Cập nhật:  GMT+7

Chấm phá về quê nhà yêu dấu...

Tôi còn nhớ vào tháng 7/1989 khi biết tin tỉnh nhà Quảng Trị được lập lại, tôi vội viết thư báo cho các đàn anh quê mình đang là phóng viên Đài PT - TH Gia Lai - Kon Tum: Hoàng Xuân Công, Phạm Xuân Vinh, Trương Đức Minh Tứ... Họ là những cử nhân văn khoa của Trường Đại học Tổng hợp Huế sau khi ra trường xách ba lô, xung phong nhận công tác ở Tây Nguyên. Và cả ba anh đều trở về phục vụ quê hương nhưng vì lý do gia đình nên có một anh neo đậu lại phố núi mà lòng thì vẫn sâu nặng quê nhà.

Chấm phá về quê nhà yêu dấu...

Đồng ruộng xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ - Ảnh: Đ.T

Và hình như có một sự trùng hợp thú vị nào đó thì phải khi năm nay kỷ niệm 35 năm lập lại tỉnh Quảng Trị, đúng bằng nửa thời gian kỷ niệm 70 năm thành lập đặc khu Vĩnh Linh.

Không hiểu sao cứ mỗi lần nhắc đến quê nhà là hai câu thơ của thi sĩ chân quê tài danh Nguyễn Bính trong bài “Hành phương Nam” cứ ngân vang trong tâm tưởng: “Quê nhà xa lắc, xa lơ đó/Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay”. Tôi từng có hai cái Tết xa nhà nên rất hiểu tâm trạng “tư cố hương”, nhất là vào những giây phút giao thừa.

Sau này chính thức đi làm báo, bài viết đầu tiên của tôi là bài hai kỳ đăng trên báo Quảng Trị và báo Lâm Đồng có tên “Người xa xứ” viết về bà con Quảng Trị ở vùng núi huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Từ Đà Lạt về đó cũng gần 200 cây số. Bà con mình đi “kinh tế mới” ở đó vẫn đau đáu hướng về nguồn cội nên vẫn giữ tên quê làng, xã như Triệu Hải, Quảng Trị...

Lúc mới ra “ở riêng” Quảng Trị rất nghèo nàn và bề bộn, ngổn ngang công việc. Trong ký ức của nhiều người về mảnh đất tỉnh lỵ Đông Hà đó là một thị xã bình dân, xuề xòa, một phố thị đầy đường đất, nhà không số, phố không tên. Trong cách nói quen thuộc của nhiều người ở ngay thị xã như Phường 5 thì “về Đông Hà” có nghĩa là về Phường 1, về chợ Đông Hà, về trung tâm, còn họ chỉ là dân vùng ven, không phải dân Đông Hà.

Một hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu mới sinh ra cảm quan và khẩu ngữ như thế. Vượt qua nhiều gian khó, gập ghềnh, quanh co, đã có một Đông Hà nay đã khác hôm qua nhiều lắm. Khi tôi viết những dòng này thì báo chí đưa tin, Chính phủ đang xem xét công nhận thành phố Đông Hà trở thành đô thị loại 2.

Theo cách nói phổ biến “Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” thì những năm qua đã có những chuyển động đáng mừng. Đồng bằng Quảng Trị những năm trở lại đây, câu chuyện trồng lúa hữu cơ đã ngày càng được nhiều người quan tâm, đặc biệt là nông dân. Chất lượng lúa gạo đã đem lại thu nhập ổn định, bền vững cho những người gắn bó với ruộng đồng.

Nhiều doanh nghiệp đã bắt tay với nông dân sản xuất lúa hữu cơ, đặc biệt là Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị, tạo nên một hướng đi nhiều triển vọng trong nông nghiệp. Kỹ sư Hồ Xuân Hiếu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị khẳng định đó là một chiều hướng không thể khác hiện nay và cả tương lai, đầu tư tử tế nhất định sẽ mang lại hiệu quả xứng đáng cho nông dân và cho cả doanh nghiệp.

Chấm phá về quê nhà yêu dấu...

Khu công nghiệp Quán Ngang, huyện Gio Linh -Ảnh: Đ.T

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hồ Xuân Hòe vừa thông tin, sở đã liên kết với hai doanh nghiệp cung cấp phân bón và giống để trồng lúa hữu cơ trên cánh đồng mẫu lớn có diện tích 10 ha có tên gọi khá ấn tượng: “Cánh đồng không có dấu chân” ở huyện Vĩnh Linh. Lại thêm một khởi động chắc có lẽ đem lại nhiều hứa hẹn.

Vùng Lìa ngày trước của huyện miền núi Hướng Hóa thường được hiểu đồng nghĩa với đói nghèo, lạc hậu. Nhưng từ khi có nhà máy sắn của Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị ra đời cách đây tròn 20 năm (năm 2004) thì mọi chuyện đã khác. Những nông dân Vân Kiều như Hồ Văn Pường, Hồ Khăm Xeeng và nhiều người khác đã trồng sắn thành công và gia nhập Câu lạc bộ 100 triệu, thành những người khá giả của bản làng, có của ăn của để, nhà cửa khang trang, tiện nghi đầy đủ.

Kỹ sư Hồ Xuân Hiếu hào hứng tâm tình: “Anh thấy đó, Tết vừa rồi, nông dân Hướng Hóa mong muốn nhà máy sắn làm xuyên Tết, một điều chưa hề xảy ra trong những năm qua. Số là sắn được giá, bà con muốn bán nhanh đề trồng cho kịp thời vụ.

Vậy là doanh nghiệp chúng tôi đồng ý ngay, anh em làm luôn cả Tết, phục vụ kịp thời cho bà con. Tuy cũng có bận rộn, vất vả nhưng mà rất vui vì phục vụ kịp thời cho bà con và thấy bà con thu nhập khá cao, mình cũng phấn khởi”.

Kỹ sư Hiếu còn chia sẻ thêm: “Mỗi năm doanh nghiệp chúng tôi xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu như tinh bột sắn, viên nén năng lượng ra nước ngoài trị giá cả ngàn tỉ đồng. Đây cũng là mũi nhọn sản xuấtkinh doanh của công ty”.

Mới đây, kỹ sư Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã sôi nổi nói về việc nâng cấp các cửa khẩu quốc tế của Quảng Trị kèm theo hạ tầng như kho bãi chứa hàng, đường sá, trong đó có Cửa khẩu quốc tế La Lay, để vận chuyển than ở Lào về cảng Mỹ Thủy trong tương lai, hứa hẹn phối hợp và tiếp sức cho Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.

Và bài học vô giá đồng tâm hiệp lực tuy không mới nhưng lại chưa bao giờ cũ. Tôi đã từng có dịp trò chuyện với ông Nguyễn Đức Hoan, nguyên Phó Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên khi lập lại tỉnh (nay ông đã mất).

Từ câu chuyện thành công của đại công trình thủy nông Nam Thạch Hãn mà dân gian quen gọi là Đập Trấm, ông liên hệ sang việc xây dựng tỉnh những năm tháng đầu đầy gian khó. Ông cho rằng bài học quan trọng nhất của mọi thành công là trên dưới phải một lòng. Sức mạnh đoàn kết mà phải đoàn kết thực sự là vô địch.

Chấm phá về quê nhà yêu dấu...

Thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Quảng Trị - Ảnh: Đ.T

Trên mảnh đất từng là chiến địa khốc liệt, với biết bao hy sinh, mất mát và những hậu quả chiến tranh không kể xiết đã mọc lên hoa trái hòa bình từ những khát vọng sáng ngời vô bờ bến của người Quảng Trị. Lễ hội Vì Hòa bình mang tầm quốc gia và quốc tế sẽ khai mạc lần đầu vào tháng 7/2024 trên mảnh đất Quảng Trị yêu thương sẽ thêm một nhịp cầu đong đầy ý nghĩa nhân văn, gọi mời bè bạn gần xa đến với Quảng Trị - Việt Nam.

Ba lăm năm, một quãng thời gian không phải quá dài nhưng cũng không hề ngắn. Nhìn lại những điều làm được có thể thấy là nhiều và đáng kể, làm thay đổi diện mạo quê nhà. Nhưng cũng còn những điều chưa làm được, hoặc đã làm nhưng chưa được như mong muốn.

Chúng ta cần phải biết sốt ruột khi nhìn sang tỉnh bạn để thúc đẩy kinh tế, xã hội tiến nhanh hơn cho “bằng chị bằng em”. Đó cũng là nguyện vọng vô cùng chính đáng và là mệnh lệnh được đặt ra đối với mỗi người Quảng Trị để chung sức, chung lòng nỗ lực hết mình kiến tạo quê nhà ngày càng thay da đổi thịt.

Phạm Xuân Dũng

Tin liên quan:
  • Chấm phá về quê nhà yêu dấu...
    Làng quê yêu dấu

    Quảng Trị có khoảng 1.000 làng lớn, nhỏ, xưa và nay, cũ và mới. Từ 65 làng cổ đầu tiên được thành lập vào khoảng năm 1075 - 1553 đến nay trải qua khoảng 6-9 thế kỷ. Một số làng xa xưa hình thành ở Quảng Trị nay vẫn còn giữ nguyên tên gốc làng cũ từ phía Bắc đèo Ngang trở ra như Cổ Trai (huyện Vĩnh Linh) là một trường hợp đặc biệt, xuất xứ từ trấn Hải Dương, ngày nay thuộc TP. Hải Phòng. Còn sau mốc này thì có các làng như Cang Gián (huyện Gio Linh, đúng ra tên gốc phải viết là Do Linh) vốn gốc Hà Tĩnh, hay Bích Khê (trước là Hồng Khuê vì kỵ húy nên đổi thành Bích Khê, gốc tỉnh Hà Nam)...

  • Chấm phá về quê nhà yêu dấu...
    Đông Hà, dấu chấm than lơ lửng giữa trời

    Trong ký ức tuổi thơ tôi, Đông Hà là một vệt mờ không rõ hình hài. Năm chiến tranh biên giới phía Bắc, tôi còn là đứa trẻ học lớp bồi dưỡng chuyên toán huyện Bến Hải, tỉnh Bình Trị Thiên. Huyện Bến Hải ngày đó gồm cả Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ. Lớp chuyên toán cuối cấp I tập trung học ở thị trấn Hồ Xá thời gian kéo dài cả học kỳ. Nhớ nhà, khoảng nửa tháng một lần tôi lóc cóc ra quốc lộ 1 đón nhờ xe các chú bộ đội chạy từ Vĩnh Linh vào Đông Hà. Bến xe Đông Hà bấy giờ là vạt đất đỏ lởm chởm đá ...

  • Chấm phá về quê nhà yêu dấu...
    Hương vị quê nhà

    Thật lạ, tôi xa quê đã lâu nhưng hương vị món ăn quê nhà luôn đằm sâu trong ký ức. Những món ăn quê in dấu sự tảo tần, mộc mạc, thoảng mùi khói đốt đồng, đượm tình người, hương đất luôn vương vấn tuổi thơ tôi cho đến tận bây giờ.


Phạm Xuân Dũng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nơi chim di cư chẳng có ngày về

Nơi chim di cư chẳng có ngày về
2024-12-14 05:00:00

QTO - Lẽ ra những đàn chim di cư đến Rú Lịnh (thuộc địa bàn 2 xã Hiền Thành và Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh) trú ẩn sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt để góp phần làm...

Lên Hà Giang, nghe hơi thở của đá...

Lên Hà Giang, nghe hơi thở của đá...
2024-06-15 05:45:00

QTO - Chúng tôi đến Hà Giang không vào mùa hoa tam giác mạch để được chìm trong sắc tím hồng giữa bạt ngàn cao nguyên đá; cũng không vào mùa đổ nước vô...

Những người sinh ra từ lòng địa đạo

Những người sinh ra từ lòng địa đạo
2024-06-15 05:00:00

QTO - Trong chiến tranh gian khổ và ác liệt, từ lòng địa đạo Vịnh Mốc (xã Vĩnh Thạch cũ), nay thuộc xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã có 17...

Chàng trai mang tiếng cười đến muôn nơi

Chàng trai mang tiếng cười đến muôn nơi
2024-06-01 05:00:00

QTO - Là gương mặt diễn viên quen thuộc khi xuất hiện trong nhiều sản phẩm trên Youtube, các tiểu phẩm và chương trình truyền hình ăn khách, Nguyễn Hà...

Huyền thoại một con đường

Huyền thoại một con đường
2024-05-27 14:39:00

QTO - Ngày 19/5/1959, đúng vào dịp kỷ niệm 69 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở con đường chiến lược để...

Thức cùng những giấc mơ

Thức cùng những giấc mơ
2024-05-25 05:00:00

QTO - Đối với Nguyễn Như Hải Hòa, giấc mơ không đơn thuần chỉ hiện diện trong những đêm nồng yên ả. Nó chính là thứ mà đã, đang và sẽ không cho phép Hải...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long