{title}
{publish}
{head}
Phát triển năng lượng xanh với chi phí đầu tư cao cũng như thiếu hụt cơ sở hạ tầng đang là những rào cản lớn nhất đối với các quốc gia Đông Nam Á.
Các quốc gia Đông Nam Á đang đối mặt với thách thức lớn khi vừa phải đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng nhanh, vừa thực hiện các cam kết giảm carbon và mục tiêu khí hậu.
Năng lượng “bẩn” chiếm tỷ trọng lớn
Nhiều quốc gia như: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu về năng lượng tái tạo và các công nghệ mới như: lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ (SMR) và công nghệ thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS),... do thiếu hạ tầng cơ sở vật chất.
Indonesia đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn năng lượng than đá (43%), dầu mỏ (31%), khí đốt tự nhiên (16%), trong khi năng lượng tái tạo và thủy điện chỉ chiếm tỷ lệ lần lượt 8% và 2%. Tháng 11/2023, chính phủ nước này ban hành Kế hoạch Chính sách và Đầu tư Toàn diện (CIPP), với mục tiêu giảm phát thải 250 triệu tấn CO2 trong ngành điện vào năm 2030, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 44%.
Tuy nhiên, kế hoạch này đối mặt với thách thức tài chính lớn, với các yêu cầu đầu tư lên đến hàng tỷ USD. Ngoài ra, Indonesia đang khám phá các công nghệ năng lượng mới như lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ (SMR) và công nghệ thu giữ carbon (CCUS) để phục vụ mục tiêu phi carbon hóa.
Đông Nam Á đối mặt vô vàn thách thức trong phát triển năng lượng xanh. Ảnh: CSIS
Tương tự, Philippines vẫn phụ thuộc vào lượng lớn dầu mỏ (42%) và than đá (40%) để sản xuất điện. Năng lượng tái tạo vẫn chưa phát triển do hệ thống truyền tải và phân phối điện của quốc gia này chưa đồng bộ, khiến việc kết nối các nguồn năng lượng bền vững với các khu vực tiêu thụ gặp khó khăn.
Mặc dù các cơ chế tài chính quốc tế đã cung cấp một số hỗ trợ, Philippines vẫn thiếu nguồn lực tài chính trong nước để triển khai các dự án quy mô lớn, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn và sự ổn định tài chính của các công ty năng lượng tư nhân chưa vững chắc. Chính quyền Tổng thống Marcos đã vạch ra Kế hoạch Năng lượng Philippines (PEP) đến 2050, với mục tiêu đạt 50% năng lượng tái tạo vào năm 2050 và tăng cường phát triển năng lượng hạt nhân, hydro, và các công nghệ mới như CCUS. Quốc gia này đã ký thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Mỹ, mở đường cho các dự án SMR, và đang đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các công nghệ năng lượng mới nổi.
Chi phí đầu tư cao cũng như những thiếu hụt về hạ tầng cơ sở cũng khiến Thái Lan gặp khó trong việc đạt được các mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo. Nền kinh tế số hai Đông Nam Á đang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhiên liệu hóa thạch, với khoảng 70% lượng điện năng được sản xuất từ nguồn này. Mặc dù Thái Lan có các chương trình khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo như: “Bảo đảm giá mua điện” (Feed-in Tariffs - FiT), nhưng chi phí đầu tư cho các dự án năng lượng tái tạo vẫn khá cao so với các nguồn năng lượng truyền thống.
Điều này làm cho nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước e ngại khi tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn. Hơn nữa, việc huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức tài chính quốc tế cũng không dễ dàng do các rủi ro về chính trị và biến động kinh tế.
Hiện chính phủ nước này đang chuyển sang nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và mở rộng kho chứa khí để đảm bảo an ninh năng lượng. Ngoài ra, kế hoạch năng lượng tự nhiên (NEP) hướng đến trung hòa carbon vào khoảng năm 2065-2070 được ban hành, trong đó đặt mục tiêu đạt 50% năng lượng tái tạo vào năm 2037. Thái Lan đang thử nghiệm với công nghệ hydro và SMR, mặc dù triển khai SMR vẫn chưa có mốc thời gian cụ thể. Ngành xe điện của quốc gia này cũng đang phát triển mạnh mẽ, với các chính sách ưu đãi thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ EV.
Hợp tác với các tổ chức quốc tế để tìm kiếm nguồn tài chính
Malaysia đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc xây dựng hệ thống truyền tải hiệu quả để kết nối nguồn năng lượng tái tạo với các khu vực tiêu thụ. Mặc dù chính phủ nước này đã thực hiện một số sáng kiến để thúc đẩy năng lượng tái tạo, chi phí đầu tư cho các dự án năng lượng tái tạo lớn, như điện mặt trời và gió, vẫn là một yếu tố cản trở. Hơn nữa, việc huy động vốn từ khu vực tư nhân để tài trợ cho các dự án này gặp nhiều khó khăn.
Trước những khó khăn trên, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế, như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), và các quỹ khí hậu toàn cầu để hỗ trợ tài chính cho các dự án năng lượng xanh. Đặc biệt, các quỹ khí hậu như Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) có thể cung cấp nguồn vốn cho các dự án giảm phát thải carbon và chuyển đổi năng lượng sạch. Hợp tác này sẽ giúp các quốc gia Đông Nam Á có thêm nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu khí hậu mà không gặp phải những khó khăn tài chính nghiêm trọng.
Ngoài ra, việc hợp tác với các quốc gia tiên tiến trong phát triển công nghệ năng lượng sạch, như: Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU), và Nhật Bản, sẽ giúp Đông Nam Á tiếp cận công nghệ mới và tiên tiến. Việc chia sẻ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật sẽ giúp khu vực này nâng cao năng lực phát triển các dự án năng lượng tái tạo, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả.
Luật Anh
QTO - Trong bối cảnh xuất khẩu toàn cầu gặp nhiều khó khăn, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc tiếp tục nổi lên như một điểm sáng với những thành tựu...
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
QTO - Indonesia đang thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) trong bối cảnh nhiều chuyên gia dự đoán lĩnh vực này sẽ đóng góp 366 tỷ USD vào tổng sản...
QTO - Nhiều quan chức, chuyên gia cho rằng gói kích thích này không đủ sức để vực dậy toàn bộ nền kinh tế Thái Lan vốn đang đối mặt với nhiều thách thức...
QTO - Nạn buôn bán ma túy bất hợp pháp và tình trạng bạo lực do ma túy gây ra là những vấn đề mà Cơ quan Quản lý Ma túy của Liên minh Châu Âu đang phải đối mặt.
QTO - Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Tại các nước phát triển, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp tỷ...
QTO - Dù lạc quan về triển vọng phát triển trong tương lai, song các chuyên gia vẫn thận trọng và xem xét cẩn thận phản ứng của thị trường sau khi gói kích...
QTO - Nền kinh tế số một Đông Nam Á đang gặp nhiều thách thức trên hành trình gia nhập các quốc gia có GDP bình quân đầu người cao.
QTO - Những đầu tàu kinh tế là Đức và Pháp đang đối mặt với các thách thức lớn về chính trị và kinh tế.
QTO - Ngành du lịch của nhiều quốc gia châu Âu suy giảm nguồn thu do mất đi một lượng lớn du khách đến từ Nga.
QTO - Các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng nhiệt hạch, với các dự án lên đến hàng tỷ USD.
QTO - Tăng tỷ lệ sinh, năng cao năng lực người trẻ, thu hút lao động nước ngoài là những biện pháp mà Chính phủ Nhật Bản đang gấp rút triển khai nhằm ngăn...