Cập nhật:  GMT+7

Hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chỉ thị số 38-CT/TU (ngày 20/8/2024) về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển ngành nông nghiệp xanh, bền vững; là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền ở địa phương, ngành được giao nhiệm vụ.

Trong những năm qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của người dân và doanh nghiệp, việc triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn, liên kết theo chuỗi giá trị bước đầu đạt được kết quả tích cực; duy trì tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản bình quân đạt trên 2,7%/năm, chiếm hơn 20% GRDP của tỉnh.

Hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững

Một số mô hình sản xuất nông nghiệp triển khai thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp và người dân. Hệ số sử dụng đất được nâng lên, thu nhập của người dân sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái đồng ruộng, hài hòa lợi ích về KT-XH và môi trường, hình thành nên những làng quê đáng sống.

Tuy nhiên, hạn chế hiện nay là việc nhân rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm, chưa có bước phát triển đột phá. Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung và sản xuất lúa hữu cơ nói riêng chỉ mới đạt 34,6% chỉ tiêu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kết luận số 168-KL/TU ngày 4/11/2021 Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn, liên kết theo chuỗi giá trị và tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường, yêu cầu đặt ra cho các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và người sản xuất về tầm quan trọng, ý nghĩa, giá trị KT-XH của việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, canh tác tự nhiên, nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo cải thiện chất lượng và hiệu quả sử dụng đất, duy trì sự phát triển bền vững con người và tự nhiên, góp phần cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Tập trung chỉ đạo rà soát quy hoạch ngành, vùng phù hợp chủ trương nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, canh tác tự nhiên, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với công nghiệp chế biến nông sản. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt chú trọng công tác quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản; kiểm soát chặt chẽ chất lượng các loại giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường.

Đẩy nhanh việc thực hiện công tác quy hoạch, bố trí các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ phù hợp với tiềm năng, lợi thế, đặc điểm của địa phương gắn với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, các khu chế biến đồng bộ, liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu đầu vào cho đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất nông nghiệp, hình thành mạng lưới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, liên kết chuỗi có giá trị quy mô, giá trị kinh tế rộng lớn trên địa bàn tỉnh. Tập trung rà soát, xác định chỉ tiêu cụ thể để định hướng phát triển một số cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh theo hướng hữu cơ như lúa chất lượng cao, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, dược liệu, gỗ nguyên liệu, nuôi tôm, gia súc...

Khẩn trương rà soát, hoàn chỉnh các chính sách phù hợp tình hình thực tiễn và đảm bảo đủ mạnh để khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm nông sản chủ lực có tiềm năng lợi thế. Chú trọng chính sách khuyến khích tích tụ đất đai, cải tạo đồng ruộng, quy hoạch lại hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phục vụ ứng dụng cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là thành tựu về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác theo tiêu chí hợp tác xã kiểu mẫu; trẻ hóa đội ngũ cán bộ hợp tác xã có trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn mới.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông nghiệp, nông thôn; phát triển công nghiệp chế biến, tăng cường hoạt động hỗ trợ chứng nhận, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, vùng nuôi. Đẩy mạnh việc quảng bá, xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực, có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm OCOP của tỉnh.

Huy động, lồng ghép các nguồn lực thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy phát triển liên doanh, liên kết trong sản xuất nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị bền vững, góp phần thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng, thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh.

Phương Minh

Tin liên quan:
  • Hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững
    Xây dựng nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững

    Được xác định là “bệ đỡ” của nền kinh tế, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững.

  • Hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững
    Thành phố Đông Hà hướng đến nền công nghiệp hiện đại, bền vững

    Công nghiệp sạch là định hướng ưu tiên phát triển cho các cụm công nghiệp (CCN), khu công nghiệp (KCN) hiện nay. Ở vai trò là đô thị trung tâm của tỉnh, TP. Đông Hà đã nỗ lực hướng đến phát triển công nghiệp sạch, tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp địa phương.


Phương Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khi tình người mạnh hơn siêu bão

Khi tình người mạnh hơn siêu bão
2024-09-14 05:05:00

QTO - Dường như cứ mỗi lần thiên tai ập đến, tinh thần tương thân tương ái của người Việt lại bừng sáng, soi rọi giá trị của 2 chữ “đồng bào”. Đồng bào là...

Trẻ chơi tiktok: Nên “Gạn đục, khơi trong”

Trẻ chơi tiktok: Nên “Gạn đục, khơi trong”
2024-08-17 05:05:00

QTO - Năm 2022, hãng bảo mật Kaspersky đã công bố các ứng dụng phổ biến với trẻ em Việt Nam, theo đó youtube là ứng dụng dẫn đầu về thời gian được trẻ em...

Quanh chuyện: Vừa bị hại, vừa bị cáo!

Quanh chuyện: Vừa bị hại, vừa bị cáo!
2024-08-10 05:05:00

QTO - “Chiều nay 27/7, thông tin từ Công an huyện Hải Lăng cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra của đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can,...

Lòng dân và niềm tin

Lòng dân và niềm tin
2024-08-03 05:05:00

QTO - Hình ảnh người dân đứng xếp hàng dọc dài theo những tuyến phố quanh Nhà tang lễ Quốc gia ở Hà Nội để chờ được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết