
{title}
{publish}
{head}
QTO - (Trích tham luận của đồng chí PHAN VĂN LINH, Giám đốc Sở Lao động,Thương binh và Xã hội)
Công tác giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và các nhóm dân cư. Trong 5 năm qua (2016-2020), công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.
![]() |
Giám đốc Sở Lao động,Thương binh và Xã hội Phan Văn Linh trình bày tham luận - Ảnh: Thành Dũng |
Các chính sách hỗ trợ quan trọng của Đảng, Nhà nước đã đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo một cách kịp thời, đầy đủ và hiệu quả. Tổng nguồn vốn đã huy động để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh là 5.750,90 tỉ đồng, bình quân 1.150,18 tỉ đồng/năm (không tính nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội bình quân là 352,90 tỉ đồng/năm); người nghèo ngày càng được tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản; kết cấu cơ sở hạ tầng tại huyện nghèo Đakrông và các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi và vùng bãi ngang ven biển được tăng cường đầu tư.
Đời sống người dân vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn đã có sự thay đổi nhanh chóng. Tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 15,43% đầu năm 2016, xuống còn 6,58% cuối năm 2020, giảm 12.946 hộ nghèo, tỉ lệ hộ nghèo bình quân giảm 1,77%/năm (đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra là giảm từ 1,5-2,0%/năm).
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số khó khăn và thách thức, đó là tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn cao hơn bình quân cả nước, hộ nghèo chủ yếu tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; số hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội (không có sức lao động) chiếm tỉ lệ cao trong tổng số hộ nghèo của tỉnh.
Xác định công tác giảm nghèo bền vững trong thời gian tới là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và toàn dân phải có sự quyết tâm và nỗ lực lớn để đạt mục tiêu đề ra là hằng năm giảm tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 1,0-1,5%/năm. Trong 5 năm tới cần tập trung các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, phù hợp và thiết thực để thúc đẩy giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, trong đó cần tập trung vào một số giải pháp quan trọng sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp. Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng; sự điều hành của chính quyền; sự vận động quần chúng của Mặt trận và các tổ chức chính trị- xã hội, sự tham gia của người dân để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Các cấp ủy đảng cần xây dựng nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo; chính quyền, đoàn thể, Nhân dân các cấp phải xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác giảm nghèo bền vững; hằng năm phân công đảng viên, đoàn viên, hội viên, cơ quan, đơn vị giúp đỡ từng hộ nghèo để vươn lên thoát nghèo. Đưa mục tiêu giảm nghèo vào tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể của địa phương.
Hai là, nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo hiểu được trách nhiệm của mình, của gia đình mình, khơi dậy ý chí tự lực vượt khó, vươn lên thoát nghèo. Kịp thời nêu gương, động viên và khen thưởng những hộ thoát nghèo bền vững điển hình, những cá nhân, tập thể, doanh nghiệp có đóng góp cho công tác giảm nghèo trên địa bàn, đồng thời phê phán các trường hợp lợi dụng chính sách, không có quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Triển khai thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Tổ chức hội nghị biểu dương các điển hình trong công tác giảm nghèo bền vững. Xây dựng phong trào đăng ký thoát nghèo bền vững trong hộ nghèo. Mỗi một cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị không để gia đình mình, gia đình bố mẹ mình vào hộ nghèo, hộ cận nghèo gắn với việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức hằng năm.
Ba là, đánh giá, khảo sát đúng, chính xác thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các địa phương; rà soát phân tích, phân loại hộ nghèo theo nhóm nguyên nghèo, từ đó đề ra các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo phù hợp cho từng nhóm hộ nghèo.
Định kỳ 5 năm sẽ có các tiêu chí mới, các công cụ mới để xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo với mức độ ngày càng cao hơn, phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, vì vậy số lượng hộ nghèo, cận nghèo đầu nhiệm kỳ sẽ lớn hơn hiện tại, do đó cần có những giải pháp phù hợp đối với các nhóm đối tượng khác nhau.
Bốn là, thực hiện đầy đủ, kịp thời và hiệu quả các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bên cạnh đó, tăng cường huy động thêm các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập và tăng cường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin) để vươn lên thoát nghèo.
Năm là, gắn công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm với công tác giảm nghèo bền vững. Xây dựng các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo học nghề, vay vốn giải quyết việc làm tại chỗ để giúp hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo. Trên cơ sở định hướng Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, nhu cầu thị trường lao động trong các doanh nghiệp, nhu cầu thị trường để hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo có việc làm tăng thu nhập.
Sáu là, phát triển của cộng đồng dân cư gắn liền với sự vươn lên của hộ nghèo. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các khu dân cư, đặc biệt tại vùng nghèo, xã nghèo nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư và hộ nghèo thuận lợi, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để vươn lên thoát nghèo bền vững. Tập trung huy động sự vào cuộc của các sở, ban ngành trong công tác giảm nghèo bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; huy động nguồn lực các ngành, lĩnh vực từ bộ, ngành trung ương, từ các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban ngành trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo về tiếp cận các dịch vụ cơ bản giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thời gian qua, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn Quảng Trị huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ ...
Để hoàn thành mục tiêu kết thúc giai đoạn 2021-2025, tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện còn dưới 2%, nhất là duy trì yếu tố bền vững trong công tác giảm nghèo, cấp ủy, ...
Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều điểm mới so với các giai đoạn trước, đặc biệt việc áp dụng đánh giá theo ...
Cùng với nhiệm vụ tập trung chỉ đạo tăng trưởng kinh tế, nhiệm vụ giảm nghèo cũng được các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn thị xã Quảng Trị ưu tiên chỉ ...
Không cam phận nghèo, thời gian qua, nhiều gia đình đoàn viên, thanh niên ở huyện Gio Linh đã quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để làm giàu cho mình, cho quê ...
Xác định giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài nhằm đảm bảo an sinh xã hội, những năm qua, huyện Hướng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp ...
Thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tích cực triển khai những nội dung trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Các bạn trẻ giàu tâm ...
Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tập trung đầu tư thực hiện xóa đói, giảm nghèo và huy động được sự vào cuộc của cả hệ ...
QTO - Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư diễn ra sâu rộng, chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu, với tầm nhìn trở thành nước phát...
QTO - Ngày 25/5/2025, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 157-KL/TW của Bộ Chính trị về triển khai thực hiện các nghị...
QTO - (Trích tham luận của đồng chí TRƯƠNG CHÍ TRUNG, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư)
QTO - (Trích tham luận của đồng chí LÊ THẾ QUẢNG, Bí thư Huyện ủy Hải Lăng)
QTO - (Trích tham luận của đồng chí NGUYỄN CHIẾN THẮNG, Bí thư Thành ủy Đông Hà)
QTO - (Trích tham luận của đồng chí NGÔ QUANG CHIẾN, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ)
QTO - (Trích tham luận của đồng chí ĐỖ VĂN BÌNH, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch)
QTO - (Trích tham luận của đồng chí NGUYỄN BÁ DUẨN, Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân sự tỉnh)