
{title}
{publish}
{head}
Dịch cúm gia cầm (H5N1) mới xuất hiện ở thôn Trâm Lý, xã Hải Quy, huyện Hải Lăng. Ngay sau khi dịch mới xuất hiện, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hải Lăng với sự chỉ đạo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Cán bộ thú y huyện Đakrông hướng dẫn người dân sử dụng hóa chất phun tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi - Ảnh: V.T.H
Dịch bệnh xảy ra trên đàn vịt 3.500 con của hộ ông Đoàn Cường ở thôn Trâm Lý, xã Hải Quy, huyện Hải Lăng với biểu hiện: co giật, sốt cao, tiêu chảy phân trắng xanh, phù đầu, mắt kéo màng. Cơ quan chuyên môn mổ khám, bệnh tích gan, tim sưng. Mẫu xét nghiệm được Chi cục Thú y vùng III xác định nguyên nhân vịt chết là do mắc cúm gia cầm A/H5N1.
Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hải Lăng phối hợp với chính quyền xã Hải Quy và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khẩn trương tiêu hủy toàn bộ đàn vịt của hộ ông Đoàn Cường, đồng thời, tiến hành tiêu độc khử trùng khu vực nuôi và khu vực lân cận nhằm tiêu diệt mầm bệnh tránh dịch phát tán và lây lan. Các ngành chức năng và chính quyền địa phương cũng thông báo tình hình dịch bệnh, theo dõi giám sát chặt chẽ đàn gia cầm còn lại của xã Hải Quy; nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm trong vùng dịch cho đến khi dịch bệnh ổn định.
Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện kịp thời báo cáo và xử lý ngay khi gia cầm có biểu hiện bệnh; phân công cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát, xử lý ổ dịch; tiến hành rà soát, thống kê tổng đàn gia cầm để tổ chức tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm bao vây ổ dịch từ ngày 8-15/4/2025.
Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện cũng tham mưu UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo khẩn trương các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, tổ chức tiêm phòng dịch cúm cho các đàn gia cầm nuôi trên địa bàn toàn huyện, nhất là tại các xã có nguy cơ cao, có ổ dịch cũ, tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại; tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện sớm dịch bệnh và xử lý kịp thời, triệt để tránh dịch lây lan diện rộng.
Dịch cúm gia cầm là một trong những dịch bệnh có tốc độ lây lan nhanh. Đặc biệt, hiện nay thời tiết khá thuận cho các loại dịch bệnh trên vật nuôi phát sinh và lây lan diện rộng. Bệnh cúm gia cầm có thể lây sang người rất nguy hiểm. Do đó, cùng với nỗ lực dập dịch của ngành chức năng và chính quyền địa phương, người dân cũng cần thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, đặc biệt là người chăn nuôi cần tuân thủ các quy định trong chăn nuôi để đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Dịch cúm gia cầm xảy ra với gà, vịt, ngan, ngỗng, chim trời... Thời kỳ lây truyền khoảng từ 3 - 7 ngày, thời gian ủ bệnh từ 1 - 3 ngày. Biểu hiện của con vật khi bị bệnh cúm là: đi run rẩy, đầu lắc hoặc nằm tụ từng đám; đường hô hấp có biểu hiện như: ho, thở khò khè, phù đầu, chảy nước mũi, mào tím tái, xuất huyết dưới da, phân loãng có màu trắng hoặc trắng xanh... Trường hợp virus gây bệnh có độc lực cao có thể làm chết cả đàn.
Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa các con gia cầm trong cùng đàn với nhau hoặc lây qua phân thải của gia cầm, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển đi từ nơi có bệnh... Người chăn nuôi phòng bệnh cho gia cầm bằng tiêm vắc xin và thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh như vi rút, vi khuẩn...
Chuồng nuôi gia cầm phải đảm bảo diện tích phù hợp, cách xa chuồng nuôi động vật khác, xa khu dân cư, đường giao thông lớn vàkhu công cộng như chợ, cơ sở giết mổ động vật, trường học, bệnh viện... Trong trang trại chăn nuôi nên chia ra các phân khu chức năng như: khu ấp nở, khu gà con, gà hậu bị, gà đẻ, đặc biệt phải có khu nuôi cách ly cho gia cầm mới nhập về. Đối với gà nuôi thả vườn nên dùng lưới quây lại thành khu để thuận lợi cho việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
Thực hiện nuôi cách ly và kiểm soát gia cầm giống mới nhập về ít nhất 14 ngày. Nên cùng nhập hoặc cùng xuất đàn vào một thời điểm, không nuôi gối lứa nhằm dễ dàng vệ sinh tiêu độc chuồng trại sau mỗi lần xuất bán hết gia cầm.
Hạn chế người ngoài vào khu vực trang trại chăn nuôi và có biện pháp ngăn ngừa động vật hoang dã xâm nhập vào khu vực nuôi gia cầm. Mỗi khu chăn nuôi phải có dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, thức ăn, nước uống riêng, không đưa gia cầm và sản phẩm gia cầm từ ngoài vào trang trại. Vệ sinh, tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển thức ăn cho gia cầm vào trang trại hoặc đến vận chuyển gia cầm ra khỏi trang trại.
Định kỳ mỗi tuần 1 lần tiến hành vệ sinh, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chuồng trại, phát quang, rắc vôi bột, phun xịt thuốc sát trùng, thu dọn, xử lý kỹ chất thải, chất độn chuồng phải được chôn lấp. Hằng ngày phải vệ sinh dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ bằng các loại thuốc sát trùng.
Khi trong đàn nuôi thấy có hiện tượng gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương. Không bán hoặc ăn thịt gia cầm bị bệnh, không vứt xác gia cầm chết và chất thải bừa bãi ra ngoài môi trường, nhất là không vứt xuống cống, mương, ao hồ... Tiến hành tiêm phòng dịch bệnh cho gia cầm, thời hạn sau khi tiêm 14 ngày nếu gia cầm khỏe mạnh mới được giết thịt hoặc xuất bán.
Chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm với các biện pháp đồng bộ sẽ hạn chế hiệu quả tình trạng phát dịch ở gia cầm, không chỉ giúp giảm thiệt hại trong chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn bảo vệ môi trường chăn nuôi, góp phần bảo vệ sức khỏe con người.
Võ Thái Hòa
QTO - Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị tích cực phối hợp với tỉnh Savannakhet (Lào) triển khai nhiều giải pháp thúc...
QTO - Các tuyến giao thông huyết mạch kết nối theo chiều Đông-Tây, giữa miền biển và khu vực miền núi để tạo ra các trục kinh tế động lực đang dần được...
QTO - Không ngừng nỗ lực cung cấp điện, nâng cao chất lượng các dịch vụ để phục vụ khách hàng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Điện lực Vĩnh Linh đặc...
QTO - Thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, tạo động lực để hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí khác trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc...
QTO - Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 của tỉnh Quảng Trị tính đến ngày 31/3/2025 chỉ mới đạt 6,5% kế hoạch tỉnh giao và đạt 8,2% kế hoạch thực tế...
QTO - Anh Võ Sĩ Lâm (sinh năm 1995), ở Phường 4, TP. Đông Hà, không phải là người đầu tiên tại Quảng Trị nuôi dúi nhưng nhờ biết cách đầu tư cộng với siêng...
QTO - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành “bệ phóng” cho nhiều sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương, khẳng định giá trị và chất lượng...
QTO - Xác định công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, huyện Hải Lăng triển khai đồng...
QTO - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), trong giai đoạn 2021-2025, ngành công thương đã tích cực phát huy vai trò,...
QTO - Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang chuyển đổi dần theo hướng hữu cơ nhằm bảo vệ môi trường sản xuất và tạo ra sản phẩm sạch. Để phục vụ cho...
QTO - Những ngày này, xã Triệu Thành nói riêng, huyện Triệu Phong nói chung tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 118 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn 7/4...
QTO - Xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có vùng đất cát pha rộng lớn. Trước đây, vùng đất này gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp do...