
{title}
{publish}
{head}
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đến nay, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp để khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Qua đó góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Người dân xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong chuẩn bị đất gieo cấy vụ hè thu năm 2025 -Ảnh: T.Q
Theo đó, trên cơ sở sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 04, ngày 20/4/2017 của Tỉnh ủy khóa XVI về đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2025, ngày 4/11/2021, Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 168 về đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó xác định đến năm 2025 có trên 1.000 ha lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên có liên kết, gắn với chế biến và xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ Quảng Trị.
Bên cạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, hình thành hệ sinh thái kinh tế nông nghiệp đồng bộ, bền vững, các địa phương trong tỉnh tích cực kêu gọi doanh nghiệp tham gia liên kết, triển khai thực hiện dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao sản lượng và giá trị sản phẩm.
Từ đó, đã có nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển mô hình ứng dụng công nghệ nhà lưới, nhà màng, hệ thống tưới nhỏ giọt, phun mưa tự động. Hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 80 dự án phát triển nông nghiệp, trong đó có hơn 10 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản.
Đã có hơn 10.000 ha lúa được phun thuốc trừ cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh bằng thiết bị bay không người lái (Drone) vừa đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí nhân công đáng kể.
Việc triển khai cơ giới hóa vào sản xuất lúa từ khâu làm đất, áp dụng công cụ sạ hàng, cơ giới hóa trong thu hoạch, sơ chế sản phẩm được đẩy mạnh. Vài năm trở lại đây, diện tích sản xuất cánh đồng lớn toàn tỉnh đạt 11.000 ha, diện tích cây trồng các loại sản xuất theo tiêu chuẩn hơn 1.200 ha.
Năm 2024, sản lượng lương thực đạt 31,13 vạn tấn, tăng 5.564,3 tấn so với cùng kỳ năm 2023, vượt 11,17% kế hoạch năm. Trong đó, lúa vẫn là cây trồng chủ lực với sản lượng 296.452 tấn. Diện tích sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên, theo hướng hữu cơ, VietGAP, an toàn thực phẩm đạt 1.226,85 ha.
Tính đến cuối năm 2024, diện tích cây trồng liên kết và tiêu thụ sản phẩm trong toàn tỉnh đạt hơn 8.100 ha, tập trung vào các sản phẩm chủ lực như lúa, cà phê, hồ tiêu, dược liệu và cây ăn quả.
Quảng Trị cũng là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về trồng rừng nguyên liệu và chế biến gỗ rừng trồng, cũng là tỉnh đứng đầu về trồng rừng gắn với chứng chỉ rừng FSC đạt gần 18.050 ha. Hằng năm, tỉ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh được duy trì từ 49%- 50%.
Trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển gắn với đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi nên năng suất, sản lượng luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, năng lực đánh bắt, khai thác xa bờ được cải thiện. Nhiều địa phương cũng đã ứng dụng công nghệ cao (Biofloc) trong nuôi tôm thương phẩm giúp tăng năng suất, đạt từ 20 - 30 tấn/ha/năm, cao hơn 10 - 15 tấn/ha so với nuôi truyền thống, hiệu quả mang lại từ 500- 800 triệu đồng/ha, tùy giá bán của từng vụ. Tổng sản lượng thủy sản năm 2024 đạt 38.043 tấn, đạt 103,5 % so với kế hoạch.
Đối với chăn nuôi, đến nay toàn tỉnh có khoảng 700 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, có gần 50 dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi với tổng nguồn vốn cam kết đầu tư lên đến nhiều tỉ đồng.
Với cách làm đó, ngành nông - lâm-ngư nghiệp đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, năm 2021 tăng 3,23%, năm 2022 tăng 1,09%, năm 2023 tăng 4%, năm 2024 tăng 3,37%. Trong quý I/2025, nhờ thời tiết tương đối thuận lợi cũng như triển khai đồng bộ các giải pháp, vụ đông xuân toàn tỉnh gieo cấy được 26.218 ha lúa, đạt 102,46% kế hoạch, tổng đàn trâu, bò gần 83.000 con, đàn lợn 253.300 con, đàn gia cầm 3.824 con, rừng trồng tập trung 1.495,29 ha, sản lượng khai thác gỗ 349.657 m3, sản lượng thủy sản đạt 8.549,3 tấn. Công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) đạt nhiều kết quả tích cực, với nhiều chỉ tiêu đạt từ 98% - 100%.
Một kết quả đáng ghi nhận nữa đó là hoạt động khoa học và công nghệ có những chuyển biến tích cực, bắt kịp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ4, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Nổi bật nhất, ngành nông nghiệp đã triển khai hiệu quả một số ứng dụng như hệ thống thông tin địa lý - GIS giám sát và khống chế bệnh cúm gia cầm; hệ thống thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam-VAHIS; hệ thống báo cáo dịch bệnh thủy sản trực tuyến; hệ thống giám sát trang trại chăn nuôi (camera) kết nối internet và điện thoại thông minh, ứng dụng quản lý giết mổ, truy xuất nguồn gốc.
Người dân cũng đã phát triển mạnh một số ngành sản xuất, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, nhất là công nghệ mới như ứng dụng công nghệ blockchain vào việc truy xuất nguồn gốc nhằm quản lý chuỗi cung ứng và nâng cao giá trị sản phẩm hạt tiêu, cà phê.
Ứng dụng quy trình công nghệ cao, internet vạn vật (IoT) vào sản xuất lan đại hồ điệp, hoa lily, dâu tây, cà chua siêu ngọt, dưa lưới; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cây lâm nghiệp, cây hoa, dược liệu và sản xuất chế phẩm vi sinh vật phục vụ sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Từ những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp tiếp tục nỗ lực phấn đấu để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% của tỉnh trong năm 2025.
Tuấn Quang
QTO - Cách đây 22 năm, nếu ai đó nói đến chuyện trồng trọt hay lập nghiệp ở vùng Đồng hoang, một vùng đất thấp trũng, hoang hóa, đầy lau sậy và phèn đỏ thì...
QTO - Nhận thức rõ xu hướng tiêu dùng hiện đại và những lợi ích to lớn mà chuyển đổi số (CĐS) mang lại cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực thương mại,...
QTO - Từng là trung tâm cụm xã phía Nam huyện Đakrông, xã Tà Rụt sở hữu nhiều tiềm năng vượt trội để phát triển KT - XH toàn diện. Nằm trên trục đường Hồ...
QTO - Do ảnh hưởng của mưa lớn tối 25/5 kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về đã khiến nhiều diện tích lúa mới gieo sạ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại...
QTO - Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật (BĐKT) Vùng 3 Hải quân có nhiệm vụ quản lý, bảo đảm các loại đạn đặc chủng, vũ khí bộ binh và vật tư kỹ thuật cho nhiệm vụ...
QTO - Những năm qua, nông dân huyện Vĩnh Linh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với cải thiện điều kiện đất đai, khí hậu, giúp tăng năng...
QTO - Với quyết tâm lập nghiệp, anh Trần Hữu Dực (43 tuổi), ở thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong đã chinh phục thành công vùng gò đồi Đồng Bến vốn...
QTO - Nhằm thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh được triển khai, trong đó có việc chú trọng đưa sản phẩm vào các...
QTO - Khác với không khí phấn khởi vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch hồ tiêu của năm 2024 - khi cây hồ tiêu vừa được mùa vừa được giá, những ngày này, tại...
QTO - Sau gần 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu...
QTO - Chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP hướng đến các đối tượng có thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức chưa có nhà ở...
QTO - Thời gian gần đây, xã Thuận, huyện Hướng Hóa đã tranh thủ được nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo giống vật...