Cập nhật:  GMT+7

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và năm 2025

Một ngày trước khi bước qua năm mới 2025, UBND huyện Triệu Phong công bố quy hoạch các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558 - 1626) vào sáng ngày 31/12/2024.

Sở dĩ chúng tôi nhấn mạnh đến thời điểm 2025 bởi nhắc đến chúa Nguyễn, lâu nay chúng ta nhấn mạnh đến cột mốc 1558 - thời điểm chúa Nguyễn Hoàng vào Quảng Trị khởi nguồn cho công cuộc khai phá Đàng Trong, mở mang bờ cõi mà ít người nhớ ra năm 2025 là kỷ niệm tròn 500 năm ngày sinh chúa Nguyễn Hoàng: 1525-2025.

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và năm 2025

Tiểu sử về chúa Nguyễn Hoàng ghi rất rõ ràng rằng: “Nguyễn Hoàng sinh ngày 28/8/1525 năm Ất Dậu, là người ở làng Gia Miêu Ngoại trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, con trai thứ của Nguyễn Kim và bà chính thất Nguyễn Thị Mai, con gái của Nguyễn Minh Biện, làm đến chức Đặc tiến quốc thượng tướng quân thự vệ sự triều Lê (quê ở làng Phạm Xá, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương).

Công lao của chúa Nguyễn Hoàng với hành trình mở cõi đã được các sử gia nhắc đến trong nhiều hội thảo... Tuy nhiên ghi nhận công lao to lớn ấy cần được cụ thể hóa bằng những công trình mang giá trị thực tiễn, vì thế với những khởi động cho việc quy hoạch lần này, tôn tạo các di tích của Chúa Nguyễn trên địa bàn của huyện Triệu Phong sẽ mở ra một hành trình mới.

Từ cuối năm 2023, huyện Triệu Phong cùng phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo khoa học về “Hệ thống di tích Chúa Nguyễn tại huyện Triệu Phong - những giá trị lịch sử văn hóa và định hướng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản”.

Với gần 500 năm trôi qua, những dấu tích của một đô thị quân sự - đại bản doanh trong buổi đầu mở cõi được Chúa Tiên Nguyễn Hoàng tạo dựng đã không còn lại nhiều, tuy nhiên điều may mắn nhất là những tên gọi của các di tích ấy vẫn được gìn giữ qua gần 500 năm dâu bể như “Mô Súng”, “Cồn Tập”, “Tàu Tượng”, “Bãi Trận”, “Ghềnh Phủ”... Ít ra nhờ thế chúng ta có thể xác định được vị trí của di tích rồi với sự phát triển của công nghệ, nếu chưa có điều kiện để tái tạo phục hồi nguyên trạng thì có thể triển khai bằng các ứng dụng 3D, sau này khi có điều kiện, đủ tư liệu, những công trình ấy sẽ được tái hiện như nó vốn có.

Sẽ là một hành trình dài và gian khó khi phục dựng lại một thủ phủ sau bao nhiêu thế kỷ “thương hải tang điền”. Nhưng nếu không triển khai nhanh và khoanh vùng bảo vệ kịp thời, chắc chắn một thời gian nữa, những khó khăn sẽ nhân lên bội phần trước cơn lốc xây dựng như hiện nay.

Bước khởi động của dự án này sẽ bắt đầu với ngôi đền thờ Chúa Nguyễn Hoàng. Ông Nguyễn Thành Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong, cho biết: “Huyện đề xuất bố trí 20 tỉ đồng vốn trung hạn 2026 - 2030 để xây đền thờ Chúa Nguyễn Hoàng, hết sức nỗ lực và cố gắng để năm 2025 khởi công. Cùng với đó là việc kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng đền thờ. Cả nước chưa có khu di tích, đền thờ Nguyễn Hoàng. Quảng Trị làm di tích này để tôn vinh công lao của ngài”.

Năm 2025, kỷ niệm 500 năm ngày sinh của chúa Nguyễn Hoàng, thiết tưởng không còn thời điểm nào thích hợp hơn để bắt tay vào công trình tôn vinh “Người mở cõi” với việc khởi công xây đền thờ tưởng niệm ngài.

Có một câu ngạn ngữ phương Tây rằng: “Cứ tiến hành đi rồi hãy bắt đầu”. Chúng tôi tin rằng từ ngôi đền thờ, chắc chắn hồn thiêng sông núi sẽ giúp cháu con được tri ân tiền nhân một cách xứng đáng hơn bằng một quần thể di tích và tưởng niệm đúng như tinh thần câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”...

Lê Đức Dục

Tin liên quan:
  • Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và năm 2025
    Chúa Tiên Nguyễn Hoàng với Phật giáo Quảng Trị

    Cách đây ít lâu tại chùa Sắc Tứ (Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang) thuộc thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã có một cuộc tọa đàm khoa học do Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức với chủ đề: “Bước đầu tiếp cận di sản Phật giáo Quảng Trị”. Thành phần tham dự có các nhà khoa học trong và ngoài nước như Tiến sĩ sử học Nguyễn Hữu Thông, TS văn hóa Trần Đình Hằng-Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế, nhà giáo Phan Đăng, nguyên Trưởng Khoa Ngữ văn-Trường Đại học Tổng hợp Huế; GS.TS, cư sĩ Lê Mạnh Thát, TS triết học Thái Kim Lan (Việt kiều từ Đức)...

  • Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và năm 2025
    Mong sớm có những công trình tri ân, tôn vinh Chúa Tiên Nguyễn Hoàng trên đất ...

    Đồ án quy hoạch các địa điểm liên quan đến dinh Chúa Nguyễn (1558-1626) ở huyện Triệu Phong vừa được hoàn chỉnh. UBND huyện Triệu Phong đã trình Ban Thường vụ Huyện uỷ cho ý kiến lần cuối trước khi trình UBND tỉnh đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thẩm định để phê duyệt theo thẩm quyền nhằm tiến hành công tác bảo tồn, tôn tạo di tích. Đây là việc làm ý nghĩa được dư luận quan tâm. Phóng viên Báo Quảng Trị đã phỏng vấn Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong PHAN VĂN LINH về những nội dung liên quan.


Lê Đức Dục

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Văn minh đô thị, nhìn từ một sự kiện

Văn minh đô thị, nhìn từ một sự kiện
2025-01-04 05:05:00

QTO - Văn minh đô thị là thái độ ứng xử của cộng đồng cư dân đô thị đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Một đô thị thực sự văn minh khi cư...

Cần chặn đứng thói hung hăng trên đường

Cần chặn đứng thói hung hăng trên đường
2024-12-28 05:05:00

QTO - Chỉ trong hơn một tuần của tháng cuối năm, hàng loạt vụ hành hung người khác chỉ vì những va chạm, mâu thuẫn nhỏ trên đường xảy ra khiến dư luận vô...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long