{title}
{publish}
{head}
Đồ án quy hoạch các địa điểm liên quan đến dinh Chúa Nguyễn (1558-1626) ở huyện Triệu Phong vừa được hoàn chỉnh. UBND huyện Triệu Phong đã trình Ban Thường vụ Huyện uỷ cho ý kiến lần cuối trước khi trình UBND tỉnh đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thẩm định để phê duyệt theo thẩm quyền nhằm tiến hành công tác bảo tồn, tôn tạo di tích. Đây là việc làm ý nghĩa được dư luận quan tâm. Phóng viên Báo Quảng Trị đã phỏng vấn Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong PHAN VĂN LINH về những nội dung liên quan.
-Thưa ông, để hoàn thành đồ án quy hoạch quan trọng này, trước đó UBND huyện Triệu Phong phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Hệ thống di tích Chúa Nguyễn tại huyện Triệu Phong - những giá trị lịch sử, văn hóa và định hướng bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản”. Đề nghị ông khái quát vắn tắt kết quả hội thảo vừa qua?
-Hội thảo khoa học “Hệ thống di tích Chúa Nguyễn tại huyện Triệu Phong - Những giá trị lịch sử, văn hóa và định hướng bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản” do UBND huyện Triệu Phong phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức là sự kiện lớn, quan trọng của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 465 năm Đoan Quận công Nguyễn Hoàng dựng nghiệp trên đất Triệu Phong (1558-2023) và hướng đến kỷ niệm 500 năm Ngày sinh của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng 28/8 (1525-2025).
Hội thảo lần này là sự tiếp nối thành công của Hội thảo “Quảng Trị - đất dựng nghiệp của Chúa Nguyễn Hoàng” được Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh và UBND huyện tổ chức vào tháng 9/2013 tại huyện Triệu Phong; đồng thời tiếp tục khẳng định những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học quan trọng cũng như tầm vóc, vai trò, vị trí của các địa điểm liên quan đến dinh Chúa Nguyễn trên đất Triệu Phong đối với sự nghiệp của các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích, đánh giá, làm rõ hiện trạng, sự biến đổi của những công trình thuộc di tích qua các thời kỳ lịch sử, nhất là nhận diện được quy mô, diện mạo, cấu trúc cụ thể của từng di tích, từ đó đề xuất định hướng nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn, tôn tạo phù hợp với quy mô khoanh vùng bảo vệ, vừa bảo đảm bảo vệ được yếu tố gốc của di tích, vừa kết hợp xây mới các công trình tưởng niệm, tri ân phục vụ phát huy giá trị di sản trong tương lai. Đặc biệt việc tôn tạo không ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của người dân.
Các ý kiến tham gia đóng góp vào Đồ án quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia “Các địa điểm liên quan đến dinh Chúa Nguyễn” (1558 - 1626) tại huyện Triệu Phong là những ý tưởng mới. Hầu hết đều có chung ý tưởng là cần tạo ra được các không gian của di tích như: không gian tôn vinh, tri ân; không gian tưởng niệm ở vùng lõi và vùng đệm để tăng sự kết nối, đồng bộ trong quản lý, khai thác, phát huy, về lâu dài cố gắng làm sống lại di tích như nó vốn có cách đây mấy trăm năm. Đồng thời, kết nối không gian di tích với các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trong và ngoài địa phương nhằm tạo điểm nhấn thu hút du khách trong, ngoài nước, thúc đẩy du lịch phát triển, phục vụ phát triển KT-XH địa phương.
Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh thăm dò, khai quật khảo cổ tại khu vực dinh Trà Bát và dinh Cát thuộc thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong -Ảnh: TTQLDT&BT TỈNH
Đặc biệt, thông qua hội thảo đã tranh thủ được sự đồng hành, giúp đỡ, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong, ngoài tỉnh cùng với huyện huy động các nguồn lực, từng bước đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phục hồi các địa điểm di tích dinh Chúa Nguyễn tại huyện Triệu Phong.
-Trên cơ sở này, huyện đã xúc tiến những nội dung công việc quan trọng gì để hiện thực hóa kết quả hội thảo vào thực tiễn đời sống, thưa ông?
-Sau khi UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ Lập quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia “Các địa điểm liên quan đến dinh Chúa Nguyễn (1558-1626)” ở huyện Triệu Phong (gọi tắt là Đồ án quy hoạch); đồng thời phê duyệt dự toán, bố trí kinh phí, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập Đồ án quy hoạch và các thủ tục pháp lý khác theo quy định, UBND huyện Triệu Phong đã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện chủ trì, phối hợp với đơn vị tư vấn, các đơn vị, địa phương liên quan tiến hành lập Đồ án quy hoạch gồm có 11 phần.
Tổ chức lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân của 2 xã Triệu Giang, Triệu Ái và thị trấn Ái Tử, các ngành cấp huyện, sở, ngành cấp tỉnh theo quy định; ý kiến phản biện của các hội khoa học lịch sử, hội di sản, hội khoa học kỹ thuật... Hầu hết các ý kiến đều đánh giá Đồ án quy hoạch được chuẩn bị công phu, đầy đủ, chất lượng, có quy mô, phạm vi tương xứng với công lao mở cõi phương Nam và tầm vóc của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đối với lịch sử dân tộc; đồng thời đề ra danh mục các dự án, công trình, hạng mục và phân kỳ đầu tư trong tương lai.
Huyện đã tiếp thu đầy đủ, toàn diện ý kiến tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tại hội thảo và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh tại chuyến đi khảo sát thực tế những địa điểm liên quan đến dinh Chúa Nguyễn để bổ sung, điều chỉnh hoàn chỉnh Đồ án quy hoạch.
- Để giá trị di tích ngày càng được lan tỏa mạnh mẽ hơn trong đời sống, ông có thể cho biết công việc tiếp theo sau khi Đồ án quy hoạch được phê duyệt?
-Sau khi Đồ án quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND huyện Triệu Phong sẽ tổ chức công bố quy hoạch, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về những giá trị lịch sử, công lao của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ thống di tích Chúa Nguyễn trên đất Triệu Phong, qua đó tạo sự đồng thuận trong công tác bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di sản. Tiếp tục phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan tiến hành khai quật khảo cổ toàn diện, trên phạm vi, quy mô rộng tại dinh Chúa Nguyễn và các khu vực liên quan để củng cố luận cứ khoa học, lịch sử về vị trí 3 thủ phủ Ái Tử, Trà Bát, Dinh Cát cũng như phát hiện những vấn đề mới liên quan đến dinh Chúa Nguyễn. Đồng thời, huyện có kế hoạch sưu tầm, thu thập các tài liệu, tư liệu, hiện vật phục vụ nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu về Chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
Xây dựng lộ trình đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích dinh Chúa Nguyễn, trong đó trước mắt phải tiến hành khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc chỉ giới, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất di tích, ưu tiên huy động các nguồn lực xã hội hóa và nguồn ngân sách đầu tư một số công trình như Đền thờ Nguyễn Hoàng để hướng đến kỷ niệm 500 năm ngày sinh của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Về lâu dài, huyện sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan cấp tỉnh đề xuất đưa vào nguồn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 của tỉnh để tiếp tục đầu tư các hạng mục khác theo Đồ án quy hoạch được phê duyệt. Gắn việc bảo tồn, tôn tạo di tích với xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng của huyện nhằm phát huy giá trị di sản trong phát triển KT-XH, sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tiếp tục tranh thủ sự tham vấn, góp ý của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu khoa học, khai quật khảo cổ, cũng như công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Chúa Nguyễn tại huyện Triệu Phong.
Mong rằng sớm có những công trình tri ân, tôn vinh, tưởng niệm Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, các Chúa Nguyễn và những vị khai quốc công thần xứ Đàng Trong tại huyện Triệu Phong.
-Xin cảm ơn ông!
Tú Linh (thực hiện)
QTO - Phát huy những thắng lợi đã đạt được trong các thời kỳ cách mạng (1930 - 1931; 1936 - 1939), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, phong trào đấu...
QTO - Những ngày này, cấp ủy, chính quyền, Nhân dân xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong nỗ lực lập thành tích cao nhất trong lao động sản xuất, trong học...
QTO - Ngày 2/2/2024, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị phối hợp với huyện Vĩnh Linh tưng bừng khai Hội báo Xuân Giáp Thìn 2024 tỉnh Quảng Trị với chủ đề “Mừng...
(ĐCSVN) - Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng) lần thứ VIII - năm 2023 đã lựa chọn ra các tác phẩm xuất sắc để trao 6 giải A, 12 giải B,...
QTO - Thời gian qua, Công an TP. Đông Hà đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị...
QTO - Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, không chỉ trước mắt mà còn lâu dài, huyện Vĩnh Linh tăng cường phát...
QTO - Công tác cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn tỉnh trong những năm qua luôn được các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và...
Ngày 29/1, UBKT Tỉnh ủy Quảng Trị đã họp kỳ thứ 30. Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hồ Thị Thu Hằng chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp này, UBKT Tỉnh ủy Quảng Trị đã xem xét, kết luận các nội dung sau:
QTO - Rất nhiều năm qua, với người dân các xã Thuận, Tân Long, huyện Hướng Hóa, những người lính mang quân hàm xanh luôn gần gũi, thân thương và gắn với...
QTO - Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của thị xã Quảng Trị
QTO - Giám sát kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri là nhiệm vụ quan trọng của Thường trực HĐND tỉnh. Trước các kỳ họp HĐND tỉnh, Thường trực...
QTO - Trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại 9 điểm địa bàn dân cư trong toàn tỉnh. Sau...