{title}
{publish}
{head}
Anh Lê Văn Hoàng (sinh năm 1988) quê ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, hiện là Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Kaopiz Holdings (Kaopiz) có trụ sở chính tại Hà Nội, chuyên gia công và xuất khẩu phần mềm cho thị trường Nhật Bản. Trải qua 10 năm hình thành và phát triển, Kaopiz ngày càng khẳng định được tên tuổi, ghi dấu sức mạnh trí tuệ Việt trên trường quốc tế. Cũng chừng đó thời gian, anh Hoàng dồn hết tâm huyết để đưa công ty ngày một vươn xa.
CEO Lê Văn Hoàng (ở giữa), đại diện Kaopiz nhận giải thưởng sản phẩm công nghệ số -Ảnh: NVCC
Đơn hàng đầu tiên
Câu chuyện Giám đốc điều hành (CEO) Lê Văn Hoàng đang lái “con tàu” Kaopiz mạnh mẽ tiến lên phía trước, ghi dấu ấn tại Nhật Bản khiến nhiều người nhớ về những tháng ngày anh là học sinh của huyện Vĩnh Linh liên tiếp đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập.
Tốt nghiệp trung học cơ sở, anh Hoàng trúng tuyển vào Trường THPT Chuyên Quốc học Huế. Sau đó, anh trở thành sinh viên khóa đầu tiên của Khoa Công nghệ thông tin thuộc Chương trình Việt Nhật, Đại học Bách khoa Hà Nội. Trong quá trình này, anh là một trong hai mươi sinh viên có thành tích học tập tốt nhất nên được nhận học bổng để tiếp tục học tại Đại học Ritsumeikan của Nhật Bản. Đạt thành tích học tập xuất sắc, anh tiếp tục nhận được học bổng chính phủ Nhật Bản để theo học và tốt nghiệp thạc sĩ tại xứ Phù Tang.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản nổi tiếng với sự nghiêm khắc và chất lượng cao. Vì vậy, thời gian học tập tại đây giúp anh trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng công nghệ và tư duy sáng tạo, đó là nền tảng vững chắc để sự đam mê về công nghệ thông tin của anh thêm được thăng hoa. Cũng chính thời gian du học ở Nhật Bản đã giúp anh hiểu sâu sắc hơn về văn hóa làm việc và kinh doanh của người Nhật, cũng như sự khác biệt và đặc thù của thị trường tiềm năng Nhật Bản lại rất phù hợp với thế mạnh của anh, đó là phát triển các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin chất lượng cao. Ngoài ra anh còn học được cách nắm bắt nhu cầu, thị hiếu và tiếp cận khách hàng Nhật hiệu quả.
Anh Lê Văn Hoàng, đại diện Kaopiz trao ủng hộ bữa ăn trưa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Điện Biên-Ảnh: NVCC
Hoàn thành khóa học, anh Hoàng bắt đầu trăn trở khởi nghiệp. Tình cờ, thời gian những năm 2011-2012 đang diễn ra làn sóng các doanh nghiệp Nhật Bản dịch chuyển về Việt Nam đầu tư, làm việc. Phát hiện cơ hội đến, dù chưa có nhiều kinh nghiệm và tuổi đời còn trẻ, anh quyết tâm bước ra khỏi vùng an toàn của mình, cùng 5 người bạn thành lập Công ty Cổ phần Kaopiz Holdings, chuyên cung cấp các dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin chất lượng cao, chọn thị trường Nhật Bản để khởi nghiệp, do anh làm CEO. Trước khi mở công ty, 6 thành viên đã từng làm việc với nhau trong một nhóm nên họ càng hiểu nhau hơn để phát huy hết các thế mạnh của mỗi người. Trong nhóm có anh và một người nữa từng là du học sinh Nhật Bản, 4 người còn lại có nhiều năm làm việc ở Nhật Bản nên khá hiểu cơ hội cũng như thách thức của ngành gia công phần mềm cho thị trường này. Anh Lê Văn Hoàng và những người đồng sáng lập công ty xác định rõ thế mạnh lớn nhất của công ty phù hợp với thị trường Nhật Bản nên quyết tâm dồn hết sức lực vào thị trường tiềm năng này.
Văn phòng đầu tiên của Kaopiz khi mới thành lập chỉ rộng chừng 10 m2, vừa đủ bố trí ba chiếc bàn cho 6 người ngồi làm việc. Đơn hàng đầu tiên đến từ một người Nhật có giá trị khoảng 2.000 đô la Mỹ. Lúc đó chưa có nhân viên, các thành viên đồng sáng lập phải tự làm tất cả các công đoạn để giao hàng cho khách đúng thời gian quy định. Có những thời điểm anh em phải thức xuyên đêm gần một tuần liền để kịp hoàn thành tiến độ cho khách hàng. “Mặc dù giá trị đơn hàng chưa lớn nhưng đã giúp chúng tôi tự tin rất nhiều. Tự tin vì từ đây nhóm hoàn toàn có thể làm các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Nhật, cũng như đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản”, anh Hoàng nhớ lại.
Các giải thưởng Kaopiz đạt được: Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2023 do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đánh giá và trao tặng. Giải thưởng Sao Khuê 6 năm liên tiếp từ năm 2019 đến năm 2024. Top 10 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin năm 2022. Top 10 doanh nghiệp A-IoT Việt Nam 2021 (sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật)... |
Nhiều người muốn biết việc khởi nghiệp của 6 bạn có những khó khăn gì thì được anh Hoàng chia sẻ: Mặc dù nhóm đều học công nghệ thông tin của Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng khi cùng nhau thành lập và xây dựng Kaopiz thì đã phân công trách nhiệm, nhiệm vụ của từng người để tránh giẫm chân nhau trong quá trình làm việc. Cả nhóm đều xuất thân là dân kỹ thuật, chưa có nhiều kinh nghiệm về kinh doanh và quản lý công ty nên phải tự học rất nhiều để có thể đáp ứng được sự tăng trưởng của công ty qua từng năm. Bên cạnh đó, việc xây dựng quy trình làm việc một cách chuyên nghiệp cũng là thử thách lớn. May mắn trong quá trình phát triển, công ty luôn nhận được sự đồng hành và chỉ dẫn từ nhiều đối tác, khách hàng, vì thế từng bước vượt qua được những khó khăn, ngày càng hoàn thiện hơn quy trình làm việc. Đến nay sau 10 năm, 6 đồng sáng lập vẫn tiếp tục làm việc với nhau để “con tàu” Kaopiz ngày càng lớn mạnh hơn.
Tạo nguồn lực chất lượng, quy mô
Trong quá trình phát triển, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với thị trường quốc tế, Kaopiz luôn xác định điểm mấu chốt là tạo nguồn lực lớn; chú trọng tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn cao.
Đội ngũ kỹ sư cầu nối “thiện chiến” ở văn phòng đại diện tại Nhật Bản cũng là một trong những thế mạnh mà Kaopiz đang tập trung xây dựng, chiếm trên 10% tổng số nhân viên công ty. Hằng ngày họ đảm bảo kết nối thông tin chính xác giữa khách hàng Nhật Bản với đội ngũ ở Việt Nam. Các kỹ sư cầu nối thường khá trẻ. Qua một thời gian, các bạn trẻ đã đề xuất được những giải pháp công nghệ tiết kiệm chi phí vận hành, được khách hàng dần tin tưởng. Việc này giúp mở rộng quy mô dự án giao cho phía Kaopiz tăng gấp 2 đến 3 lần so với ban đầu. Cùng với đó, Kaopiz không ngừng đổi mới và sáng tạo, liên tục cải tiến quy trình làm việc, áp dụng các công nghệ mới phát triển sản phẩm, dịch vụ.
CEO Lê Văn Hoàng -Ảnh: NVCC
Anh Hoàng kể, gần đây có một khách hàng Nhật Bản có dự án về số hóa các tài liệu như hóa đơn, chứng từ... Lâu nay việc giải quyết “bài toán” về số hóa tài liệu thì đã có một số công ty có giải pháp, tuy nhiên chi phí rất lớn và không phù hợp. Khách hàng này đã tin tưởng đề xuất Kaopiz nghiên cứu đưa ra giải pháp tối ưu hơn. Sau hơn 3 tháng, các kỹ sư Kaopiz đưa ra được giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tối ưu nhất, giải quyết đúng “bài toán” của khách hàng với chi phí hợp lý. Với dự án AI này, Kaopiz đã khẳng định hàm lượng “chất xám” rất lớn, được giữ bản quyền về sở hữu trí tuệ. Mọi người trong công ty cảm thấy rất tự hào khi mình có khả năng làm được nhiều thứ mới, có tính chất đột phá.
“Gia tài” của Kaopiz mười năm qua là đã hoàn thành khoảng 500 dự án cho hơn 140 khách hàng, trong đó hơn 95% khách hàng đến từ thị trường Nhật Bản. Hiện tại, Kaopiz đang có 450 nhân sự làm việc tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tokyo. Tuy nhiên, mục tiêu hướng đến của anh Hoàng là đạt mốc 1.000 nhân sự vào năm 2027; xa hơn có thể phát hành cổ phiếu lần đầu và đưa lên sàn chứng khoán vào năm 2030. Mục tiêu lâu dài của Kaopiz là phấn đấu trở thành công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam, tạo ra được sản phẩm/dịch vụ công nghệ cao, khẳng định trí tuệ, năng lực của người Việt trên thế giới. “Con tàu” Kaopiz đã trở thành 1 hệ sinh thái gồm nhiều công ty con như: Kaopiz Software chuyên làm mảng dịch vụ phần mềm; Kaopiz Solutions chuyên làm về giải pháp và một số công ty làm về dịch vụ, sản phẩm khác... Công ty đang cố gắng mở rộng thị trường ngoài Nhật Bản, trước hết hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương với những nước như Singapore, Úc, Thái Lan, Hàn Quốc...
Nhìn lại hành trình khởi nghiệp, anh Hoàng không quên những bài học mà các thành viên trong công ty đã phải trả bằng nhiều “học phí”. Tuy nhiên điều anh và đội ngũ nhận lại là kinh nghiệm, kiến thức và cách tư duy khi làm việc với khách hàng. Anh em Kaopiz trưởng thành hơn, làm việc tốt hơn qua từng dự án khác. “Chúng tôi luôn hướng tới những cấp độ cao hơn trên chuỗi giá trị gia công xuất khẩu phần mềm, không chỉ viết chương trình mà có thể làm tư vấn, thiết kế cho khách hàng. Hơn thế nữa có thể nghiên cứu, phát triển ra nhiều sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” cho người dùng trên thế giới sử dụng. Khát khao rất lớn của đội ngũ sáng lập cũng như nhân viên công ty là khẳng định trí tuệ Việt, chung tay đưa Việt Nam lên bản đồ công nghệ thế giới”, CEO Lê Văn Hoàng trải lòng.
Tú Linh
QTO - Không có điều kiện được đào tạo chuyên sâu, em Võ Thanh Thảo (sinh năm 2009), trú tại Khu phố 1, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, từng nghĩ mình...
QTO - Đâu đó trong các khu chợ lớn nhỏ trên địa bàn TP. Đông Hà, có những người phụ nữ suốt mười mấy năm qua vẫn mưu sinh bằng nghề buôn bán cá, tôm được...
QTO - Có một thế hệ người Mỹ từng sống với chiến tranh Việt Nam và để lại nhiều ký ức không thể nguôi ngoai. Sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hoá...
QTO - Có một thế hệ người Mỹ từng sống với chiến tranh Việt Nam và mang nặng nhiều ký ức không thể nguôi ngoai. Sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa...
QTO - Chúng tôi đến Hà Giang không vào mùa hoa tam giác mạch để được chìm trong sắc tím hồng giữa bạt ngàn cao nguyên đá; cũng không vào mùa đổ nước vô...
QTO - Trong chiến tranh gian khổ và ác liệt, từ lòng địa đạo Vịnh Mốc (xã Vĩnh Thạch cũ), nay thuộc xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã có 17...
QTO - Từng nhiều lần đối diện với cái chết, anh Lê Văn Tuấn (sinh năm 1985), trú tại Khu phố 3, phường Đông Giang, TP. Đông Hà luôn trân quý từng ngày đang...
QTO - Là gương mặt diễn viên quen thuộc khi xuất hiện trong nhiều sản phẩm trên Youtube, các tiểu phẩm và chương trình truyền hình ăn khách, Nguyễn Hà...
QTO - Ngày 19/5/1959, đúng vào dịp kỷ niệm 69 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở con đường chiến lược để...
QTO - Đối với Nguyễn Như Hải Hòa, giấc mơ không đơn thuần chỉ hiện diện trong những đêm nồng yên ả. Nó chính là thứ mà đã, đang và sẽ không cho phép Hải...
QTO - Mới bước sang tháng 5, nắng nóng khốc liệt đã diễn ra khắp nơi trong tỉnh. Nhu cầu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất của người dân vì thế ngày một...
QTO - Từ Hàn Quốc, một nhóm tình nguyện viên gồm 9 bạn trẻ đã đến Quảng Trị để cắt tóc, làm đẹp cho các phụ huynh, trẻ em khuyết tật. Tuy giản dị nhưng...