
{title}
{publish}
{head}
Thực hiện Văn bản số 3304/UBND-KT ngày 5/7/2023 của UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác khuyến nông trong tình hình mới, trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường), Trung tâm Khuyến nông đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Triệu Phong - Ảnh: T.C.L
Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tập trung đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động khuyến nông, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin tuyên truyền, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với định hướng phát triển của địa phương.
Chú trọng triển khai các chương trình, dự án khuyến nông công nghệ tiên tiến, hiện đại tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chủ lực. Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, kết nối thị trường tiêu thụ.
Ngoài ra, trung tâm đã duy trì các chương trình, dự án khuyến nông phục vụ nông nghiệp an sinh, xóa đói, giảm nghèo tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới khó khăn như: Mô hình trồng thâm canh cây sầu riêng theo hướng VietGAP ở Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa; mô hình trồng chuối lùn bản địa, chuối tiêu hồng, chăn nuôi gà thịt bản địa an toàn sinh học trên nền đệm lót sinh học, nông lâm kết hợp, cải tạo vườn tạp tại các xã A Ngo, Tà Rụt, Mò Ó, huyện Đakrông.
Trên cơ sở thành công của mô hình, địa phương có định hướng để phát triển, mở rộng quy mô, tìm kiếm đầu ra, ổn định thị trường giúp người dân tăng thu nhập từ các loại cây trồng, con nuôi. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong nông nghiệp; đa dạng nội dung và hình thức tuyên truyền, đào tạo phù hợp nhu cầu thực tiễn sản xuất, kết hợp công nghệ thông tin hiện đại, tài liệu điện tử.
Trung tâm đã tập trung triển khai thực hiện tốt Quyết định số 3434/QĐ-UBND ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 - 2025. Củng cố và kiện toàn lại hệ thống tổ chức khuyến nông chuyên trách từ tỉnh đến cơ sở, có cơ cấu tổ chức bộ máy đồng bộ, thống nhất tinh gọn, hiệu quả và bền vững.
Tuy nhiên, do nguồn kinh phí thực hiện các mô hình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp còn hạn hẹp nên chưa kích thích phát triển sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, tập trung, công nghiệp. Hoạt động khuyến nông mới tập trung vào xây dựng mô hình để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đã có mô hình tổng hợp, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, tổ chức quản lý sản xuất, xúc tiến thị trường nhưng chưa nhiều.
Một số mô hình mới, ứng dụng công nghệ cao, đối ứng kinh phí lớn người dân còn e dè, chưa mạnh dạn tham gia, giá cả thị trường tiêu thụ sản phẩm thiếu ổn định, vì vậy còn khó khăn trong khâu chọn điểm, chọn hộ thực hiện mô hình. Trình độ nhận thức của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số không đồng đều cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị Trần Cẩn cho biết: Thời gian tới, trung tâm tập trung thực hiện tốt các giải pháp về kỹ thuật, thông tin tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp về vốn.
Tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình, dự án tại địa phương, xác định và chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Chú trọng huấn luyện, đào tạo, nâng cao năng lực sản xuất cho nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp. Quan tâm công tác lập kế hoạch cho hoạt động xây dựng mô hình hằng năm, lựa chọn các mô hình mang tính cấp thiết, có tiềm năng thị trường, có khả năng nhân rộng để ưu tiên thực hiện.
Chọn đúng đối tượng tham gia các mô hình trình diễn là những hộ dân thực sự tự nguyện có nhu cầu cao áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, có đủ trình độ, năng lực, kiến thức thực tiễn và tiềm lực kinh tế đáp ứng được yêu cầu kinh tế kỹ thuật đặt ra. Lựa chọn địa điểm thực hiện mô hình phù hợp, đảm bảo khả năng nhân rộng mô hình.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các chương trình khuyến nông ở cơ sở. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia và các dự án triển khai các chương trình khuyến nông đạt hiệu quả tốt. Xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất bền vững, tập trung và phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong công tác tổ chức sản xuất theo quy trình hữu cơ, VietGAP, an toàn thực phẩm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, thân thiện với môi trường...
Nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc hội thảo, tham quan. Tăng cường tư vấn, cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân. Tập trung tuyên truyền, phổ biến về Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện; tăng cường tổ chức các sự kiện khuyến nông nhằm liên kết “4 nhà” để giúp nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bền vững.
Phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương để tuyên truyền, nhân rộng các mô hình hiệu quả. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật tham gia công tác tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Tăng cường đào tạo chuyên môn kỹ thuật, phương pháp khuyến nông cũng như nghiệp vụ và trình độ tổ chức, giám sát, quản lý các hoạt động khuyến nông cho cán bộ khuyến nông.
Cán bộ khuyến nông phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật các kiến thức mới, sâu sát với thực tế tình hình sản xuất của nông dân; áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, đồng thời phát huy tính sáng tạo, cụ thể trong từng điểm trình diễn để xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp, đảm bảo mô hình đạt kết quả cao nhất.
Tranh thủ mọi nguồn vốn từ nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư cho hoạt động khuyến nông chất lượng và hiệu quả hơn, lồng ghép các chương trình, dự án hợp tác. Có các chính sách thu hút đầu tư công, xây dựng chiến lược kêu gọi các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động khuyến nông.
Trần Cát Linh
QTO - Nhận thức rõ xu hướng tiêu dùng hiện đại và những lợi ích to lớn mà chuyển đổi số (CĐS) mang lại cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực thương mại,...
QTO - Dù chưa bước vào giai đoạn cao điểm nắng nóng song nhu cầu mua sắm các thiết bị điện lạnh đang có xu hướng gia tăng. Nắm bắt cơ hội, các siêu thị,...
QTO - Thực hiện chủ trương đa cây, đa con trong phát triển kinh tế nông nghiệp, những năm gần đây, nông dân xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa tích cực tìm...
QTO - Nhận thức rõ vai trò chiến lược và lâu dài của kinh tế tập thể (KTTT), thời gian qua, tỉnh đã đặc biệt chú trọng hỗ trợ các hợp tác xã (HTX) và tổ...
QTO - Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đến nay, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tái cơ cấu...
QTO - Từng là trung tâm cụm xã phía Nam huyện Đakrông, xã Tà Rụt sở hữu nhiều tiềm năng vượt trội để phát triển KT - XH toàn diện. Nằm trên trục đường Hồ...
QTO - Do ảnh hưởng của mưa lớn tối 25/5 kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về đã khiến nhiều diện tích lúa mới gieo sạ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại...
QTO - Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật (BĐKT) Vùng 3 Hải quân có nhiệm vụ quản lý, bảo đảm các loại đạn đặc chủng, vũ khí bộ binh và vật tư kỹ thuật cho nhiệm vụ...
QTO - Những năm qua, nông dân huyện Vĩnh Linh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với cải thiện điều kiện đất đai, khí hậu, giúp tăng năng...
QTO - Với quyết tâm lập nghiệp, anh Trần Hữu Dực (43 tuổi), ở thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong đã chinh phục thành công vùng gò đồi Đồng Bến vốn...
QTO - Nhằm thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh được triển khai, trong đó có việc chú trọng đưa sản phẩm vào các...
QTO - Khác với không khí phấn khởi vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch hồ tiêu của năm 2024 - khi cây hồ tiêu vừa được mùa vừa được giá, những ngày này, tại...