, tỉ giá ngoại tệ...) đều tăng cao do biến động của tình hình thế giới và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino khiến cơ cấu nguồn điện biến động theo hướng bất lợi, trong khi đó nguồn điện giá rẻ như thủy điện lại giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu điện của Việt Nam tăng cao, xấp xỉ 10-11%, tất cả những yếu tố đó dẫn tới chi phí phát điện tăng cao.
Trong bối cảnh này, EVN cùng các đơn vị thành viên đã thực hiện một số giải pháp để tiết kiệm, tiết giảm, tối ưu hóa chi phí, như tiết kiệm 10-15% các chi phí định mức thường xuyên, tiết giảm 20-50% chi phí sửa chữa lớn; phát động tiết kiệm điện tại tất cả các cơ quan, đơn vị trực thuộc, tuy nhiên, do cấu trúc giá thành tăng quá cao nên dẫn tới chi phí sản xuất điện của EVN tăng cao.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng: “Nếu giá bán không bù đắp được chi phí thì gây ra nhiều hệ lụy. Qua số liệu kiểm tra liên ngành được công bố thì giá thành điện là 2.088 đồng/kWh và giá bán bình quân 1.953 đồng/kWh.
Tức là giá thành điện đã cao hơn giá bán điện bình quân là 6,92%. Đây là tình trạng mua cao, bán thấp, tức là đầu vào theo thị trường nhưng đầu ra thì lại không đủ theo các chi phí mà đã tính đúng, tính đủ, hợp lý, hợp lệ trong quá trình sản xuất, kinh doanh điện. Thực tế này sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sản xuất, kinh doanh điện, cho các ngành sử dụng điện và cho cả nền kinh tế.
Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị đã yêu cầu áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng, trong đó có giá điện. Chính phủ đã có quy định căn cứ đầu vào thay đổi bao nhiêu trong khoảng 3 tháng thì EVN được phép điều chỉnh giá điện bao nhiêu phần trăm.
Về nguyên tắc của điều hành giá điện là phải bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất hợp lý, hợp lệ đã được tính đúng, tính đủ. Nếu làm được điều này thì không có hệ quả lỗ của ngành điện, không có việc lỗ để bao cấp cho nền kinh tế, việc thu hút đầu tư để phát triển nguồn lưới điện cũng thuận lợi hơn”.
Tuy nhiên về lâu dài, cần phải sửa cơ chế chính sách giá điện trong Luật Điện lực với tầm nhìn dài hạn để xử lý những yêu cầu đặt ra đối với một trong những vấn đề cốt lõi của ngành điện, đó chính là bất cập về giá điện.
Để làm được điều này, trước hết phải cải cách giá điện, tiếp theo là phải xây dựng những định chế, nền tảng cơ bản để chuyển đổi, chuyển dịch năng lượng theo hướng đưa nhiều hơn nguồn điện “sạch, xanh” trong cơ cấu sản xuất điện. Đặc biệt là phải xây dựng lộ trình cải cách toàn bộ ngành điện lực với định hướng theo mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tóm lại, việc điều chỉnh giá điện được dựa trên cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Việc điều chỉnh tăng giá điện được thực hiện trong từng giai đoạn, đây cũng là một trong những mục tiêu nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong thời gian dài là vấn đề cấp thiết.
Đảm bảo hài hòa lợi ích
Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường, đó là các loại thuế, phí, các loại quỹ để điều tiết gián tiếp vào yếu tố hình thành giá điện để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên tham gia thị trường điện.
Ngoài việc tính đúng, tính đủ và Nhà nước điều tiết bằng các biện pháp gián tiếp, bằng công cụ thị trường thì giá điện cũng phải tách bạch phần chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ đối với người nghèo ra khỏi chính sách giá điện và giải quyết bằng chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo thì giá điện sẽ minh bạch và hợp lý hơn.
Bởi trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và các vấn đề về an sinh xã hội khác, đặc biệt là việc hỗ trợ người nghèo trong tiếp cận và sử dụng điện năng.
Trong thông cáo báo chí của EVN đã khẳng định: “Về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Theo số liệu thống kê, năm 2023 cả nước có 815.000 hộ nghèo chung và các hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện theo chủ trương của Chính phủ.
Các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ với mức hỗ trợ hằng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng; hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ với mức hỗ trợ hằng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng.
Do đó, việc điều chỉnh tăng giá điện lần này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng sử dụng điện theo tính toán của EVN như sau: Đối với khách hàng kinh doanh dịch vụ (có khoảng 547.000 khách hàng), mức tăng trung bình mỗi khách hàng là 247.000 đồng/tháng.
Với khách hàng sản xuất (cả nước có khoảng 1,921 triệu khách hàng), sau điều chỉnh giá, mỗi khách hàng sẽ trả thêm trung bình là 499.000 đồng/tháng. Với các khách hàng hành chính sự nghiệp (tổng số 691.000 khách hàng), sau khi đổi giá, trung bình mỗi khách hàng sẽ trả thêm 91.000 đồng/tháng.
Trong bối cảnh nước ta còn nhiều khó khăn và để bảo đảm sự hài hòa về mục tiêu kinh tế gắn liền với thực hiện các mục tiêu xã hội, chính sách an sinh trong việc sử dụng điện đối với hộ nghèo và các hộ chính sách xã hội đã được áp dụng nhất quán trong nhiều năm nay.
Các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tương đương 30 kWh điện hằng tháng từ ngân sách nhà nước. Do đó, nỗ lực chung của cả ngành điện không chỉ đảm bảo an ninh năng lượng mà còn đáp ứng yêu cầu về chính sách an sinh xã hội.
Tân Nguyên
QTO - Quảng Trị là một trong 6 tỉnh được lựa chọn tham gia thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ các-bon) và quản lý tài chính thỏa...
QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...
QTO - Trong những năm gần đây, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để giảm tổn thất điện năng, nâng cao độ tin...
QTO - Thực hiện chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển lành mạnh các loại thị trường để huy động, sử dụng có hiệu quả các...
QTO - Đakrông là địa phương đầu tiên trong tỉnh triển khai mô hình tiết kiệm vốn vay thôn bản. Từ sự hỗ trợ của Dự án Plan với mục tiêu tạo chuyển biến mới...
QTO - Dự án đường tránh phía Đông TP. Đông Hà khi hoàn thành giúp phân luồng các phương tiện vận tải lớn không đi qua TP. Đông Hà, đảm bảo an toàn giao...
QTO - Để hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện Gio Linh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đề ra,...
QTO - Những năm qua, công tác quản lý chất thải rắn (CTR) nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng trên địa bàn tỉnh đã được các cấp chính quyền quan tâm thực...
QTO - Thực hiện Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về Ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng...
Mùa hè 2024 là một dịp đầy ý nghĩa với Huda. Không chỉ tiếp tục thổi nguồn năng lượng tích cực, trẻ trung và tươi mới cho mảnh đất miền Trung thân yêu, Huda còn ra mắt sản phẩm...
QTO - Cùng với triển khai các dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư vùng bị ảnh hưởng thiên tai, tỉnh Quảng Trị đã và đang tranh thủ các nguồn lực, tích cực...
QTO - Thị trường lao động Nhật Bản có sức hút lớn đối với lao động Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng. Bên cạnh thu nhập ổn định, nhiều công...