Cập nhật:  GMT+7

Chủ tịch UBND xã “mượn” tiền bảo tín công trình để lo việc chung được không?

Chủ tịch UBND xã chỉ đạo kế toán chuyển 100 triệu đồng tiền bảo tín của một doanh nghiệp sang tài khoản cá nhân mình, với lý do “mượn” để chi phí cho việc xây dựng dự án nhà máy cấp nước sạch, vì đây là một tiêu chí quan trọng để được công nhận xã nông thôn mới. Sự việc gây chú ý dư luận và phóng viên Báo Quảng Trị đã tìm hiểu, xin thông tin cùng bạn đọc.

Chủ tịch UBND xã “mượn” tiền bảo tín công trình để lo việc chung được không?

Kết luận thanh tra việc quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách đối với xã Hải Lệ - Ảnh: TRẦN TUYỀN (chụp lại)

Tự ý sử dụng nguồn tiền bảo tín công trình

Tìm hiểu vụ việc, phóng viên được biết, theo Kết luận thanh tra (số 72/KLTTr, ngày 27/11/2023 của Thanh tra thị xã Quảng Trị về việc quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/12/2022) ngày 8/7/2021, Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp Quảng Trị (Công ty) chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của UBND xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị 350 triệu đồng.

Khoản tiền này dùng để bảo tín việc hoàn trả mặt bằng sau khi hoàn thành khai thác đất để thi công dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020.

Thời điểm đó, lãnh đạo Công ty có hứa bằng lời nói (không có văn bản) là sau khi thi công xong công trình sẽ tự san lấp, hoàn trả mặt bằng, số tiền trên Công ty sẽ hỗ trợ xã xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, Công ty đã khôi phục và hoàn trả mặt bằng. Số tiền 350 triệu đồng Công ty không thu lại. Tuy nhiên, giữa UBND xã Hải Lệ và Công ty chưa có văn bản thống nhất chuyển giao quyền sử dụng số tiền nêu trên.

Ngày 12/1/2022, Chủ tịch UBND xã Hải Lệ Nguyễn Đạo Ái chỉ đạo bộ phận kế toán chuyển vào tài khoản cá nhân mình 100 triệu đồng, từ số tiền 350 triệu đồng Công ty gửi vào tài khoản UBND xã. 250 triệu đồng còn lại, ông Ái đã chỉ đạo kế toán, thủ quỹ rút về nhập quỹ UBND xã. Số tiền 250 triệu đồng này sau đó được chi phục vụ các hoạt động của xã. Quá trình thực hiện rút tiền về nhập quỹ để chi do ông Ái và kế toán thống nhất với nhau, không báo cáo để xin chủ trương của Thường trực Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy xã.

Ông Ái giải trình với đoàn thanh tra rằng, sau khi được điều động và bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch UBND xã Hải Lệ, nhận thấy việc sử dụng nước sạch là vấn đề đáng được quan tâm, đồng thời đây là 1 tiêu chí quan trọng để được công nhận xã nông thôn mới.

Do vậy, ông Ái đã nhờ một cá nhân khảo sát, thiết kế, xây dựng báo cáo chủ trương đầu tư dự án nhà máy cấp nước sạch Hải Lệ. Vào đầu năm 2022, ông Ái đã chỉ đạo cấp dưới chuyển vào tài khoản cá nhân của mình 100 triệu đồng với lý do là tạm mượn để đi đối ngoại, xin kinh phí dự án tại Hà Nội.

Kết luận thanh tra nhận định, công tác điều hành ngân sách của xã chưa tốt, nhất là chưa bám sát các nguồn được phân bổ để thực hiện nhiệm vụ chi, dẫn đến thiếu nguồn chi cho một số hoạt động cần thiết, buộc phải tự ý sử dụng nguồn tiền bảo tín của doanh nghiệp để chi cho các hoạt động của xã. Việc này chưa đảm bảo thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và trái với quy định tại khoản 1, Điều 5, Thông tư số 334/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài Chính.

Việc ông Ái chỉ đạo cấp dưới chuyển vào tài khoản cá nhân mình 100 triệu đồng với lý do đối ngoại để xin kinh phí dự án khi chưa có chủ trương của thị xã, không báo cáo, thông qua Thường trực Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy, tập thể lãnh đạo UBND xã để thống nhất chủ trương là không tuân thủ nguyên tắc tập thể lãnh đạo, vi phạm quy chế dân chủ, tạo nghi ngờ và dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín, vai trò của tập thể UBND xã và cá nhân ông Ái.

Chủ tịch UBND xã Hải Lệ nói gì?

Khi phóng viên hỏi về việc mượn 100 triệu đồng của doanh nghiệp, ông Ái cho hay thấy xã chưa có hệ thống nước sạch nên đã nhờ một cá nhân khảo sát, thiết kế, xây dựng báo cáo chủ trương đầu tư để đi xin kinh phí dự án.

Ngày 3/1/2022, ông Ái đã làm giấy mượn tiền Công ty và được Giám đốc Công ty cổ phần tổng hợp Quảng Trị Nguyễn Hùng Cương ký, đóng dấu. “Tôi mượn thì tôi trả. Tôi mượn tiền không phải vì mục đích cá nhân mà để thực hiện xây dựng các công trình cho xã. Số tiền 100 triệu đồng tôi đã trả lại đầy đủ, còn số tiền 250 triệu đồng nhập vào quỹ của xã tạm mượn để sử dụng cũng trả gần xong”, ông Ái nói.

Đề cập đến vấn đề sử dụng 100 triệu đồng để đối ngoại, xin kinh phí dự án tại Hà Nội nhưng không có các loại giấy tờ liên quan để chứng minh, như: vé xe, vé tàu, vé máy bay, hóa đơn..., ông Ái cho hay số tiền đó dùng để đi lại, uống nước. Số tiền này ông tạm mượn Công ty, coi như tự bỏ tiền túi để đi, chứ không phải ngân sách nhà nước nên không lấy vé, hoá đơn.

“Xin dự án nhà máy cấp nước sạch là việc chung của địa phương. Vậy, tại sao ông không bàn bạc, thống nhất với tập thể lãnh đạo xã mà lại tự ý đi một mình?” - phóng viên chất vấn. Ông Ái trả lời: “Trước đó, tôi có trao đổi bên ngoài với Bí thư Đảng ủy xã. Nhận thức của tôi thì còn non. Lúc đó dự án đang trên đà thực hiện nên tôi nghĩ mọi thứ sẽ ổn. Tôi nghĩ đi xin kinh phí để thi công công trình là bình thường. Trước đó, tôi cũng đã vài lần xin kinh phí xã hội hóa để thực hiện một số công trình, dự án nhỏ tại địa phương. Tôi nhận thức chưa đầy đủ nên tôi chịu, xem như đây là một bài học cho mình”.

Trao đổi với phóng viên Báo Quảng Trị, Bí thư Thị uỷ Quảng Trị Văn Ngọc Lãm cho biết: “Ban Thường vụ Thị uỷ đã thành lập đoàn kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hải Lệ và một số cá nhân liên quan. Sau khi có báo cáo của đoàn kiểm tra tại xã Hải Lệ, phát hiện vi phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó”.

Trần Tuyền

Tin liên quan:
  • Chủ tịch UBND xã “mượn” tiền bảo tín công trình để lo việc chung được không?
    Không ủng hộ tiền cho thôn sẽ bị thu hồi đất nuôi tôm!

    Một số hộ dân nuôi tôm ở Thôn 8 (xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) đã phản ánh với phóng viên báo Quảng Trị về việc ban điều hành Thôn 8 (xã Triệu Vân) làm giấy thỏa thuận mượn đất nuôi tôm với các hộ dân nuôi tôm có những điều khoản như, bên mượn đất tự nguyện ủng hộ tiền cho thôn, nếu không “làng sẽ thu hồi lại diện tích đất đó để trồng cây dương liễu”.

  • Chủ tịch UBND xã “mượn” tiền bảo tín công trình để lo việc chung được không?
    “Đồng tiền đi liền khúc ruột”

    Cha ông thường nói “đồng tiền liền ruột” để chỉ tiền bạc quý như thân thể, phải tự mình giữ gìn lấy và không nên tin bất kỳ ai. Vậy nhưng trong vụ án này, 165 bị hại là nông dân lại quá tin tưởng vào một cán bộ tín dụng ngân hàng nên đã đưa tiền hoặc nhờ người này hoàn tất các thủ tục vay mượn, rút tiền, gửi tiền ở ngân hàng mà không chút đắn đo, nghi ngờ. Dẫn đến, họ đã bị chiếm đoạt với số tiền lên đến gần 14 tỉ đồng.

  • Chủ tịch UBND xã “mượn” tiền bảo tín công trình để lo việc chung được không?
    Có nên mãi cho tiền người ăn xin

    Hình ảnh người ăn xin ngửa tay xin tiền trong các quán cà phê, nhà hàng, bệnh viện, thậm chí lê lết ở các ngã tư đường có đèn tín hiệu giao thông không còn lạ lẫm với người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh. Nhiều người trong chúng ta ai cũng ít nhất một lần giúp đỡ họ. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng chúng ta không nên mãi cho tiền người ăn xin, vì như thế họ sẽ không có động lực phấn đấu mà luôn lệ thuộc vào tình thương của người khác...


Trần Tuyền

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Quyết liệt ngăn chặn pháo nổ

Quyết liệt ngăn chặn pháo nổ
2024-01-06 06:52:00

QTO - Cứ vào dịp cuối năm, tình hình buôn bán, vận chuyển, sử dụng pháo nổ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lại có xu hướng gia tăng. Để đấu tranh ngăn chặn,...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết