Cập nhật:  GMT+7

Đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan hệ thống chính trị

Trong các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ban hành ngày 22/12/2024, có một nhiệm vụ quan trọng được đề ra, đó là: Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan hệ thống chính trị

Như chúng ta đều biết, phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để đất nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Bởi vậy trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng, phát triển KHCN, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, theo nhận định của Đảng, tốc độ và sự bứt phá về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia còn chậm; quy mô, tiềm lực, trình độ KHCN và đổi mới sáng tạo quốc gia còn khoảng cách xa so với các nước phát triển; nhận thức của nhiều cấp, nhiều ngành về chuyển đổi số chưa đầy đủ và sâu sắc; nghiên cứu, ứng dụng KHCN, đổi mới sáng tạo chưa có bước đột phá, chưa làm chủ được công nghệ chiến lược, công nghệ cốt lõi; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu; hạ tầng chưa đồng bộ; an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu còn nhiều thách thức.

Đất nước ta đang đứng trước yêu cầu cần có chủ trương, quyết sách mạnh mẽ, mang tính chiến lược và cách mạng để tạo xung lực mới, đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh, hùng cường, thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Nhiệm vụ và giải pháp đặt ra cho cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành là cần nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia...

Trong đó, có một nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng KHCN, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm QP - AN. Có kế hoạch và lộ trình đưa toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị lên môi trường số, bảo đảm liên thông, đồng bộ, bí mật nhà nước. Xây dựng nền tảng số dùng chung quốc gia, phát triển hệ thống giám sát, điều hành thông minh nhằm tăng cường quản lý công.

Phát triển các nền tảng số an toàn và tăng cường ứng dụng công nghệ số, hình thành công dân số. Phát triển văn hoá số bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, giảm thiểu tác động tiêu cực của công nghệ số đối với xã hội. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng và chủ quyền quốc gia trên nền tảng số và không gian mạng; an ninh, an toàn dữ liệu hợp pháp của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và chủ quyền an ninh dữ liệu quốc gia. Ngăn chặn hiệu quả tội phạm lĩnh vực chuyển đổi số, chống lừa đảo trực tuyến.

Đổi mới việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số cho người dân và doanh nghiệp. Có chính sách đặc thù để thu hút, tuyển dụng, giữ chân nhân lực về KHCN và chuyển đổi số làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các cơ quan đảng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành gắn với cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng. Chuyển đổi số thống nhất, toàn diện trong tất cả các lĩnh vực công tác đảng từ trung ương đến cơ sở, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị.

Phương Minh

Tin liên quan:
  • Đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan hệ thống chính trị
    Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo

    Là một trong những tỉnh có nền văn hóa, lịch sử đa dạng, đặc sắc gắn liền với văn hoá, lịch sử của dân tộc; có nhiều nguồn tài nguyên bản địa phong phú, dồi dào như: biển đảo, ẩm thực, các làng nghề truyền thống... Quảng Trị có nhiều tiềm năng để phát triển trong lĩnh vực du lịch, văn hóa, công nghệ thông tin, giáo dục... Đó cũng là lợi thế để hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo (KNĐMST) của tỉnh.

  • Đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan hệ thống chính trị
    Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

    Năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có tính chất quyết định để hoàn thành kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Với chủ đề Ngày khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam năm 2024: “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - khơi dậy khát vọng, kiến tạo tương lai”, “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - nâng cao tiềm lực và vị thế quốc gia”, ngành KH&CN đồng hành với người dân và doanh nghiệp thúc đẩy khát vọng cống hiến, xây dựng niềm tin và sự đồng thuận trong phát triển KT-XH, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đại hội đảng các cấp đã đề ra.

  • Đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan hệ thống chính trị
    Cần quan tâm nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo

    Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (viết tắt là chỉ số PII) được xây dựng nhằm cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển KT-XH dựa trên khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) của từng địa phương. Thông qua đó, các địa phương có căn cứ và bằng chứng về điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tiềm năng và các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển KT-XH. Từ đó, có các định hướng, giải pháp phù hợp cho phát triển KT-XH của địa phương.


Phương Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Văn minh đô thị, nhìn từ một sự kiện

Văn minh đô thị, nhìn từ một sự kiện
2025-01-04 05:05:00

QTO - Văn minh đô thị là thái độ ứng xử của cộng đồng cư dân đô thị đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Một đô thị thực sự văn minh khi cư...

Cần chặn đứng thói hung hăng trên đường

Cần chặn đứng thói hung hăng trên đường
2024-12-28 05:05:00

QTO - Chỉ trong hơn một tuần của tháng cuối năm, hàng loạt vụ hành hung người khác chỉ vì những va chạm, mâu thuẫn nhỏ trên đường xảy ra khiến dư luận vô...

Đừng làm qua loa, chiếu lệ

Đừng làm qua loa, chiếu lệ
2024-12-14 05:05:00

QTO - Thời gian qua, nhiều phong trào, đợt cao điểm được phát động, triển khai thực hiện thu hút sự hưởng ứng tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long