Cập nhật:  GMT+7

Nhiều kết quả nổi bật về giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tập trung đầu tư thực hiện xóa đói, giảm nghèo và huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nên đã đạt được những kết quả nổi bật. Tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm, cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt.

Nhiều kết quả nổi bật về giảm nghèo bền vững

Người dân xã Hải Ba, huyện Hải Lăng phát triển mạnh cây ném trên vùng cát -Ảnh: T.V

Trong giai đoạn 2010-2023, tổng nguồn vốn từ ngân sách và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh là 12.890 tỉ đồng, bình quân gần 921 tỉ đồng/ năm. Riêng đối với Quỹ “Vì người nghèo” giai đoạn 2000-2023 huy động được trên 365 tỉ đồng, hỗ trợ xây dựng trên 10.500 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hỗ trợ 5.055 hộ nghèo xây dựng nhà ở, sửa chữa 4.018 nhà ở hộ nghèo, trợ giúp phát triển sản xuất cho 5.106 hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm dần theo chuẩn nghèo quy định từng giai đoạn và đều đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Theo đó giai đoạn 2001-2005 giảm 3,02%/năm; giai đoạn 2006- 2010 giảm 2,94%/năm; giai đoạn 2010-2015 giảm 2,56%/năm; giai đoạn 2016-2021 giảm 1,6%/ năm; giai đoạn 2022-2023, giảm trên 1,4%/năm.

Công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề, trợ giúp những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được triển khai thực hiện đồng bộ, đạt kết quả tích cực. Trong giai đoạn 2019-2023, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho gần 13.100 lượt lao động/năm.

Riêng năm 2023, toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho 13.989 lượt lao động, đạt 116,6% kế hoạch. Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, trong đó ưu tiên người nghèo, người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ. Số lượng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tăng dần qua hằng năm, từ 229 lao động năm 2012 lên 2.823 lao động năm 2023.

Công tác phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho lao động nông thôn thường xuyên được chú trọng. Giai đoạn 2013-2022, tuyển sinh đào tạo nghề cho 94.123 người, nâng tỉ lệ lao động qua đào của tỉnh từ 39,2% năm 2013 lên 70,66% năm 2023.

Có nhiều nguyên nhân đạt được kết quả trên, trong đó phải kể đến sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và mặt trận, đoàn thể, sự nỗ lực vươn lên của doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, ngày 6/9/2013, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 76 thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; Chương trình hành động số 63 ngày 14/4/2023 về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 12/12/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới.

Chương trình hành động số 75 ngày 26/10/2023 thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” cũng như nhiều nghị quyết, kế hoạch của HĐND, UBND tỉnh liên quan đến công tác giảm nghèo bền vững được triển khai vào cuộc sống.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng chỉ ra một số hạn chế trong công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh như: kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn cao; phân hóa giàu - nghèo có xu hướng gia tăng; đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên bị thiên tai; khoảng cách phát triển giữa các địa phương còn khá lớn, dịch vụ xã hội cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu của Nhân dân.

Bên cạnh đó, thị trường lao động phát triển chưa đồng bộ, lao động khu vực phi chính thức còn khá lớn; đột phá về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chuyển biến chưa rõ nét; giáo dục nghề nghiệp có mặt còn hạn chế, phạm vi bao phủ và khả năng giải quyết rủi ro của các chính sách an sinh xã hội còn thấp.

Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII để xây dựng và ban hành Chương trình hành động thực hiện các nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, trong đó có chương trình hành động thực Nghị quyết số 42 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Nghị quyết số 42 là cơ sở để tỉnh cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp góp phần quản lý phát triển xã hội bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Theo đó, tỉnh Quảng Trị xác định một trong những giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội là tích cực mở rộng thị trường lao động, nhất là thị trường có mức thu nhập cao, an toàn cho người lao động; đổi mới công tác tuyển chọn, đào tạo, hướng dẫn người lao động trước khi đưa đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời hỗ trợ giải quyết việc làm khi người lao động hết hạn hợp đồng về nước.

Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; tăng cường đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp lao động đúng pháp luật. Thực hiện tốt chính sách tín dụng, chính sách xã hội nhằm hỗ trợ vốn vay tạo việc làm, sinh kế cho người dân, nhất là người nghèo, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn để phát triển kinh tế...

Bằng các giải pháp cụ thể, phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của tỉnh đạt 34,5- 37%. Tỉ lệ thất nghiệp chung dưới 3%, tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%. 27,5% lực lượng trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội và 15,4% lực lượng trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp...

Tuấn Việt

Tin liên quan:
  • Nhiều kết quả nổi bật về giảm nghèo bền vững
    Gio Linh nỗ lực giảm nghèo bền vững

    Thông qua thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành và người dân huyện Gio Linh ngày càng được nâng cao. Những kết quả đạt được trong thực hiện các nội dung của chương trình thời gian qua đã góp phần cải thiện đời sống và sản xuất; các chính sách về giảm nghèo, nâng cao sinh kế được thực hiện nghiêm túc, cơ sở hạ tầng được tăng cường; hầu hết người nghèo chủ động tiếp cận các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà ...

  • Nhiều kết quả nổi bật về giảm nghèo bền vững
    Hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững ở thị xã Quảng Trị

    Cùng với nhiệm vụ tập trung chỉ đạo tăng trưởng kinh tế, nhiệm vụ giảm nghèo cũng được các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn thị xã Quảng Trị ưu tiên chỉ đạo, điều hành. Trong những năm qua, cả hệ thống chính trị của thị xã Quảng Trị đã tích cực vào cuộc triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, đã tác động tích cực và tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo ở thị xã phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, vươn lên thoát nghèo bền vững.


Tuấn Việt

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nỗi đau cũ chồng nỗi đau mới

Nỗi đau cũ chồng nỗi đau mới
2024-05-11 06:10:00

QTO - Vô tình phát hiện mình bị ung thư phổi cách đây không lâu, thế nhưng với ông Lê Tài Hiếu (sinh năm 1971), hiện đang sống tại thôn Lâm Lang 3, xã Cam...

Căng thẳng ôn thi vào lớp 10

Căng thẳng ôn thi vào lớp 10
2024-05-11 06:05:00

QTO - Theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra trước ngày 5/6. Năm nay, toàn...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long