{title}
{publish}
{head}
Huy động nguồn lực cho tín dụng chính sách được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, ngành tại địa phương. Để tiếp tục tạo nguồn lực thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, ngoài việc tranh thủ tối đa nguồn vốn cân đối từ trung ương chuyển về, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp huy động các nguồn lực tài chính nhằm tạo lập nguồn vốn đảm bảo cho vay đến các đối tượng thụ hưởng để phát huy hiệu quả của tín dụng chính sách. Đây là một trong những chủ trương lớn, ý nghĩa của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Người dân đến gửi tiền tiết kiệm tại Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Gio Linh -Ảnh: M.T
Được đánh giá là một trong những đơn vị làm tốt công tác huy động vốn tín dụng chính sách, công tác tuyên truyền luôn được Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Gio Linh chú trọng. Ngoài việc tuyên truyền đến người dân công tác huy động tiền gửi tại trụ sở phòng giao dịch, tại các điểm giao dịch xã trên địa bàn, Phòng giao dịch đã chủ động phối hợp với UBND các xã nắm bắt thông tin về các dự án có bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng, từ đó có phương pháp vận động, tuyên truyền người dân gửi tiết kiệm vào NHCSXH.
Bên cạnh đó, Gio Linh là huyện có người lao động đi làm việc nước ngoài chiếm tỉ lệ cao và các lao động làm việc tại Hàn Quốc thực hiện ký quỹ tại NHCSXH, vì thế làm tốt công tác tuyên truyền sẽ giúp người thân của họ gửi tiết kiệm tại ngân hàng khi lao động gửi tiền về nước.
Tính đến tháng 5/2024, tổng số dư tiền gửi tại Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Gio Linh là 198,753 tỉ đồng, trong đó tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) là 38,121 tỉ đồng, tiền gửi huy động trong dân 59,531 tỉ đồng và tiền gửi ký quỹ hơn 101 tỉ đồng.
Với phương châm mỗi cán bộ là một tuyên truyền viên để vận động người dân trên địa bàn tham gia gửi tiết kiệm tại NHCSXH, chị Lê Thị Phương, một cán bộ trẻ, làm công tác tín dụng tại Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Gio Linh luôn trăn trở để có nhiều giải pháp hiệu quả. Với tinh thần trách nhiệm cao, chị đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn tham gia gửi tiền tiết kiệm, đặc biệt là tại địa bàn các xã được phân công phụ trách.
Chị Phương được lãnh đạo đánh giá làm tốt khâu phối hợp, tuyên truyền đến cơ sở; thường xuyên đi cơ sở để nắm bắt thông tin và tuyên truyền kịp thời đến người dân về việc gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo tại NHCSXH huyện Gio Linh. Vì thế, chị được chính quyền địa phương ủng hộ, tạo điều kiện thực hiện tốt khâu huy động gửi tiết kiệm tại NHCSXH với nhiều hình thức.
“Tôi luôn chú trọng đến công tác phối hợp với chính quyền địa phương và tuyên truyền người dân thông qua tổ TK&VV. Vì vậy, nguồn tiền nhàn rỗi như quỹ hoạt động tham quan du lịch hằng năm; quỹ của các thôn, họ tộc, nhà thờ đang đóng góp hoặc tiền bồi thường giải phóng mặt bằng,... đều được người dân tin tưởng gửi tiết kiệm tại NHCSXH trên địa bàn”, chị Phương chia sẻ.
Không chỉ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Gio Linh, để huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân, thời gian qua, phòng giao dịch NHCSXH các địa phương đều có nhiều cách thức huy động sáng tạo, đổi mới. Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, các phòng giao dịch đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau.
Chi nhánh NHCSXH và các phòng giao dịch trực thuộc đều đã triển khai và duy trì có hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi tại điểm giao dịch xã và tại trụ sở đơn vị để đáp ứng nhu cầu gửi tiền của người dân. Người dân có thể tham gia gửi tiết kiệm thông qua NHCSXH theo 2 hình thức chính là huy động tiền gửi tiết kiệm qua tổ TK&VV và huy động tiền gửi dân cư.
Quy định này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân gửi tiền, mà còn giúp hình thành thói quen tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có, tích lũy sử dụng trong tương lai, đồng thời mở rộng phạm vi phổ biến tài chính ở các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Nhờ vậy, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã huy động được nguồn lực lớn trong dân từ các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và các nguồn tiền nhàn rỗi.
Hiện, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm NHCSXH đang áp dụng tương đương với mức lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, thôn An Hưng, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong, chia sẻ: “Thông qua việc gửi tiền, phụ nữ chúng tôi có ý thức tiết kiệm hơn, đồng thời lan tỏa với các hội viên khác về ý nghĩa của việc làm này, đó là giúp NHCSXH chủ động hơn về nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng chính sách. Từ đó, nhiều hội viên nghèo có cơ hội được vay vốn để phát triển sản xuất”. Theo chị Nguyệt, tuy số tiền gửi tiết kiệm hằng tháng không nhiều nhưng đây là việc làm ý nghĩa để quay vòng vốn.
Đặc biệt, trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương về việc huy động, tập trung nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, Chi nhánh NHCSXH tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu cơ quan có thẩm quyền hằng năm ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương uỷ thác qua NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Bên cạnh việc bố trí nguồn ngân sách theo dự toán hằng năm, chính quyền địa phương đã thực hiện rà soát các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và các nguồn vốn hợp pháp khác đã hết thời hạn để xem xét, quyết định uỷ thác qua NHCSXH nhằm tiếp tục cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Đến tháng 5/2024, nguồn vốn ngân sách địa phương uỷ thác qua NHCSXH đạt 215 tỉ đồng, tăng 185 tỉ đồng so với trước khi thực hiện Chỉ thị số 40- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, ngân sách tỉnh 116,3 tỉ đồng; nguồn vốn thu hồi từ Chương trình dự án Hạnh phúc 54 tỉ đồng; ngân sách huyện 44,7 tỉ đồng.
Với chủ trương đa dạng hóa nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội và sự góp sức của người dân, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã tạo lập được nguồn vốn để kịp thời triển khai cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay hiệu quả, góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội tại địa phương.
Minh Thảo
QTO - Thời gian qua, việc áp dụng mức đóng góp của người tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết...
QTO - Vĩnh Linh được xem là một trong những địa phương đi đầu ở tỉnh Quảng Trịtrong thực hiện công tác dân số nhiều năm qua. Bằng việc triển khai đồng bộ...
QTO - Những câu chuyện của chiến tranh làm nên giá trị hòa bình. Những câu chuyện về sự hồi sinh trên mảnh đất Quảng Trị góp phần tôn lên giá trị của hòa...
QTO - Tổ chức chiến dịch truyền thông là một trong những hoạt động được ưu tiên khi thực hiện giải pháp tuyên truyền trong quá trình triển khai Chương...
QTO - Ông Nguyễn Trung Thanh, 68 tuổi, ở thôn Bắc Sơn, xã Trung Giang, huyện Gio Linh là thương binh 1/4. Phát huy bản chất người lính trong hòa bình, mặc...
QTO - Sau khi chiến tranh kết thúc, những người lính ở hai bên chiến tuyến không bao giờ nghĩ rằng có một ngày mình sẽ đặt chân đến đất nước của nhau để...
QTO - “Tuần lễ hồng EVN” là chương trình hiến máu tình nguyện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát động, đã được Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị)...
QTO - Tuy chỉ mới 11 tuổi nhưng em Phan Đình Hùng, học sinh Trường Trưng Vương, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã sở hữu một bộ sưu tập huy chương đáng ngưỡng...
QTO - Ma túy được xem là hiểm họa của nhân loại vì nó làm hủy hoại con người, làm băng hoại các giá trị đạo đức xã hội. Chính vì vậy, cuộc chiến chống ma...
QTO - Những ngày này, muôn con tim người dân Quảng Trị đang hướng đến lễ hội Vì hòa bình. Hòa chung nhịp đập ấy, tuổi trẻ Quảng Trị cũng chạy đua với thời...
QTO - Chỉ còn ít ngày nữa là chạm vào tháng 7. Quảng Trị sẽ đón dòng người từ muôn phương trở về để tri ân những người nằm xuống vì hòa bình của dân tộc....
QTO - Sau khi được nghỉ hưu theo chế độ, nhiều cán bộ công an của TP. Đông Hà vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội, phát huy vai trò tích cực trong...