Cập nhật:  GMT+7

Nhiều làng quê mỏi mòn chờ nước sạch

Sinh sống lâu đời ở địa phương, song đến nay người dân nhiều làng quê vùng trũng của các xã Mỹ Thủy, Vĩnh Định vẫn chưa có nguồn nước đảm bảo để sinh hoạt. Bởi vậy, ngoài một số ít hộ có điều kiện mua nước lọc đóng bình để ăn uống, phần lớn những hộ còn lại phải lấy nguồn nước ô nhiễm từ sông, giếng khoan hoặc nước mưa lắng lọc thô để sử dụng. Việc dùng nước ô nhiễm lâu năm đã trực tiếp đe dọa đến sức khỏe, gây hoang mang, lo lắng về bệnh tật cho người dân.

Nhiều làng quê mỏi mòn chờ nước sạch

Anh Trần Quang Ngọc, xóm sông Cựu Vĩnh Định, thôn Đơn Quế, xã Vĩnh Định bên chiếc bể nước sử dụng hằng ngày của gia đình- Ảnh: Đ.V

Mỹ Thủy là một trong những xã đến nay phần lớn các hộ dân ở đây vẫn chưa có nguồn nước sạch để sử dụng. Mọi việc sinh hoạt, ăn uống hầu như chỉ dựa vào nguồn nước lấy từ giếng khơi, giếng bơm, giếng khoan, nước mưa... sau đó được lọc thô qua bể xi măng và hệ thống máy lọc nhỏ các gia đình tự trang bị mới dùng được.

Chỉ tay vào chiếc bồn inox dung tích 500 lít đặt trên trần nhà chứa nước bơm từ giếng khoan lên để lọc, bà Đoàn Thị Thu Lộc ở thôn Đông Dương, xã Mỹ Thủy lo lắng khi nhắc chuyện nước sinh hoạt. Theo bà Lộc, gia đình bà sinh sống ở địa phương từ sau năm 1975, nhưng đến nay vẫn chưa hề có nguồn nước sạch, nước hợp vệ sinh nào để sử dụng.

“Tất cả nguồn nước dùng của gia đình tôi chủ yếu dựa vào nước bơm giếng khoan, nước mưa tích trữ rồi lọc sơ qua. Chú thấy đó, thành bồn chứa bám đầy váng phèn đỏ quạch, đáy lợn cợn cặn bẩn. Dù tôi thường xuyên vệ sinh nhưng khoảng vài ngày là phèn lại bám vào. Lo lắng bệnh tật nên bây giờ gia đình tôi chủ yếu dùng nguồn nước này để tắm giặt”, bà Lộc nói.

Để sử dụng cho việc ăn uống hằng ngày, mỗi tháng gia đình bà bỏ tiền mua từ 15 - 20 bình nước lọc loại 20 lít (8.000 - 10.000 đồng/bình). Với gia đình thuần nông như hộ bà Lộc, việc bỏ ra hàng trăm nghìn đồng để mua nước ăn uống hằng tháng quả thật khó khăn.

Ông Phan Văn Quang, đại biểu HĐND xã Hải Dương (cũ) cho biết, toàn xã có hàng nghìn hộ dân chung tình cảnh thiếu nước sạch, trong đó riêng thôn Đông Dương có khoảng hơn 200 hộ. “Trong các cuộc tiếp xúc cử tri của tỉnh, huyện tại địa phương, năm nào đại biểu chúng tôi và người dân cũng kiến nghị vấn đề thiếu nước sạch. Nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Chúng tôi mong muốn các cơ quan có thẩm quyền quan tâm, xem xét nguyện vọng hết sức chính đáng này của người dân”, ông Quang cho hay.

Nhiều làng quê mỏi mòn chờ nước sạch

Bà Hồ Thị Chắt, xóm sông Cựu Vĩnh Định, thôn Đơn Quế, xã Vĩnh Định sử dụng nước nhiễm phèn lâu năm - Ảnh: Đ.V

Ở xã Vĩnh Định gần bên, tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng cũng diễn ra ở các thôn Đơn Quế, Kim Long (khoảng 500 hộ). Đặc biệt, các xóm sông Cựu Vĩnh Định, Tân Vĩnh Định của thôn Đơn Quế là những làng quê thiếu nước sạch bức thiết, trầm kha nhất.

Trưởng thôn Đơn Quế Hồ Như Núi cho biết, toàn thôn hiện có gần 330 hộ, nhưng có trên 250 hộ dân thiếu nước sạch trầm trọng, số còn lại cũng chỉ dùng nước ở mức hợp vệ sinh. Theo chân anh Núi, chúng tôi đến gia đình bà Hồ Thị Chắt (73 tuổi), sống ngay trước mặt nhánh sông Cựu Vĩnh Định. Bà Chắt mắc căn bệnh hiểm nghèo, gương mặt hằn đầy nếp nhăn thiếu sức sống của một người bệnh. Chỉ sau chưa đầy một phút, thau nước rửa chè bơm ra từ giếng khoan đã đổi thành màu tím đen, nổi bọt rất đáng lo ngại.

“Muốn thử độ phèn của nước thì dùng chè, trà là biết. Nước ở đây nhiễm phèn nặng lắm, gia đình tôi cũng xây bể xi măng lọc qua nhiều lớp, sau đó lọc lại bằng thiết bị lọc nhỏ gắn trong nhà nhưng cũng không ăn thua. Gia đình khó khăn, không có tiền mua nước lọc, đành phải dùng nguồn nước này thôi”, bà Chắt chỉ vào xô nước mới bơm lợn cợn váng phèn, lo lắng nói.

Nhiều làng quê mỏi mòn chờ nước sạch

Người dân thôn Đông Dương, xã Mỹ Thủy mỗi tháng bỏ tiền mua từ 15 - 20 bình nước lọc để phục vụ ăn uống - Ảnh: Đ.V

Cách đó không xa, vợ chồng anh Trần Quang Ngọc (46 tuổi) và chị Võ Thị Nguyệt cũng bận bịu chuẩn bị bữa ăn trưa cho gia đình. Anh Ngọc kể, trước đây mỗi tháng gia đình bỏ tiền mua khoảng 20 bình nước lọc dùng ăn uống. Tuy nhiên, để giảm chi phí và chủ động sinh hoạt, năm 2021 vợ chồng anh đầu tư xây dựng chiếc bể xi măng dung tích 5 mét khối với thiết kế nhiều lớp lọc gồm cát, sạn, than. Nước lọc ở bể xong được lọc qua thêm lần nữa ở thiết bị lọc đặt trong nhà mới dùng để ăn, uống. Tuy vậy, 1-2 tháng, anh Ngọc phải thay 3 cái lõi lọc với giá từ 150 - 180 ngàn đồng vì cặn bẩn đóng quá nhiều.

Anh Ngọc nói: “Tính ra làm bể lọc đắt ngang mua nước bình, nhưng được cái chủ động, ít mất thời gian hơn”. Vợ chồng anh Ngọc cho biết, hầu hết mọi người dân ở xóm rất lo lắng, hoang mang vì bệnh hiểm nghèo xuất hiện ngày càng nhiều. “Ngay bố mẹ chúng tôi cũng đang bị ung thư trực tràng. Còn ở xóm này thì người bị bệnh ung thư nhiều lắm. Năm vừa rồi trong xóm có 2 người bị ung thư thực quản và ung thư phổi vừa phát hiện bệnh vài tháng thì mất. Chúng tôi nghĩ bị bệnh hiểm nghèo ở thôn ngày càng nhiều nguyên nhân chính là do dùng nước ô nhiễm lâu năm, lo lắm nhưng biết làm sao”, anh Ngọc chia sẻ.

Trưởng thôn Hồ Như Núi cho biết thêm, do nhánh sông Cựu Vĩnh Định đi qua địa bàn thôn nằm ở hạ nguồn và chỉ rộng khoảng trên 3 m nên tình trạng bèo, rác thải, xác động vật thối, vỏ thuốc bảo vệ thực vật dồn về ứ đọng rất nhiều sau mỗi mùa mưa bão. Anh Núi cho hay: “Sau các đợt dịch thường xảy ra tình trạng lợn nái chết bị thả trôi về mắc ở đoạn sông Cựu Vĩnh Định. Chúng tôi phải nhiều lần nhờ bên y tế xuống phối hợp dập dịch để hạn chế gây ô nhiễm môi trường”.

Theo anh Núi, những năm gần đây, tỉ lệ người dân mắc bệnh ung thư liên quan đến gan, phổi, dạ dày, vòm họng, trực tràng... ở thôn rất nhiều. Thống kê chưa đầy đủ, trong khoảng 5 năm qua có khoảng trên 10 người mất do ung thư, trong đó có rất nhiều người trẻ tuổi.

Anh Núi cho biết, trong các cuộc tiếp xúc cử tri các cấp, người dân rất nhiều lần bày tỏ nỗi hoang mang, lo lắng cho sức khỏe nếu tiếp tục sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Thay mặt người dân địa phương, anh Núi kiến nghị: “Chúng tôi mong muốn các cấp, ngành cấp trên sớm quan tâm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch vốn rất bức thiết của người dân. Để phù hợp với địa phương, theo nguyện vọng của người dân, cần đầu tư xây dựng hệ thống đường ống nước máy về thôn, xóm để đảm bảo sử dụng bền vững, lâu dài. Người dân rất mong mỏi và sẵn sàng đối ứng thêm nguồn lực để có thể đưa nước sạch vào tận gia đình”.

Đức Việt

Tin liên quan:
  • Nhiều làng quê mỏi mòn chờ nước sạch
    Nhiều khu dân cư ở huyện Triệu Phong “khát” nước sạch

    Nước sạch là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe của Nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều khu dân cư ở huyện Triệu Phong, người dân đang “khát” nước sạch.

  • Nhiều làng quê mỏi mòn chờ nước sạch
    Nhiều xã của huyện Triệu Phong đang thiếu nước sạch trầm trọng

    Tại nhiều xã của huyện Triệu Phong hiện nay do chưa có nguồn nước sạch, nước hợp vệ sinh nên hàng nghìn hộ gia đình ngày ngày vẫn phải sử dụng nguồn nước từ giếng khoan, giếng khơi, thậm chí nước sông, hồ không đảm bảo chất lượng để ăn uống, sinh hoạt. Trong đó, nguồn nước sinh hoạt ở nhiều địa phương bị nhiễm phèn, mặn, vôi khá nặng nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bệnh tật, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.


Đức Việt

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Trao gần 265 triệu đồng cho nữ sinh mồ côi

Trao gần 265 triệu đồng cho nữ sinh mồ côi
2025-07-06 09:34:00

QTO - Đại diện báo Dân trí cùng đại diện chính quyền phường Đồng Sơn, Quảng Trị vừa trao số tiền gần 265 triệu đồng cho em Lê Nữ Khánh Linh (SN 2007), ở tổ...

Suy kiệt vì bệnh hiểm nghèo

Suy kiệt vì bệnh hiểm nghèo
2025-07-06 05:40:00

QTO - Hơn 1 năm nay, chị Nguyễn Thị Trang (35 tuổi), trú tại thôn An Lợi, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, nay là xã Triệu Bình, tỉnh Quảng Trị phải chống...

Không còn hai quê...

Không còn hai quê...
2025-07-06 05:25:00

QTO - Dẫu từng chia tách bởi một đường biên hành chính, Quảng Bình và Quảng Trị (cũ) vẫn là hai mạch nguồn hòa quyện trong dòng chảy văn hóa miền Trung. Sự...

Nơi chở che, nay thành quê hương

Nơi chở che, nay thành quê hương
2025-07-06 05:20:00

QTO - “Tháng 3/1968, tôi là một trong 72 thủy thủ thuộc đoàn vận tải đặc biệt của xã Cảnh Dương (nay là Hòa Trạch), tỉnh Quảng Bình (cũ) đưa vũ khí vào...

Đất lạ hóa quê hương

Đất lạ hóa quê hương
2025-07-05 05:40:00

QTO - Tỉnh Quảng Trị hiện có 6.836 cán bộ của các cơ quan Đảng, cơ quan chuyên môn và đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội, Văn phòng...

Hơn 30 năm lặng lẽ “ươm những mầm xanh”

Hơn 30 năm lặng lẽ “ươm những mầm xanh”
2025-07-05 05:30:00

QTO - Bà Trần Thị Mác ở xã Xuân Ninh (nay là xã Trường Ninh), hiện đã ngoài 80 tuổi. Dẫu tuổi cao sức yếu, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng bà vẫn âm...

“Người thắp lửa” hiến máu tình nguyện

“Người thắp lửa” hiến máu tình nguyện
2025-07-04 05:35:00

QTO - Sinh năm 1981, anh Ngô Dũng Cường, ở phường Đồng Sơn, là một trong những gương mặt tiêu biểu trong phong trào HMTN của tỉnh. Anh để lại ấn tượng sâu...

Hạnh phúc từ “đất lửa”

Hạnh phúc từ “đất lửa”
2025-07-04 05:30:00

QTO - Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1973, chàng trai quê ở Quảng Bình và cô gái quê ở Nghệ An được điều động vào “đất lửa” Quảng Trị “gieo chữ, trồng...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long