Cập nhật:  GMT+7

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm

Mặc dù từ năm 2023 đến nay tỉnh Quảng Trị kiểm soát tốt bệnh cúm gia cầm nhưng hiện cả nước đã xảy ra 14 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 9 tỉnh, thành phố, làm gần 100 nghìn con gia cầm mắc bệnh, bị chết và bị tiêu hủy; tình trạng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, thời tiết thay đổi thất thường, môi trường chăn nuôi ẩm ướt rất thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển, nên nguy cơ dịch bệnh phát sinh là rất lớn.

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm

Để kiểm soát tốt dịch bệnh ở gia cầm, ngày 24/2, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đã ký ban hành văn bản gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm. Theo đó, tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm ở động vật.

Căn cứ Kế hoạch phòng, chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019 - 2025 để xây dựng kế hoạch cụ thể của địa phương và chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực, vật lực, kinh phí để chủ động ứng phó kịp thời, không để dịch xảy ra và lây lan ra diện rộng.

Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan rà soát, tổ chức tiêm phòng mới, tiêm phòng bổ sung vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tối thiểu trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm.

Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm cho đàn gia cầm.

Hướng dẫn, vận động các cơ sở, người dân xây dựng cơ sở nuôi an toàn dịch bệnh. Chủ động giám sát dịch bệnh trên gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, làm ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng.

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch, đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ gia cầm, không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm. Chủ động báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên Hệ thống Quản lý thông tin dịch bệnh động vật (VAHIS).

Phối hợp tổ chức giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc.

Tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở chế biến, tiêu thụ và vận chuyển gia cầm.

Ngọc Trang

Tin liên quan:
  • Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm
    Hướng dẫn tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học

    Ngày 29/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn 4858/BGDĐT-GDTC về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học.

  • Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm
    Chủ động ngăn chặn dịch bệnh cúm gia cầm

    Sau một thời gian tạm lắng, từ đầu tháng 6/2022 dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N1 đã phát sinh trở lại tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh. Bên cạnh đó, qua giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm trên đàn gia cầm bán tại các chợ đã phát hiện có 3 mẫu gia cầm có kết quả dương tính với vi rút cúm gia cầm A/H5N1. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng, cơ quan chuyên môn và các địa phương đang tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm.


Ngọc Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long